Tình hình sâu, bệnh hại

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật thâm canh giống bưởi phục hòa, cao bằng (Trang 70 - 130)

Vùng trồng bưởi Phục Hoà qua theo dõi và thu thập thông tin từ các hộ trồng bưởi cho thấy trong vùng các vườn cây trồng bưởi bị sâu đục thân hại nặng, hầu như tất cả các cây đều bị hại lý do người dân không đầu tư chăm sóc và không theo dõi sâu bệnh nên sự lây lan trong vùng rất lớn. Sâu bệnh hại là yếu tố gây ra thiệt hại rất lớn đối với các loại cây trồng nói chung và cây ăn quả nói riêng. Đối với cây bưởi ở Phục Hòa, qua điều tra cho thấy: sâu hại ảnh hưởng lớn nhất đến cây bưởi là sâu đục thân, còn các loại sâu khác như sâu vẽ bùa, sâu nhớt có xuất hiện nhưng ít. Các loại sâu này chúng ta có thể phòng trừ được.

Bảng 3.13. Tình hình sâu hại chính trên các cây bƣởi đƣợc chọn

STT

Sâu đục thân Sâu vẽ bùa

C0 C1 C2 C3 Vụ xuân Vụ hè Tỷ lệ hại (%) Tỷ lệ hại (%) PH1 + 0,0 0 PH2 + 0,0 0 PH3 + 0,0 0 PH4 + 1,6 0 PH5 - 0,0 0 PH6 + 1,6 0 PH7 + 2,5 0 PH8 + 0,0 0 PH9 + 0,0 0 PH10 + 0,0 0 PH11 - 0,0 0 PH12 - 0,0 0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

STT

Sâu đục thân Sâu vẽ bùa

C0 C1 C2 C3 Vụ xuân Vụ hè Tỷ lệ hại (%) Tỷ lệ hại (%) PH13 - 0,0 0 PH14 + 0,0 0 PH15 + 1,6 0 PH16 + 0,0 0 PH17 + 0,0 0 PH18 + 0,0 0 PH19 - 2,5 0 PH20 - 1,6 0 PH21 + 0,0 0 PH22 + 0,0 0 PH23 + 1,6 0 PH24 + 2,5 0 PH25 + 2,5 0 PH26 + 1,6 0 PH27 + 1,6 0 PH28 + 0,0 0 PH29 + 0,0 0 PH30 + 0,0 0

Qua bảng 3.13 cho thấy, hầu hết các cây theo dõi đều bị sâu đục thân gây hại khá nặng. Vì hầu hết các hộ trồng bưởi ở đây đều trồng với diện tích nhỏ nên khi phát hiện cây bị sâu gây hại nhưng vẫn không tiến hành biện pháp diệt trừ nào. Dẫn đến cây ngày càng bị hại ngày càng nặng. Chỉ có một số ít cây như PH5, PH11, PH19, PH20 là không bị sâu đục thân gây hại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sâu vẽ bùa: hầu hết chỉ xuất hiện trong vụ Xuân, đến vụ Hè hầu như không thấy xuất hiện sâu vẽ bùa gây hại.

Bảng 3.14. Tình hình bệnh hại chính trên các cây bƣởi tuyển chọn

Thứ tự mẫu Ký hiệu mẫu Bệnh hại

Greening Tristeza 1 PH1 + - 2 PH2 + - 3 PH3 ++ - 4 PH4 ++ - 5 PH5 + - 6 PH6 + + 7 PH7 ++ + 8 PH8 + ++ 9 PH9 ++ - 10 PH10 ++ + 11 PH11 + + 12 PH12 + ++ 13 PH14 + - 14 PH16 ++ - 15 PH17 + - 16 PH18 + - 17 PH22 ++ - 18 PH24 + + 19 PH26 ++ ++ 20 PH27 + + 21 PH28 ++ - 22 PH29 + ++ 23 PH30 + +

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chú thích: - : Không bị bệnh + : Cây bị bệnh ở mức độ nhẹ + + : Cây bị bệnh ở mức độ trung bình +++ : Cây bị bệnh ở mức độ nặng

Còn bệnh hại thường xuất hiện trên cây có múi là bệnh loét, bệnh thối gốc thối rễ, bệnh ghẻ, bệnh Tristeza, bệnh Greening… , đặc biệt nguy hiểm là bệnh Tristeza và bệnh Greening, trong đó bệnh Greening được xem là "kẻ thù" số một của nhà vườn và gây hại nặng trên khắp các vùng trồng bưởi, cam sành, chanh, quýt…vì loại bệnh này rất khó điều trị, nếu đã bị bệnh chỉ bằng cách chặt bỏ để tránh lây lan sang diện tích khác. Thực tế hiện nay rất nhiều vườn bị hai loại bệnh trên và đã phải chặt bỏ, đó chính là nguyên nhân diện tích cây có múi ở miền Bắc nước ta những năm gần đây có chiều hướng bị thu hẹp.

