Chương 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
5.2. Tương quan của một số nhân tố sinh trưởng với tuổi và giữa các nhân tố sinh trưởng của rừng thông ba lá tại khu vực nghiên cứu
5.2.1. Tương quan chiều cao với tuổi (Hvn /A).
Nhân tố chiều cao (Hvn) là một chỉ tiêu rất quan trọng, nó không những dùng để đánh giá sự thích nghi và khả năng sinh trưởng của rừng trên một dạng lập địa cụ thể mà còn là nhân tố cấu thành nên thể tích thân cây. Vì vậy, việc nghiên cứu sinh trưởng về chiều cao (Hvn) và tuổi thông qua mối tương quan cũng là cơ sở để đánh giá sức sản xuất của rừng trên các dạng lập địa khác nhau hoặc trên cùng lập địa nhưng tuổi khác nhau.
Sinh trưởng về chiều cao của cây rừng, ngoài yếu tố về điều kiện lập địa còn phụ thuộc rất nhiều vào đặc tính sinh học của từng loài, cũng như biện pháp tác động của con người trong quá trình kinh doanh.
Mục đích của việc nghiên cứu sinh truởng chiều cao cây rừng nhằm giúp người làm công tác lâm nghiệp có được những tác động hợp lý, đưa rừng đạt tới khả năng sinh trưởng tốt nhất, rút ngắn được chu kỳ kinh doanh và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Để thiết lập mối tương quan giữa chiều cao (Hvn) với tuổi (A) của loài thông ba lá tại khu vực nghiên cứu, những số liệu xác định được từ các cây giải tích được tổng hợp, tính toán theo từng tuổi và lấy giá trị trung bình, đây chính là những cặp giá trị (Hvn/A) dùng để thiết lập các hàm sinh trưởng.
Từ đây, khóa luận tiến hành lựa chọn và thử nghiệm một số dạng phương trình toán học để biểu diễn tốt nhất cho mối quan hệ này, dựa trên các tiêu chí thống kê như đã đề cập. Việc tính toán được thực hiện trên phần mềm Excel, qua thử nghiệm một số dạng phương trình nhận thấy dạng hàm bội: y = a.xb hay logy = loga + blogx tỏ ra thích hợp nhất để mô tả cho mối tương quan (Hvn/A) ở loài thông ba lá trồng tại khu vực nghiên cứu, vì nó tương đối bám sát các giá trị thực nghiệm và có các chỉ tiêu thống kê phù hợp. Sau đây là kết quả tính toán cụ thể:
Hvn = 0,91305 *A0,99531
Hay log(Hvn) = - 0,03951 + 0,99531. logA Với r = 0,99
0,0 5,0 10,0 15,0 20,0 25,0
2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23
Hvntn Hvnlt
A (tuổi) Hvn (m)
Hình 5.3. Đường biểu diễn tương quan (Hvn /A ) loài thông ba lá trồng tại Ban QLR Phi Liêng, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng.
* Nhận xét:
Từ kết quả tính toán được và qua đường biểu diễn ở hình 5.3 cho thấy, có sự tươg quan chặt chẽ (r = 0,99) giữa chiều cao (Hvn) và tuổi (A) của loài thông ba lá trồng tại khu vực nghiên cứu. Đường biểu diễn có mối quan hệ thuận, chiều cao tăng theo tuổi. Điều này cũng phù hợp với đặc tính sinh học của loài cây cho đến thời điểm hiện tại.
Chênh lệch giữa chiều cao thực nghiệm và lý thuyết rất nhỏ. Từ mô hình lý thuyết Hvn/A xây dựng được cho thấy chiều cao rừng thông ba lá tại khu vực nghiên cứu tăng đều đặn theo thời gian. Tuy nhiên, khi có điều kiện nghiên cứu ở những tuổi lớn hơn cần phải xác định lại phương trình tương quan cho phù hợp.
5.2.2. Tương quan đường kính với tuổi(D1,3 /A)
Nghiên cứu sinh trưởng về đường kính (D1.3) cũng có ý nghĩa không kém phần quan trọng so với chỉ tiêu chiều cao. Nếu như dựa vào chỉ tiêu chiều cao, người ta có thể đánh giá mức độ thích nghi của loài với điều kiện môi trường, với điều kiện lập địa thì chỉ tiêu đường kính (D1.3) có liên quan đến chất lượng và khối lượng gỗ, giúp các nhà khoa học lâm nghiệp định lượng cụ thể về khối lượng, phẩm chất của gỗ và là cơ sở cho việc tỉa thưa, chăm sóc, điều tiết mật độ một cách phù hợp và hiệu quả.
Để nghiên cứu vấn đề này, khóa luận sử dụng số liệu về đường kính (D1.3) của các cây giải tích. Thử nghiệm một vài dạng phương trình như đã đề cập, so sánh và lựa chọn dạng phương trình tốt nhất mô phỏng cho quan hệ đó.
