Kết quả nghiên cứu sử dụng phân bón lá

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật thâm canh giống bưởi phục hòa, cao bằng (Trang 74 - 78)

Bón phân qua lá có hiệu quả cao, hơn nữa khi bón phân qua lá ta có thể giảm bớt lượng phân bón hóa học vào đất và như vậy có thể làm giảm bớt tác động bất lợi của phân bón hóa học vào đất đến môi trường đất như làm đất chua nhanh, mất kết cấu v.v... Phun phân bón lá có tác dụng nhanh và cây sử dụng được dinh dưỡng hiệu quả hơn bón vào đất. Đối với đạm và kali, khi phun qua lá cây sử dụng được 80-90%, đối với lân là 30-35% trong khi đó nếu bón qua đất thì lượng dinh dưỡng cây sử dụng ít hơ n nhiều do bốc hơi, xói mòn, rửa trôi, bị cố định trong đất, đạm và ka li vào khoảng 40-50% và lân chỉ vào khoảng 10-15%. Các chất vi lượng như kẽm (Zn), bo (B), đồng (Cu)… khi được cung cấp cho cây qua lá cũng có hiệu quả hơn khi bón vào đất.

3.3.1.1. Kết qủa nghiên cứu của phân bón lá đến đặc điểm ra hoa, tỷ lệ đậu quả tự nhiên và tăng trưởng đường kính quả của cây

* Ảnh hưởng của phân bón lá đến tình hình ra hoa của cây

Kết quả nghiên cứu qua bảng 3.15, ta thấy thời gian hoa nở và ngày kết thúc hoa tập trung, do vậy tạo điều kiện để cây thụ phấn tập trung. Các cây trong thí nghiệm nở hoa tập trung vào tháng 2, cùng đó từ lúc hoa nở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đến ngày kết thúc hoa tập trung trong khoảng 1 tháng. Số lượng chùm hoa trên cành và số lượng hoa trên chùm của các công thức thí nghiệm sự trênh lệch không đáng kể. Số chùm hoa trên cành công thức 1 nhiều hơn so với đối chứng 5,3 chùm, công thức 2 số chùm hoa trên cành nhiều hơn đối chứng 4,7 chùm có sự khác nhau rõ rệt ở mức độ tin cậy 95%, số hoa trên chùm trung bình 8 hoa, các công thức thí nghiệm không có sự sai khác ở mức độ tin cậy 95%.

Bảng 3.15. Ảnh hƣởng sử dụng phân bón lá đến tình hình ra hoa của cây bƣởi Phục Hòa

Công thức Ngày bắt đầu ra hoa Ngày kết thúc Thời gian ra hoa (ngày) Số chùm hoa/cành Số hoa/chùm 1 21/2 20/3 29 23,7 8,3 2 22/2 20/3 28 23,1 8,1 3 22/2 21/3 29 18,4 7,7 LSD05 2,29 0,55 Cv (%) 4,6 3,1

* Ảnh hưởng của phân bón lá đến tỷ lệ đậu quả tự nhiên.

Bảng 3.16. Ảnh hƣởng sử dụng phân bón lá đến tỷ lệ đậu quả tự nhiên của bƣởi Phục Hòa

Đơn vị: %

Công thức

Ngày sau tắt hoa

Sau 0 ngày Sau 10 ngày Sau 20 ngày Sau 30 ngày Sau 40 ngày

1 27,71 17,67 9,13 4,29 3,16

2 27,19 17,56 9,26 4,37 3,25

3 21,07 10,95 6,25 2,99 1,71

LSD05 4,62 3,05 1,91 1,00 0,55

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo kết quả thì trong các công thức thí nghiệm thì việc sử dụng phân bón lá theo quy trình thì tỷ lệ đậu quả ở các ngưỡng thời gian khác nhau bảng 3.16: Khả năng đậu quả của cây ở các ngưỡng thời gian khác nhau cũng khác nhau rõ rệt. Khi hoa tàn, tỷ lệ đậu quả của các công thức đạt khá cao các công thức cao hơn đối chứng lần lượt là công thức 1: 6,72 % và công thức 2 là 6,61 %. Tuy nhiên sau những ngày tiếp theo tỷ lệ đậu quả giảm một cách đáng kể đến 40 ngày sau tắt hoa thì tỷ lệ đậu quả công thức 1 là 3,16%, công thức 2 là 3,25%, đối chứng 1.71%. Các công thức khác nhau so với đối chứng thì tỷ lệ đậu quả khác nhau rõ rệt ở mức độ tin cậy 95%.