Bệnh Tristeza và bệnh Greening là hai loại bệnh cực kỳ nguy hiểm, trường hợp bệnh còn nhẹ bằng mắt thường chúng ta không thể nhận định được chính xác, nếu nhân giống từ những cây đó bệnh sẽ lan truyền trên diện rộng và gây thiệt hại lớn cho người sản xuất. Do đó chúng tôi đã lấy mẫu lá (23 mẫu) và đưa về Viện Bảo vệ Thực Vật Hà Nội để giám định bằng các phương pháp phân tích hiện đại, kết quả được thể hiện qua bảng 3.14:

Hầu hết các cây theo dõi đều bị nhiễm bệnh Greening từ mức độ nhẹ đến mức độ trung bình và 12 bị cây nhiễm bệnh Tristeza. Do vậy kết quả theo dõi bệnh hại của các thí nghiệm sau chúng tôi không đề cập tới bệnh hại mà chỉ theo dõi tỷ lệ sâu hại ảnh hưởng của các công thức thí nghiệm. Do các cây bưởi tuyển chọn đều bị các bệnh nguy hiểm: GreeningTristeza nên Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Cao Bằng đã cho phép Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên phối hợp với Viện bảo vệ thực vật tiến hành Vi ghép đỉnh sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trưởng để sản xuất cây bưởi Phục Hoà sạch bệnh, phục vụ cho chương trình phát triển cây ăn quả của tỉnh.

3.3. Kết quả áp dụng một số biện pháp thâm canh trong sản xuất bƣởi Phục Hòa

Kết hợp với nghiên cứu đặc điểm nông sinh học cây bưởi Phục Hòa, chúng tôi tiến hành một số biện pháp thâm canh trong tăng năng suất bưởi Phục Hòa với các biện pháp: Thí nghiệm 1- sử dụng phân bón lá; thí nghiệm 2- sử dụng chất điều tiết sinh trưởng; thí nghiệm 3 - thụ phấn bổ sung cho bưởi Phục Hòa.

3.3.1. Kết quả nghiên cứu sử dụng phân bón lá

Bón phân qua lá có hiệu quả cao, hơn nữa khi bón phân qua lá ta có thể giảm bớt lượng phân bón hóa học vào đất và như vậy có thể làm giảm bớt tác động bất lợi của phân bón hóa học vào đất đến môi trường đất như làm đất chua nhanh, mất kết cấu v.v... Phun phân bón lá có tác dụng nhanh và cây sử dụng được dinh dưỡng hiệu quả hơn bón vào đất. Đối với đạm và kali, khi phun qua lá cây sử dụng được 80-90%, đối với lân là 30-35% trong khi đó nếu bón qua đất thì lượng dinh dưỡng cây sử dụng ít hơ n nhiều do bốc hơi, xói mòn, rửa trôi, bị cố định trong đất, đạm và ka li vào khoảng 40-50% và lân chỉ vào khoảng 10-15%. Các chất vi lượng như kẽm (Zn), bo (B), đồng (Cu)… khi được cung cấp cho cây qua lá cũng có hiệu quả hơn khi bón vào đất.

3.3.1.1. Kết qủa nghiên cứu của phân bón lá đến đặc điểm ra hoa, tỷ lệ đậu quả tự nhiên và tăng trưởng đường kính quả của cây

* Ảnh hưởng của phân bón lá đến tình hình ra hoa của cây

Kết quả nghiên cứu qua bảng 3.15, ta thấy thời gian hoa nở và ngày kết thúc hoa tập trung, do vậy tạo điều kiện để cây thụ phấn tập trung. Các cây trong thí nghiệm nở hoa tập trung vào tháng 2, cùng đó từ lúc hoa nở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đến ngày kết thúc hoa tập trung trong khoảng 1 tháng. Số lượng chùm hoa trên cành và số lượng hoa trên chùm của các công thức thí nghiệm sự trênh lệch không đáng kể. Số chùm hoa trên cành công thức 1 nhiều hơn so với đối chứng 5,3 chùm, công thức 2 số chùm hoa trên cành nhiều hơn đối chứng 4,7 chùm có sự khác nhau rõ rệt ở mức độ tin cậy 95%, số hoa trên chùm trung bình 8 hoa, các công thức thí nghiệm không có sự sai khác ở mức độ tin cậy 95%.

