Ảnh hưởng của quá trình thụ phấn đến năng suất, chất lượng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật thâm canh giống bưởi phục hòa, cao bằng (Trang 35)

của cây có múi

Khả năng tạo quả không hạt hoặc tăng tỷ lệ đậu quả, giảm số lượng hạt/quả bằng các nguồn hạt phấn khác nhau cũng được phát hiện ở nhiều loài cây trồng khác nhau như ở cây thuốc lá, một số giống nho, một số giống táo tây, mơ, mận… Ngày nay các nhà khoa học đều khẳng định rằng có tới 50% số loài trong ngành thực vật hạt kín mang khả năng trên [38], [25].

Theo Trần Đăng Thổ và cộng sự (1993) [21], nghiên cứu về ảnh hưởng của nguồn hạt phấn đến tỷ lệ đậu quả và năng suất quả trên giống bưởi Sa Điền cho thấy thụ phấn bằng bưởi chua nâng cao tỷ lệ đậu quả của bưởi Sa Điền từ 1,99% lên 25% và năng suất quả cũng tăng lên rõ rệt. Nghiên cứu đậu quả trên giống bưởi Thái Lan cũng cho thấy tỷ lệ đậu quả của bưởi khi tự thụ phấn rất thấp chỉ từ 0- 2,8%. Nhưng khi cho nguồn hạt phấn khác cây thì tỷ lệ đậu quả tăng lên 9- 24%.

Theo Lê Tiến Hùng (2007) [10], nguồn hạt phấn khác nhau về cơ bản không ảnh hưởng đến hình dạng, kích thước quả, chất lượng quả. Tuy nhiên có ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả, số hạt trung bình/quả. Trong thí nghiệm, quả hình thành từ tổ hợp thụ phấn Năm Roi x Phúc Trạch (12,5%), Chí Đám x Phú Diễn (10%) cho tỷ lệ đậu quả cao nhất . Số lượng hạt đạt thấp nhất ở giống Philipin khi cho thự thụ (62,5 hạt/ quả) và đạt cao nhất ở giống Mỹ Hào khi cho thụ phấn tự do (152,5 hạt/ quả). Kết quả nghiên cứu cho thấy việc xác định được nguồn hạt phấn sử dụng làm cây trồng xen cho vườn bưởi đảm bảo cho tỷ lệ đậu quả cao, số lượng hạt/quả thấp là giải pháp kỹ thuật trong thâm canh bưởi.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật thâm canh giống bưởi phục hòa, cao bằng (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)