Quy luật phân bố của một số nhân tố sinh trưởng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUY LUẬT SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG THÔNG BA LÁ (Pinus kesiya Royle ex Gordon) TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHI LIÊNG HUYỆN ĐAM RÔNG, TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 35 - 39)

Chương 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

5.1. Quy luật phân bố của một số nhân tố sinh trưởng

Chiều cao là một trong những nhân tố hết sức quan trọng trong nghiên cứu cấu trúc rừng. Chiều cao được sử dụng để đánh giá mức độ phù hợp của một loài cây trên một dạng lập địa cụ thể, có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá khả năng sản xuất gỗ và là yếu tố tham gia vào việc tính thể tích cây và trữ lượng rừng.

Thông qua việc nghiên cứu quy luật phân bố số cây theo cấp chiều cao, chúng ta có cơ sở để đánh giá hiện trạng sinh trưởng và phát triển của rừng cũng như góp phần đưa ra hướng kinh doanh rừng cùng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cụ thể, hướng tới mục tiêu kinh doanh đã đề ra.

Để thực hiện tốt nội dung này, khóa luận đã tiến hành phân chia số cây theo cấp chiều cao dựa trên công thức thực nghiệm của Brooks và Caruther, cự ly mỗi cấp là 1 m, tính tần suất và các đặc trưng mẫu cần thiết, mô tả quy luật phân bố bằng biểu đồ.

Việc chia tổ, tính tần suất được thực hiện bằng phần mềm Excel. Trên cơ sở đó, nhận xét và đề nghị một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp. Kết quả tính toán cụ thể được trình bày ở bảng 5.1 và hình 5.1 dưới đây:

Bảng 5.1. Thống kê các đặc trưng mẫu (phân bố N/Hvn).

Năm trồng

Đặc trưng mẫu 1986 1991 1996 2001

Chiều cao bình quân (HVN ) 19,1 16,3 12,7 8,9

Sai tiêu chuẩn mẫu(Sx) 0,18 0,23 0,15 0,14

Độ lệch tiêu chuẩn (S) 1,73 2,58 2,05 2,3

Phương sai mẫu (S2) 3 6,68 4,22 5,28

Độ nhọn phân bố (Ex) 0,33 0,61 - 0,11 - 0,18

Độ lệch phân bố (Sk) - 0,23 0,07 -0,12 0,13

Biên độ biến động (R) 9 12 12 12

Hệ số biến động (Cv%) 0,35 0,45 0,31 0,28

0 5 10 15 20 25

14,5 15,5 16,5 17,5 18,5 19,5 20,5 21,5 22,5

0 2 4 6 8 10 12 14 16

11,5 12,5 13,5 14,5 15,5 16,5 17,5 18,5 19,5 20,5 21,5 22,5

Năm trồng 1986 (23 tuổi) Năm trồng 1991 (18 tuổi)

0 5 10 15 20 25

6,5 7,5 8,5 9,5 10,5 11,5 12,5 13,5 14,5 15,5 16,5 17,5

0 5 10 15 20

3,5 4,5 5,5 6,5 7,5 8,5 9,5 10,5 11,5 12,5 13,5 14,5

Năm trồng 1996 (13 tuổi) Năm trồng 2001 (8 tuổi)

Hình 5.1. Biểu đồ phân bố % số cây theo chiều cao (N/Hvn) rừng thông ba lá trồng tại khu vực nghiên cứu.

* Nhận xét:

Qua đường biểu diễn phân bố số cây theo cấp chiều cao (hình 5.1), bảng 5.1 và phụ lục 2 ta thấy:

Năm 1986, phân bố số cây theo chiều cao là đường có dạng hình chuông úp và hơi lệch về phía trái, số cây tập trung nhiều nhất ở các cỡ chiều cao là từ 17,5 -19,5 m, chiều cao trung bình là 19,1 m; biên độ biến động R = 9 m và hệ số biến động về chiều cao là Cv = 0,35 %.

Năm 1991, phân bố số cây theo chiều cao là đường gấp khúc có dạng một đỉnh, lệch trái, số cây tập trung nhiều nhất ở các cỡ chiều cao từ 13,5 -17,5 m, chiều cao trung bình là 16,3 m; biên độ biến động R = 12 m và hệ số biến động Cv = 0,45 %.

Năm 1996, phân bố số cây theo chiều cao là đường gấp khúc và có dạng hai đỉnh, số cây tập trung nhiều nhất ở các cỡ chiều cao là 10,5 m và 13,5 m; biên độ biến động R = 12,7 m và hệ số biến động Cv = 0,31%.

Năm 2001, phân bố số cây theo chiều cao có dạng hình chuông úp và hơi lệch về phía bên phải, số cây tập trung nhiều nhất ở cỡ chiều cao từ 7,5 -9,5 m, chiều cao trung bình là 8,9 m; ở năm 2001 này có biên độ biến động R =12 m và hệ số biến động Cv = 0,28 %.

