2.2.4.1. Chỉ tiêu theo dõi
- Các chỉ tiêu đặc điểm hình thái của cây (đo 2 lần: một lần khi bắt đầu thực hiện và khi kết thúc đề tài).
+ Chiều cao cây: đo bằng thước dây, đo chiều dài từ mặt đất tới đỉnh tán cao nhất. Khi đo phải chú ý cố định mặt đất bằng vật cứng để không bị thay đổi khi vun xới.
+ Đường kính tán: đo hình chiếu tán cây theo hướng Đông - Tây và Nam - Bắc, đo 2 chiều vuông góc, nếu tán không đều thì đo 3 - 4 lần lấy trị số trung bình.
+ Đường kính gốc: đo đường kính thân tại vị trí phía trên cách cổ rễ 20cm.
- Tình hình sinh trưởng lộc
+ Thời gian xuất hiện lộc: được xác định từ khi có 10% số cây ra lộc. + Thời gian lộc rộ: được xác định khi có 50% cây ra lộc.
+ Thời gian kết thúc lộc: được xác định khi có 70% lộc.
+ Thời gian ra lộc (ngày) tính từ khi cây xuất hiện (10%) đến kết thúc lộc (70%).
+ Chiều dài lộc thuần thục: trên các cành theo dõi mỗi đợt lộc đo 2 lộc đại diện. Đo chiều dài lộc thành thục.
+ Đường kính lộc: đo lộc thành thục bằng thước panme.
+ Số lá/lộc: tiến hành khi lộc phát triển tối đa tức là khi lá phát triển tối đa về kích thước và màu sắc đặc trưng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Kích thước eo lá: chiều dài, chiều rộng eo lá.
- Tình hình ra hoa đậu quả.
+ Thời gian xuất hiện hoa: được xác định từ khi cây có 10% hoa. + Thời gian hoa rộ: được xác định từ khi cây có 50% hoa nở. + Kết thúc nở hoa: được xác định từ khi cây có 70% hoa đã nở. Tỷ lệ đậu quả: đếm số chùm hoa trên các cành theo dõi.
Tỷ lệ đậu quả = Số quả đậu x 100%
Số nụ, hoa, quả rụng + quả đậu
Động thái tăng trưởng đường kính quả: theo dõi độ lớn của quả bằng cách đo 15ngày/1 lần đo ở các quả theo dõi.
2.2.4.2. Phương pháp theo dõi
Trên các cây làm thí nghiệm chọn 3- 4 cành ngang tán phân bố đều về 4 phía, chọn cành có đường kính từ 1,5 - 3cm, tiến hành đánh dấu cành ở phần sát với thân chính, theo dõi tình hình ra lộc, sinh trưởng lộc trên cành thí nghiệm từ phần đánh dấu trở lên. Khi lộc (hoặc hoa) ra tiến hành đánh dấu lộc (hoa), ghi rõ ngày tháng ra các đợt lộc (hoa), các đợt lộc, hoa ra trên cành thí nghiệm được theo dõi liên tục trong suốt thời gian thí nghiệm.
* Theo dõi sâu bệnh hại: đánh giá tình hình sâu bệnh hại chính trên các cây theo dõi
+ Đối với bệnh Tristeza và bệnh Greening
Tổng số cây bị bệnh
Tỷ lệ bệnh = –––––––––––––––––– 100% Tổng số cây theo dõi
+ Đối với sâu vẽ bùa: theo dõi trong thời gian ra lộc Tổng số lộc bị hại
Tỷ lệ hại = –––––––––––––––––––– 100% Tổng số lộc theo dõi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Đối với sâu đục thân: theo dõi số lỗ đục/cây. Phân cấp:
Co: không có lỗ đục/cây C1: 1 - 2 lỗ đục/cây C2: 3 - 5 lỗ đục/cây C3: > 5 lỗ đục/cây
* Chỉ tiêu và thang điểm đánh giá cây bưởi ưu tú
a) Điều kiện trồng trọt - Địa chỉ nơi trồng
- Vị trí trồng (đất bằng, đất dốc, đồi, núi...) - Loại đất trồng (đất cát, đất thịt, đất bồi tụ...) - Độ thoát nước (tốt, kém, trung bình...)
- Kỹ thuật canh tác (Mật độ trồng, bón phân, tưới nước, đốn tỉa, phòng trừ sâu bệnh..)
b) Đặc điểm cây
- Nguồn gốc nhân giống cây (gieo hạt, ghép, chiết...) - Tuổi cây (năm)
- Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển chủ yếu (ra lộc, ra hoa, thu hoạch) - Kích thước cây (chiều cao, đường kính tán, chu vi gốc...)
- Dạng tán cây (trụ, cầu, bán cầu, elíp..)
- Thân cành (nhẵn, xù xì, có gai, không gai...)
- Phân cành (chiều cao phân cành, góc độ phân cành...) - Sinh trưởng (khoẻ, trung bình, yếu...)
- Dáng cây (thẳng, trải rộng, rủ xuống...) - Năng suất (số quả/cây qua 3 năm) c) Đặc điểm quả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Kích thước quả (chiều cao, đường kính...) - Hình dạng quả: (tròn, tròn dẹt, lê...)
- Màu sắc vỏ quả, cùi quả, vách múi, tép và dịch quả - Số múi/quả
- Số hạt/quả, hạt/múi
- Hình dạng, kích thước, màu sắc hạt - Trục quả (rỗng, đặc...)
- Vách múi (dày, dai, dễ tách, khó tách...) - Độ xơ tép quả (nhiều, trung bình, ít) - Độ mọng nước tép quả
Tỷ lệ thịt quả
- Tỷ lệ ăn được (%) = ––––––––––––– x 100 Khối lượng quả
- Hương, vị
* Các chỉ tiêu phân tích
- Phân tích chính xác bệnh Greening, Tristeza tất cả các cây ưu tú đã được tuyển trọn bằng kỹ thuật ELISA và PCR tại các phòng thí nghiệm của Viện bảo vệ thực vật Việt Nam.
- Phân tích chất lượng mẫu quả bưởi ưu tú: Độ Brix, hàm lượng đường, axit, vitaminC, hàm lượng chất khô, tỷ lệ ăn được theo các phương pháp hiện hành tại Phòng thí nghiệm Bộ môn cây ăn quả, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
* Xử lý số liệu: Số liệu tổng hợp bằng phần mềm Excel và được xử lý bằng phần mềm IRISTART trên máy vi tính.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 3
KẾT QUẢ THẢO LUẬN