Qua so sánh các phương trình nhận thấy rằng, các dạng hàm thử nghiệm đều có hệ số tương quan cao. Tuy nhiên, số liệu (D1.3) lý thuyết theo tuổi diễn biến có khác nhau, kết hợp với đặc tính sinh học của loài thông ba lá tại khu vực nghiên cứu, các giá trị (D1.3 ) ngoại suy cho các cỡ tuổi sau, nhận thấy rằng dạng phương trình bậc hai:
y = a + bx + cx2 tỏra thích hợp nhất, vì nó tương đối bám sát các giá trị thực nghiệm và có các chỉ tiêu thống kê phù hợp. Kết quả tính toán cụ thể:
Y = - 2,64117 + 1,66716.A – 0,02413.A2
Với r = 0,99; SY-X = 0,22; Ftính = 10331,2 >F0,05
0,0 5,0 10,0 15,0 20,0 25,0
2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23
D1,3tn D1,3lt
A (tuổi) D1,3 (cm)
Hình 5.4. Đường biểu diễn tương quan (D1,3/A) loài thông ba lá trồng tại Ban QLR Phi Liêng, huyện Đam ông , tỉnh Lâm Đồng.
* Nhận xét:
Qua kết quả tính toán các chỉ tiêu thống kê và đường biểu diễn ở hình 5.4 cho thấy, phương trình được thiết lập có hệ số tương quan chặt chẽ ( r = 0,99); sai số phương trình tương đối nhỏ Sy –x = 0,22.
Theo dõi diễn biến trên đồ thị cho thấy đường biểu diễn quá trình sinh trưởng về đường kính cây thông ba lá tại khu vực nghiên cứu tăng đều theo tuổi, đường kính tăng chậm và ít có sự phân hóa. Đường biểu diển đường kính D1,3 lý thuyết có xu hướng tăng chậm dần cho tới tuổi lớn nhất hiện có, thể hiện tính phù hợp với đặc tính sinh học của loài thông ba lá. Thông qua tương quan đường kính D1,3 theo tuổi, chúng ta có cơ sở để suy đoán sự phát triển về đường kính ở các giai đoạn sau, theo dõi diễn biến tài nguyên, lập kế hoạch khai thác, làm cơ sở định hướng cho điều chế rừng và kinh doanh rừng hiệu quả.
5.2.3. Quy luật tương quan giữa chiều cao và đường kính (Hvn/D1,3)
Trong quá trình sinh truởng, phát triển và tồn tại của cây rừng; giữa các bộ phận của cây với nhau hay giữa chúng với điều kiện ngoại cảnh luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau và song song cùng tồn tại tất yếu. Đã có rất nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu lâm nghiệp đặc biệt quan tâm và cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu đã được áp dụng trong thực tiễn sản xuất.
Trong các chỉ tiêu đánh giá quá trình sinh trưởng của cây rừng thì chiều cao (Hvn) và đường kính (D1.3) có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Để đánh giá quá trình
sinh truởng và phát triển về chiều cao của loài thông ba lá trồng tại khu vực nghiên cứu, khóa luận tiến hành xác lập mối tương quan giữa chiều cao với đường kính, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp tác động phù hợp.
Qua kết quả tính toán và so sánh, đề tài nhận thấy dạng hàm bội: y = a.xb hay logy = loga + b.logx tỏ ra thích hợp nhất để mô tả cho mối tương quan (Hvn/D1,3) ở loài thông ba lá trồng tại khu vực nghiên cứu, vì nó tương đối bám sát các giá trị thực nghiệm và có các chỉ tiêu thống kê phù hợp. Sau đây là kết quả tính toán cụ thể:
Hvn = 1,3064 *A0,82947
Hay log(Hvn) = 0,116076 + 0,82947. logA
Với r = 0,99; SY –X = 0,0255; Ftính = 2824,65 > F0,05
0,0 5,0 10,0 15,0 20,0 25,0
1,2 3,6 6,3 9,2 11,9
14,3 16,0
18,0 19,6
21,1 22,7
Hvntn Hvnlt
D1,3 (cm) Hvn (m)
Hình 5.5. Tương quan giữa chiều cao và đường kính (Hvn/D1,3) của loài thông ba lá trồng tại khu vực nghiên cứu
* Nhận xét:
Từ kết quả nghiên cứu về mối tương quan giữa đường kính (D1,3) và chiều cao (Hvn) được thể hiện bởi đường cong biểu diễn tương quan ở hình 5.5 ở trên cho thấy, chiều cao và đường kính của loài thông ba lá có mối tương quan khá chặt chẽ với nhau (r = 0,99). Theo xu hướng của đường cong thì sinh trưởng về đường kính và chiều cao sẽ tăng thuận với nhau ở những năm tiếp theo. Dựa vào kết quả của phương trình tương quan trên có thể xác định tương đối chính xác về chiều cao Hvn của cây thông ba
lá tại khu vực nghiên cứu thông qua việc xác định đường kính D1,3 của nó với độ chính xác cho phép.