* Ảnh hưởng của phân bón lá đến sự tăng trưởng đường kính quả

Bảng 3.17. Ảnh hƣởng sử dụng phân bón lá đến sự tăng trƣởng đƣờng kính quả của bƣởi Phục Hoà

Đơn vị : cm

Công thức Sau 30 ngày Sau 45 ngày Sau 60 ngày Sau 75 ngày Sau 90 ngày

1 2,34 4,46 6,88 9,83 11,38

2 2,39 4,58 6,66 9,66 11,09

3 2,29 4,22 6,64 9,53 10,63

LSD05 0,13 0,49 0,53 0,11 0,30

Cv (%) 2,6 5,0 3,5 0,5 1,2

Tăng trưởng đường kính quả theo các thời kỳ khác nhau có sự trên lệch không đáng kể, theo thí nghiệm thì tăng trưởng đường kính quả của các công thức từ 30- 75 ngày tương đối đồng đều từ sau 75 ngày thì tỷ lệ có sự chênh lệch vì trong khoảng thời gian này nhiệt độ cao và có mưa bước vào mùa Hè nên biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn tạo điều kiện cho cây tích luỹ vật chất khô. Công thức 1 và công thức 2 sau 90 ngày thì tăng trưởng so với đối chứng lần lượt là: 0,75 cm và 0,46 cm. Các công thức khác nhau có sự sai khác so với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.3.1.2. Kết qủa nghiên cứu của phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và tình hình sâu hại

* Ảnh hưởng của phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây

Kết quả bảng 3.18, Khối lượng trung bình quả qua các công thức không có sự sai khác ở mức độ tin cậy 95%. Số quả thu hoạch các công thức có sự sai khác lớn công thức 1 và công thức 2 nhiều hơn so với đối chứng lần lượt là 32,3 và 20,3 quả, có sự sai khác rõ rệt ở các công thức thí nghiệm ở mức độ tin cậy 95% (LSD05= 16,9). Do vậy dẫn tới năng suất của các công thức thí nhiệm có sự khác nhau: năng suất công thức 1 và công thức 2 so với đối chứng tăng lần lượt là 35,4 và 20,7 kg, các công thức có sự sai khác rõ rệt ở mức độ tin cậy 95% (LSD05= 17,9).

Bảng 3.18. Ảnh hƣởng của phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất bƣởi Phục Hòa

C.Tiêu C.Thức

Số quả trên cây (quả) Khối lƣợng trung bình quả (g) Năng suất (kg/cây) 1 85,0 1035 88,0 2 73,0 1004 73,3 3 52,7 998 52,6 LSD05 16,9 116,8 17,9 Cv (%) 10,6 5,1 11,1

* Ảnh hưởng của phân bón lá đến tình hình sâu bệnh hại

Kết quả thể hiện ở bảng 3.19, sâu hại chủ yếu là sâu đục thân gây hại ở tất cả các công thức thí nghiệm từ mức nhẹ đến mức trung bình; tỷ lệ sâu vẽ bùa rất ít gây hại ở vụ xuân, công thức 2 không thấy xuất hiện sâu vẽ bùa, đặc biệt vụ hè không thấy xuất hiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.19. Ảnh hƣởng sử dụng phân bón lá đến tình hình sâu hại bƣởi Phục Hòa

Công thức

Sâu đục thân Sâu vẽ bùa

C0 C1 C2 C3 Vụ xuân Vụ hè Tỷ lệ hại (%) Tỷ lệ hại (%) 1 + 1,04 0 2 + 0 0 3 + 1,97 0

Như vậy, biện pháp áp dụng phân bón lá: Sử dụng phân bón lá Thiên Nông (Công thức 1) tốt hơn phân bón lá K- H (công thức 2) thể hiện qua các chỉ tiêu tỷ lệ đậu quả và năng suất của cây: tỷ lệ đậu quả tự nhiên công thức 1 là 3,16%, công thức 2 là 3,25%, đối chứng 1,71%. Năng suất của công thức 1 đạt 88 kg/cây, công thức 2 đạt 73,3 kg/cây, đối chứng đạt 52,6 kg/cây.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật thâm canh giống bưởi phục hòa, cao bằng (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)