Chương 3. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Ban QLR Phi Liêng được thành lập năm 1996 và có trụ sở tại xã Phi Liêng.
Diện tích rừng và đất rừng đang quản lý nằm trên địa bàn 2 xã là Phi Liêng và Đạ K’Nàng.
- Tọa độ địa lý :
- Từ 12000’54” vĩ độ Bắc đến 11084’75” vĩ độ Nam;
- Từ 108019’65” kinh độ Đông đến 108004’27” kinh độ Tây.
- Vị trí:
+ Phía Đông giáp với huyện Lâm Hà và xã Rô Men;
+ Phía Tây giáp với tỉnh Đắc Nông;
+ Phía Nam giáp với huyện Lâm Hà;
+ Phía Bắc giáp với Ban QLRPH Sêrêpôk.
Diện tích quản lý của đơn vị là: 12.468,6 ha và được phân bố trên 16 tiểu khu.
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Ban QLR Phi Liêng thuộc phía Tây Nam cao Nguyên Lâm Đồng nên có đặc điểm của địa hình cao Nguyên. Là vùng có địa hình đồi núi bị chia cắt mạnh bởi các hệ thống khe suối, địa hình thấp dần từ Tây Nam sang Đông Bắc. Phía Nam có dãy núi cao nhất là núi R nam R’Mây (1448 m) và Hòn Nga (1982 m). Độ cao bình quân từ 700 - 800 m so với mực nước biển. Độ dốc < 300.
- Có độ cao tuyệt đối cao nhất: 1982 m - Có độ cao tuyệt đối thấp nhất: 502 m 3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu
Nhìn chung khí hậu huyện Đam Rông nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Có hai mùa mưa và nắng rõ rệt:
- Muứa mửa từ thỏng 05 đến thỏng 10 trong năm;
- Muứa khụ từ thỏng 11 đến thỏng 04 năm sau.
* Chế độ nhiệt:
- Nhiệt độ bình quân: 210C
- Nhiệt độ bình quân cao nhất là: 320C vào tháng 3 - 4.
- Nhiệt độ bình quân thấp nhất là: 150C vào tháng 12.
Mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mang tính chất của khí hậu nhiệt đới Thái Bình Dương. Gió mùa mùa hè chủ yếu là gió Tây Nam, không khí mang nhiều hơi nước và mưa tập trung nhiều trong thời kỳ này.
* Lượng mưa và độ ẩm không khí:
- Lượng mưa bình quân hàng năm: 2.500 – 2.700 mm. Tập trung cao nhất vào tháng 8 - 9.
- Độ ẩm bình quân hàng năm: 80,5%.
* Chế độ gió:
Hướng gió có 2 hướng chính là: Đông Bắc và Tây Nam.
3.1.1.4. Đặc điểm thủy văn
Trên địa bàn huyện có các nguồn sông suối như sau:
- Sông Đạr Măng bắt nguồn từ đỉnh RơNamR’Mây đổ về sông K’Rông Nô - Suối Đạr Măng bắt nguồn từ đỉnh Hòn Nga chảy qua 3 xã trong huyện và đổ về sông K’Rông Nô.
Sông K’Rông Nô nằm tại ranh giới giữa huyện Đam Rông với tỉnh Đắc Lắc và Đắc Nông. Sông rộng từ 20 – 25 m, lưu lượng lũ 30 m/s, lưu lượng mùa khô 5 – 10 m/s, mực nước cao nhất (đỉnh lũ 7 m, thấp nhất 0,5 m)
Ngoài những sông suôi lớn trên địa bàn huyện còn rất nhiều suối nhỏ trải đều trên toàn huyện.
3.1.1.5. Đặc điểm đất đai
Các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến điều kiện lập địa là: địa hình, đá mẹ và chế độ nước. Thông qua mức độ ảnh hưởng của chúng mà phân chia các nhóm đất đai trong địa phận Ban quản lý như sau:
- Nhóm Feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ Ba zan với thành phần cơ giới thịt nặng, kết cấu viên tơi xốp, sét nhẹ phù hợp cho việc gây trồng cây lâm – nông – công nghiệp.
- Nhóm Feralit nâu xám phát triển trên đá mẹ Granit và tập trung chủ yếu ở vùng dốc có độ cao > 900 m, có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, thích hợp cho Thông ba lá.
- Nhóm Feralit vàng đỏ - vàng nhạt phát triển trên phiến thạch sét, tầng đất mỏng, thành phần cơ giới thịt nhẹ, khả năng giữ nước kém, nghèo dinh dưỡng.
- Nhóm đất phù sa cổ, phù sa sông suối thường phân bố dọc theo sông suối, thung lũng với diện tích nhỏ. Loại đất này phù hợp cho việc trồng cây công nghiệp, lúa nước.