Bảng 3.15. Ảnh hƣởng sử dụng phân bón lá đến tình hình ra hoa của cây bƣởi Phục Hòa

Công thức Ngày bắt đầu ra hoa Ngày kết thúc Thời gian ra hoa (ngày) Số chùm hoa/cành Số hoa/chùm 1 21/2 20/3 29 23,7 8,3 2 22/2 20/3 28 23,1 8,1 3 22/2 21/3 29 18,4 7,7 LSD05 2,29 0,55 Cv (%) 4,6 3,1

* Ảnh hưởng của phân bón lá đến tỷ lệ đậu quả tự nhiên.

Bảng 3.16. Ảnh hƣởng sử dụng phân bón lá đến tỷ lệ đậu quả tự nhiên của bƣởi Phục Hòa

Đơn vị: %

Công thức

Ngày sau tắt hoa

Sau 0 ngày Sau 10 ngày Sau 20 ngày Sau 30 ngày Sau 40 ngày

1 27,71 17,67 9,13 4,29 3,16

2 27,19 17,56 9,26 4,37 3,25

3 21,07 10,95 6,25 2,99 1,71

LSD05 4,62 3,05 1,91 1,00 0,55

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo kết quả thì trong các công thức thí nghiệm thì việc sử dụng phân bón lá theo quy trình thì tỷ lệ đậu quả ở các ngưỡng thời gian khác nhau bảng 3.16: Khả năng đậu quả của cây ở các ngưỡng thời gian khác nhau cũng khác nhau rõ rệt. Khi hoa tàn, tỷ lệ đậu quả của các công thức đạt khá cao các công thức cao hơn đối chứng lần lượt là công thức 1: 6,72 % và công thức 2 là 6,61 %. Tuy nhiên sau những ngày tiếp theo tỷ lệ đậu quả giảm một cách đáng kể đến 40 ngày sau tắt hoa thì tỷ lệ đậu quả công thức 1 là 3,16%, công thức 2 là 3,25%, đối chứng 1.71%. Các công thức khác nhau so với đối chứng thì tỷ lệ đậu quả khác nhau rõ rệt ở mức độ tin cậy 95%.

* Ảnh hưởng của phân bón lá đến sự tăng trưởng đường kính quả

Bảng 3.17. Ảnh hƣởng sử dụng phân bón lá đến sự tăng trƣởng đƣờng kính quả của bƣởi Phục Hoà

Đơn vị : cm

Công thức Sau 30 ngày Sau 45 ngày Sau 60 ngày Sau 75 ngày Sau 90 ngày

1 2,34 4,46 6,88 9,83 11,38

2 2,39 4,58 6,66 9,66 11,09

3 2,29 4,22 6,64 9,53 10,63

LSD05 0,13 0,49 0,53 0,11 0,30

Cv (%) 2,6 5,0 3,5 0,5 1,2

Tăng trưởng đường kính quả theo các thời kỳ khác nhau có sự trên lệch không đáng kể, theo thí nghiệm thì tăng trưởng đường kính quả của các công thức từ 30- 75 ngày tương đối đồng đều từ sau 75 ngày thì tỷ lệ có sự chênh lệch vì trong khoảng thời gian này nhiệt độ cao và có mưa bước vào mùa Hè nên biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn tạo điều kiện cho cây tích luỹ vật chất khô. Công thức 1 và công thức 2 sau 90 ngày thì tăng trưởng so với đối chứng lần lượt là: 0,75 cm và 0,46 cm. Các công thức khác nhau có sự sai khác so với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.3.1.2. Kết qủa nghiên cứu của phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và tình hình sâu hại

* Ảnh hưởng của phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây

Kết quả bảng 3.18, Khối lượng trung bình quả qua các công thức không có sự sai khác ở mức độ tin cậy 95%. Số quả thu hoạch các công thức có sự sai khác lớn công thức 1 và công thức 2 nhiều hơn so với đối chứng lần lượt là 32,3 và 20,3 quả, có sự sai khác rõ rệt ở các công thức thí nghiệm ở mức độ tin cậy 95% (LSD05= 16,9). Do vậy dẫn tới năng suất của các công thức thí nhiệm có sự khác nhau: năng suất công thức 1 và công thức 2 so với đối chứng tăng lần lượt là 35,4 và 20,7 kg, các công thức có sự sai khác rõ rệt ở mức độ tin cậy 95% (LSD05= 17,9).

