Thực trạng quản lý môi trường và ý thức bảo vệ môi trường của các hộ sản xuất

Một phần của tài liệu “ giải pháp kinh tế giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất và chế biến bột dong xã tứ (Trang 46 - 47)

- Sơ đồ Venn: Tiến hành xây dựng bản đồ VENN xác định hiện trạng môi trường của địa phương và xây dựng các kế hoạch, chương trình quản lý chất thải của

4.1.3. Thực trạng quản lý môi trường và ý thức bảo vệ môi trường của các hộ sản xuất

nước thải. Hệ thống kênh mương dẫn nước thải của làng nghề là các cống nước chạy dọc theo các xã lộ, ngay cạnh nhà ở, sau đó đổ vào các con kênh tiêu chính của xã rồi hòa vào sông Từ Hồ – Sài Thị và sông tây Tân Hưng.

Cùng với đó, công nghệ sản xuất bột dong tại xã Tứ Dân hiện nay cũng là một trong những nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm. Trong những năm gần đây tốc độ đầu tư đổi mới công nghệ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm diễn ra khá nhanh ở hầu hết các lĩnh vực và ngành sản xuất, tuy nhiên quá trình đầu tư đổi mới khoa học còn mang tính chắp vá, thiếu sự đồng bộ. Công nghệ sản xuất chủ yếu tập trung đổi mới ở một số quy trình nhằm giảm bớt sức lao động, tạo ra năng suất cao (như máy khuấy trộn, máy rửa củ nghiền củ…), sản xuất liên hoàn, nhưng chưa chú trọng đến yếu tố nhằm giảm tác động đối với môi trường. Mặt khác do hạn chế về mặt bằng cho sản xuất nên công nghệ đầu tư áp dụng còn nhỏ lẻ, mang tính công đoạn. Nhìn chung công nghệ còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình hiện nay.

Với cơ sở hạ tầng như vậy, không đủ điều kiện đảm bảo cho việc bảo vệ môi trường của địa phương, làm cho mức độ ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn.

Mặt khác, một trong những nguyên nhân gián tiếp gây khó khăn cho việc giảm thiểu ô nhiễm là đặc thù của thị trường Việt Nam nói riêng cũng như các nước đang phát triển nói chung, chúng ta chưa có yêu cầu “nghiêm khắc” đối với những sản phẩm ô nhiễm hoặc gây ô nhiễm môi trường. Trong điều kiện kinh tế có nhiều bước tiến mới như nước ta hiện nay cũng nên chú trọng đến vấn đề này.

4.1.3. Thực trạng quản lý môi trường và ý thức bảo vệ môi trường của các hộ sản xuất sản xuất

Chính sách bảo vệ môi trường của xã

Để quản lý tốt các vấn đề môi trường đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ chuyên trách, có kiến thức hiểu biết về đặc điểm của môi trường khu vực, nắm được các quy luật của tự nhiên và kinh tế xã hội, từ đó có thể thấy các mối liên hệ tác động lẫn nhau giữa chúng thì mới có thể giải quyết tốt các vấn đề xung đột môi trường trong quá trình phát triển.

Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ cán bộ môi trường của Dương Liễu nhìn chung còn rất mỏng. Trách nhiệm quản lý trực tiếp về vấn đề môi trường được giao cho bên xã đội với vai trò kiêm nhiệm. Như vậy tinh thần trách nhiệm trong công việc không cao, hơn nữa lại thiếu các kỹ năng chuyên môn, gây nhiều khó khăn cho việc bảo vệ và giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho làng nghề. Hộp 4.1. Ý kiến của cán bộ xã về việc xử lý rác thải trong sản xuất bột:

Trao đổi với chúng tôi, ông Đỗ Đình Trọng, Chủ tịch xã Tứ Dân cho biết: Vừa qua, xã Tứ Dân cũng được chọn làm điểm về xử lý rác thải từ chế biến dong riềng do Trung tâm môi trường nông thôn thuộc Hội nông dân Việt Nam thực hiện nhưng kết quả mang lại không mấy khả quan. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chúng tôi đã vận động bà con địa phương phối hợp với đoàn thanh niên tiến hành nạo vét những tuyến kênh mương bao quanh làng, xã để giảm ứ đọng nguồn nước nhưng đây chỉ là giải pháp mang tính tạm thời.

Ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng

Một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đối với vấn đề ô nhiễm môi trường của các làng nghề hiện nay là ý thức bảo vệ môi trường của toàn thể cộng đồng. Đây cũng là một khó khăn chung của nhiều nơi chứ không riêng gì Tứ Dân.

Trước hết phải kể đến là khó khăn về trình độ của người lao động. Đây là những người trực tiếp tham gia sản xuất và trực tiếp tạo ra lượng thải đối với môi trường. Nếu họ nhận thức được sức chứa của môi trường là có hạn và nhận thấy được hậu quả của việc môi trường bị ô nhiễm thì họ sẽ có ý thức hơn trong việc kiểm soát lượng thải của mình. Song, hiện nay các lao động trực tiếp tham gia sản xuất tại làng nghề đa số mới có trình độ phổ thông, thậm chí hết trung học, họ cũng ít được tham gia các chương trình tuyên truyền về vấn đề sản xuất với môi trường, bởi vậy việc xả thải bừa bãi cũng là điều không tránh khỏi.

Sau đó là ý thức của cộng đồng nói chung, họ là tác nhân mà cũng là nạn nhân của vấn đề ô nhiễm môi trường. Song, dường như việc ô nhiễm môi trường vẫn còn đang ở rất xa cuộc sống của chính họ.

Qua kết quả phỏng vấn trực tiếp và bằng các phiếu điều tra cá nhân tại Tứ Dân vừa qua cho thấy rằng:

Một phần của tài liệu “ giải pháp kinh tế giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất và chế biến bột dong xã tứ (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w