4.1. Nội dung nghiên cứu
Khóa luận đã đi vào giải quyết những nội dung nghiên cứu sau:
- Quy luật phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn);
- Quy luật phân bố số cây theo cấp đường kính ( N/D1.3);
- Tương quan giữa chiều cao với tuổi ( Hvn/A);
- Tương quan giữa đường kính với tuổi ( D1.3/A);
- Tương quan giữa chiều cao ( Hvn) và đường kính ( D1.3);
- Quá trình phát triển thể tích của loài thông ba lá trồng tại khu vực nghiên cứu.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
Căn cứ vào những mục tiêu và nội dung đã được đặt ra, phương pháp điều tra thu thập số liệu được sử dụng là phương pháp điều tra mẫu. Ô tiêu chuẩn có dạng hình chữ nhật, với diện tích ô là 500 m2 ( 25 x 20 m ). Các ô tiêu chuẩn được chọn lập phải đại diện cho tình hình sinh truởng của rừng thông ba lá trồng tại khu vực nghiên cứu.
* Các nội dung cần tiến hành điều tra bao gồm:
- Khảo sát sơ bộ đối tượng nghiên cứu (diện tích rừng thông ba lá trồng tại khu vực nghiên cứu), thu thập các tài liệu, thông tin có liên quan đến đề tài.
- Mô tả tình hình chung vị trí ô mẫu, điều kiện đất đai, điều kiện thủy văn, tuổi và nguồn gốc của lâm phần, mật độ trồng ban đầu và hiện tại, biện pháp kỹ thuật đã được áp dụng, … và nhận xét chung về tình hình sinh trưởng, phát triển của rừng.
- Chọn – lập ô tiêu chuẩn ở mỗi tuổi (Lập 03 ô tiêu chuẩn ở mỗi tuổi) với diện tích là 500 m2 ( 25 x 20 m).
- Ở mỗi ô tiêu chuẩn, tiến hành đo đếm và xác định các nhân tố như:
+ Chu vi tại tầm cao 1,3 m của tất cả các cây trong ô tiêu chuẩn bằng thước dây với độ chính xác là 0,1 cm, sau đó suy ra đường kính D1,3.
+ Chiều cao vút ngọn ( Hvn ) bằng sào đo cao với sai số cho phép là 0,5 m và có thông qua cây giải tích để điều chỉnh lại sai số.
- Đề tài đã lựa chọn 3 cây tiêu chuẩn ở năm trồng lớn nhất (1986) để tiến hành giải tích thân cây. Cây được chọn để giải tích phải là những cây sinh truởng và phát triển bình thường, không gãy ngọn, không sâu bệnh, thân thẳng. Đặc biệt các cây này phải có kích thước tương đương với kích thước của cây bình quân lâm phần.
Các cây tiêu chuẩn sau khi chặt hạ được tiến hành đếm chính xác số vòng năm tại gốc chặt để xác định lại tuổi cây.
Tiến hành đo chiều cao men thân (Hmt), chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dưới cành ( Hdc ), D1.3, D3.3, … bằng thước mét dây. Tiến hành cưa thớt giải tích tại vị trí 1,3 m và các thớt giải tích ở những vị trí cách đều nhau: 0 m; 01 m; 02 m; 03 m; …
- Đếm chính xác số vòng năm tại mỗi thớt giải tích nhằm xác định sự giảm vòng năm và vị trí kết thúc của chúng, qua đó có được trực tiếp chiều cao của cây ở các tuổi bên trong.
- Tại thớt giải tích 1,3 m, tiến hành xác định chính xác số vòng năm. Sau đó đo đường kính từng vòng năm theo hai hướng vuông góc nhau và lấy giá trị trung bình, vòng ngoài cùng (tuổi hiện tại) được đo với đường kính có vỏ và không vỏ.
4.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Ápdụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý và tính toán các nội dung nghiên cứu trong khóa luận này dựa trên phần mềm Excel.
* Để tính toán quy luật phân bố số cây theo tổ, sau khi loại bỏ sai số thô, các nhân tố điều tra được sắp xếp theo tổ, sử dụng công thức tham khảo của Brooks và Caruther để tập hợp số liệu theo hình thức chia tổ.
- Số tổ: m = 3,3.Log(n) + 1; hoặc m = 5.log(n) - Cự ly tổ: K X max X min
m
= −
Với: n là số cây đo đếm cho mỗi cỡ tuổi (dung lượng mẫu) m là số tổ quan sát (số tổ được chia)
k là cự ly tổ
Xmax là trị số quan sát lớn nhất.
Xmin là trị số quan sát nhỏ nhất.
- Tần suất được xác định bằng công thức:
1
.
% .1 0 0
m
fi
N = ∑n
(Với fi là tần số xuất hiện ở mỗi tổ.)
Đồng thời tiến hành tính toán các đặc trưng thống kê khác như: Trung bình mẫu (xtb), phương sai (S2), độ lệch tiêu chuẩn, hệ số biến động (Cv%), sai tiêu chuẩn trung bình mẫu (Sx), biên độ biến động (R), độ lệch chuẩn (Sk), độ nhọn (Ex), bằng thống kê toán học (sử dụng thống kê mô tả “Descriptive Statistics” trong phần mềm Excel) trên máy vi tính.
* Để xác định mối tương quan giữa các chỉ tiêu sinh trưởng với tuổi và giữa các chỉ tiêu sinh trưởng với nhau, khóa luận đã tiến hành lựa chọn những phương trình hồi quy để biểu diễn cho các mối tương quan này.
Phương pháp chung để thiết lập một phương trình tương quan là:
- Xác định các dạng phương trình toán học phù hợp;
- Tính các tham số của phương trình bằng phương pháp hồi quy;
- Đánh giá mức độ phù hợp của các phương trình bằng các tham số;
- So sánh và chọn ra phương trình phù hợp nhất
Tiêu chuẩn chung để lựa chọn một hàm sinh trưởng tối ưu là:
- Đường biểu diễn lý thuyết gần sát nhất với đường thực nghiệm;
- Có hệ số tương quan (r) hay hệ số xác định (R2) là lớn nhất;
- Sai số phương trình( chênh lệch giữa giá trị lý thuyết và giá trị thực nghiệm) là nhỏ nhất
* Phương pháp tính toán thể tích thân cây
Thể tích thân cây đứng được tính theo công thức: V = л/4. D21.3. Hvn. f1.3
Với: - D1.3 là đường kính thân cây tại tầm cao 1,3 m.
- Hvn là chiều cao vút ngọn
- f1.3 là hình số thân cây tại vị trí 1,3 m được tính trực tiếp trên cây giải tích (cây ngả) và được tính theo công thức:
2 2
1
1,3 2 2
1,3 1,3
. / .
4
. .
4
n
n c
t
d n h d
V n
f V d h d
π
= = π∑ = ∑
Với : - n là số đoạn cây giải tích.
- dn là đường kính cây tại các vị trí n đoạn.
Chương 5