Bảng 3.18. Ảnh hƣởng của phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất bƣởi Phục Hòa

C.Tiêu C.Thức

Số quả trên cây (quả) Khối lƣợng trung bình quả (g) Năng suất (kg/cây) 1 85,0 1035 88,0 2 73,0 1004 73,3 3 52,7 998 52,6 LSD05 16,9 116,8 17,9 Cv (%) 10,6 5,1 11,1

* Ảnh hưởng của phân bón lá đến tình hình sâu bệnh hại

Kết quả thể hiện ở bảng 3.19, sâu hại chủ yếu là sâu đục thân gây hại ở tất cả các công thức thí nghiệm từ mức nhẹ đến mức trung bình; tỷ lệ sâu vẽ bùa rất ít gây hại ở vụ xuân, công thức 2 không thấy xuất hiện sâu vẽ bùa, đặc biệt vụ hè không thấy xuất hiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.19. Ảnh hƣởng sử dụng phân bón lá đến tình hình sâu hại bƣởi Phục Hòa

Công thức

Sâu đục thân Sâu vẽ bùa

C0 C1 C2 C3 Vụ xuân Vụ hè Tỷ lệ hại (%) Tỷ lệ hại (%) 1 + 1,04 0 2 + 0 0 3 + 1,97 0

Như vậy, biện pháp áp dụng phân bón lá: Sử dụng phân bón lá Thiên Nông (Công thức 1) tốt hơn phân bón lá K- H (công thức 2) thể hiện qua các chỉ tiêu tỷ lệ đậu quả và năng suất của cây: tỷ lệ đậu quả tự nhiên công thức 1 là 3,16%, công thức 2 là 3,25%, đối chứng 1,71%. Năng suất của công thức 1 đạt 88 kg/cây, công thức 2 đạt 73,3 kg/cây, đối chứng đạt 52,6 kg/cây.

3.3.2. Kết quả nghiên cứu sử dụng chất điều tiết sinh trưởng

3.3.2.1. Kết qủa nghiên cứu của chất điều tiết sinh trưởng đến đặc điểm ra hoa, tỷ lệ đậu quả tự nhiên và tăng trưởng đường kính quả của cây

Thường sau khi hoa nở rộ hoặc hoa đã tàn cây ở trong tình trạng thiếu dinh dưỡng trầm trọng. Lúc này bộ rễ ở dưới đất lại phát triển yếu vì bị ức chế do hoa nở rộ, đất thiếu nước nếu bón phân vào đất rễ cũng chưa có điều kiện hấp thụ được ngay. Do vậy phải kịp thời phun dinh dưỡng lên cây để giảm bớt rụng quả sinh lý. Lúc này có thể dùng lên một số chất điều hòa sinh trưởng để phun lên cây nhằm giảm tỷ lệ rụng quả. Phun chất điều hòa sinh trưởng không những thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát triển của cây, mà còn làm chậm việc hình thành tầng rời, bảo đảm cho việc vận chuyển các chất dinh dưỡng vào nuôi quả, do đó giảm được tỷ lệ rụng quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng đến tình hình ra hoa của cây

Kết quả nghiên cứu qua bảng ta thấy thời gian hoa nở và ngày kết thúc hoa tương đối tập trung, thời gian ra hoa trung bình là 28 ngày. Số lượng chùm hoa trên cành của các công thức thí nghiệm so với đối chứng nhiều hơn: Công thức 1 là 4,25 chùm hoa, công thức 2 là 4,42 chùm hoa. Số lượng hoa/chùm không trênh lệch nhau dao động 7,5- 8,13 hoa. Các công thức thí nghiệm không có sự sai khác (sai khác không có ý nghĩa) ở mức độ tin cậy 95%.

Bảng 3.20. Ảnh hƣởng của chất điều tiết sinh trƣởng đến tình hình ra hoa của bƣởi Phục Hoà

Công thức Ngày bắt đầu ra hoa Ngày kết thúc Thời gian ra hoa (ngày) Số chùm hoa/cành Số hoa/chùm 1 21/2 21/3 29 23,75 7,50 2 22/2 21/3 28 23,92 8,17 3 21/3 19/3 27 19,50 7,83 LSD05 5,72 0,75 Cv (%) 11,8 4,3

* Ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng đến tình hình đậu quả tự nhiên của cây

Khả năng đậu quả của cây ở các ngưỡng thời gian khác nhau cũng khác nhau. Khi hoa tàn, tỷ lệ đậu quả của các công thức đạt khá cao, công thức cao hơn đối chứng lần lượt là công thức 1: 5,43 % và công thức 2 là 2,34 %. Tuy nhiên sau những ngày tiếp theo tỷ lệ đậu quả giảm một cách đáng kể đến 40 ngày sau tắt hoa thì tỷ lệ đậu quả công thức 1 là 3,68%, công thức 2 là 3,13%, đối chứng 1.64%. Các công thức thí nghiệm so với đối chứng khác nhau rõ rệt ở mức độ tin cậy 95%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.21. Ảnh hƣởng của chất điều tiết sinh trƣởng đến tỷ lệ đậu quả tự nhiên của bƣởi Phục Hoà

Đơn vị: %

Công thức

Ngày sau tắt hoa

Sau 0 ngày Sau 10 ngày Sau 20 ngày Sau 30 ngày Sau 40 ngày

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật thâm canh giống bưởi phục hòa, cao bằng (Trang 70 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)