5.1.2 Quy luật phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1.3)

Nhân tố đường kính là một nhân tốđịnh lượng được đánh giá là rất quan trọng trong nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng. Trong đó, phân bố số cây theo cấp đường kính (D1.3) là một trong những nội dung quan trọng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu.

Phân bố số cây theo cấp đường kính chỉ ra cơ sở và quy luật cấu trúc trung tâm của những chỉ tiêu điều tra rừng phù hợp với tất cả các kiểu rừng. Nó là cơ sở chính cho việc đánh giá hiện trạng cũng như sức khỏe của rừng, góp phần đưa ra các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như chăm sóc, nuôi dưỡng, kinh doanh và đặc biệt là khai thác, điều khiển rừng đáp ứng mục tiêu ngày càng nâng cao năng suất và chất lượng rừng.

Để nghiên cứu phân bố số cây theo cấp đường kính D1.3, đề tài đã áp dụng công thức thực nghiệm của Brooks và Caruther để chia tổ, ghép nhóm những cây trong ô tiêu chuẩn đã điều tra vào những cấp kính và có số lớp nhất định để tránh sự che lấp số liệu, khó nhận thấy các quy luật hoặc số cấp quá nhiều gây khó khăn trong xử lý và tính toán số liệu. Tiến hành tính tần suất vá các đặc trưng mẫu, minh họa chúng bằng biểu đồ. Kết quả tính toán được trình bày ở bảng 5.2 và hình 5.2 đưới đây:

Bảng 5.2. Thống kê đặc trưng mẫu (phân bố N/D1,3).

Năm trồng Đặc trưng mẫu

1986 1991 1996 2001

Đường kính bình quân (H) 23,4 19,8 14,6 8,5

Sai tiêu chuẩn TB mẫu (Sx) 0,53 0,29 0,27 0,15

Độ lệch tiêu chuẩn (S) 5,13 3,33 3,36 2,31

Phương sai mẫu (S2) 26,3 11,12 13,14 5,34

Độ nhọn phân bố (Ex) - 0,5 - 0,3 - 0,55 1,4

Độ lệch phân bố (Sk) 0,19 0,33 - 0,23 1,23

Biên độ biến động (R) 20,4 15,6 16,6 10,2

Hệ số biến động (Cv%) 1,05 0,68 0,54 0,29

0 5 10 15 20 25 30

15,5 18,5 21,5 24,5 27,5 30,5 33,5

0 5 10 15 20 25 30 35

14,5 16,5 18,5 20,5 22,5 24,5 26,5 28,5

Năm trồng 1986 (23 tuổi) Năm trồng 1991 (18 tuổi)

0 5 10 15 20 25 30

6,5 8,5 10,5 12,5 14,5 16,5 18,5 20,5 22,5 0

5 10 15 20 25 30

5,5 6,5 7,5 8,5 9,5 10,5 11,5 12,5 13,5 14,5 15,5

Hvn N%

Hvn N%

Hvn N%

Hvn N%

Năm trồng 1996 (13 tuổi) Năm trồng 2001 (8 tuổi)

Hình 5.2. Biểu đồ phân bố % số cây theo cấp đường kính (N/D1,3) rừng thông ba lá trồng tại khu vực nghiên cứu.

* Nhận xét:

Qua biểu đồ phân bố % số cây theo cấp đường kính ở hình 5.2, bảng 5.2 và phụ lục 2 cho thấy: đường biểu diễn phân bố số cây theo cấp đường kính N/D1.3 của rừng thông ba lá trồng tại khu vực nghiên cứu có dạng một đỉnh, lệch trái (ở các năm 1986, 1991 và 2001) hoặc lệch phải (năm 1996).

Nhìn chung, quy luật phân bố N/D1,3 của rừng thông ba lá trồng tại khu vực nghiên cứu không tuân theo một quy luật nhất định nào mà chỉ mang tính chất ngẫu nhiên. Quy luật này bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: tuổi rừng, tình hình chăm sóc, biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động, mật độ ban đầu, điều kiện địa hình, thổ nhưỡng, …

Đường kính bình quân lâm phần tăng dần theo tuổi. Hệ số biến động về đường kính cao hơn so với biến động về chiều cao, biến động lớn hơn ở các rừng tuổi lớn và biến động thấp hơn ở các rừng tuổi nhỏ hơn, dao động trong khoảng từ 0,29 (tuổi 8) đến 1,05 (tuổi 23). Chứng tỏ rừng thông ba lá tại khu vực nghiên cứu vẫn đang trong giai đoạn sinh trưởng mạnh, có sự cạnh tranh về không gian sinh trưởng, bị ảnh hưởng bởi mật độ trồng ban đầu và mật độ hiện còn, các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng,…

Từ kết quả phân bố số cây theo chiều cao và đường kính ở trên cho thấy, cần thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp dựa trên tình hình sinh trưởng và sức khỏe của rừng, tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, định hướng rừng phát triển theo hướng tích cực.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUY LUẬT SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG THÔNG BA LÁ (Pinus kesiya Royle ex Gordon) TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHI LIÊNG HUYỆN ĐAM RÔNG, TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)