- Nhóm đất dốc tụ ven sông suối màu xám trắng có tỷ lệ đá lẫn, đá nổi ít. Hiện tượng phổ biến là quá trình kết von, đây là nhân tố gây ảnh hưởng đến độ dày tầng đất mặt, vì vậy đất thường nghèo dinh dưỡng, hàm lượng mùn trong đất kém.
3.1.1.6. Tài nguyên rừng thuộc Ban QLR Phi liêng
Căn cứ theo Quyết định số 450/QĐ - UBND ngày 19 tháng 02 năm 2008 của UBND tỉnh Lâm Đồng, Ban QLR Phi Liêng bao gồm 16 tiểu khu: 210b, 211, 212, 213, 214, 214, 215, 216, 217, 218b, 233, 234a, 234b, 235, 237, 238 với tổng diện tích tự nhiên là 12.109 ha.
Sau khi tiến hành rà soát, đối chiếu giữa bản đồ phân định nông lâm và thực địa, Ban đã phát hiện có 416,64 ha rừng trên đất đã phân định cho nông nghiệp. Như vậy tổng diện tích quản lý của ban QLR hiện nay là:12.468,6 ha; trong đó:
* Đất có rừng: 11.176,25 ha, bao gồm:
- Rừng tự nhiên: 10.659,44 ha.
- Rừng trồng: 516,56 ha + Rừng trồng bằng vốn ngân sách tỉnh: 299,77 ha;
+ Rừng trồng theo Dự án 661: 36,25 ha;
+ Rừng trồng liên doanh với công ty Nguyên liệu giấy Tân Mai:
180,79 ha * Đất không có rừng (IA, IB, IC): 350 ha
* Đất lâm nghiệp đang sản xuất nông nghiệp: 887,17 ha
* Đất khác: 55,18 ha 3.1.2. Đặc điểm dân sinh, kinh tế xã hội
3.1.2.1. Dân số và phân bố dân cư
Thuộc phạm vi khu vực Ban quản lý tiếp giáp trực tiếp với 2 xã Phi Liêng và Đạ’Knàng có 2.015 hộ với tổng nhân khẩu là 8.757 người (nam: 4.552 người; nữ:
4.205 người). Trong đó, có 3.109 lao động chính (tuổi từ 15-34 tuổi). Dân tộc chính gốc chủ yếu là người K’ho, Cil, Châu Mạ. Trong quá trình phát triển và chuyển dịch dân số thành phần các dân tộc có cơ cấu như sau:
Dân tộc K’ho có 1.190 nhân khẩu khẩu chiếm 13,6 % Dân tộc Cil có 1.212 nhân khẩu chiếm 13,8 %
Dân tộc Châu mạ 1.578 nhân khẩu chiếm 18 % Dân tộc kinh 3.359 nhân khẩu chiếm 38,4 % Dân tộc khác 1.418 nhân khẩu chiếm 16,2 % 3.1.2.2. Tình hình sản xuất
Nghề nghiệp chính của người dân trong khu vực nói chung chủ yếu là canh tác nông nghiệp, trồng cây công nghiệp (cà phê, dâu tằm, cà ri), chăn nuôi và nghề rừng.
Tuy nhiên, do quỹ đất nông nghiệp hạn chế, với tập quán sản xuất còn lạc hậu, ít vốn đầu tư nên năng suất thấp, số hộ đói nghèo còn khá cao.
Trong thời gian trước đây, lối canh tác du canh du cư rất phổ biến. Nhưng trong những năm trở lại đây, được sự quan tâm và hỗ trợ của nhà nước nên việc thực hiện chủ trương định canh, định cư, phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc đã và đang được nhân dân địa phương thực hiện và chấp hành tốt. Đời sống kinh tế và xã hội trên địa bàn huyện dần được nâng cao.
3.1.2.3. Tình hình giao thông
Có 1 trục lộ chính là Quốc lộ 27 và một số đường liên thôn, liên xã được đầu tư theo chương trình 135 của Chính phủ, song vẫn còn nhiều đường là đường be cũ và đường do dân tự mở, rất khó khăn cho việc đi lại trong mùa mưa.
3.1.2.4. Văn hóa, giáo dục, y tế
Giáo dục – y tế - văn hóa của khu vực nghiên cứu cũng đang được đầu tư phát triển nhằm góp phần nâng cao mặt bằng dân trí ở các khu vực vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên, trong cộng đồng dân tộc, về mặt văn hóa phát triển chưa cao, tỷ lệ mù chữ còn lớn, trình độ dân trí còn thấp, chủ yếu mới phổ cập ở cấp I. Bên cạnh đó, đời sống văn hóa xã hội ngày nay đã có nhiều khởi sắc, cơ sở hạ tầng trên địa bàn cũng tương đối đầy đủ như: điện thắp sáng, trạm y tế, trường học,…