HỌC THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI

Một phần của tài liệu GIÁO án SINH 12 SOAN THEO HUONG MOI (Trang 56 - 59)

- Trình bày nội dung chính trong học thuyết Đacuyn?

- Đóng góp và tồn tại của học thuyết Đacuyn?

Hoạt động 2: Quan niệm tiến hóa và nguồn nguyên liệu tiến hóa(10 phút)..

a. Chuẩn bị của GV, HS:

GV: Tranh ảnh hình 25.1, 25.2 SGK.

HS: Nghiên cứu trước nội dung II SGK.

b. Hoạt động của thầy- trò

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài ghi Bước 1: GV yêu cầu HS nghiên cứu mục I SGK

thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:

- Vì sao gọi là học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại?

- Theo học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại tiến hóa gồm những giai đoạn nào?

- Phân biệt tiến hóa nhỏ với tiến hóa lớn? Nêu mối quan hệ giữa tiến hóa nhỏ với tiến hóa lớn?

- Đơn vị tiến hóa theo học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại?

- Nguồn biến dị di truyền của quần thể được cung cấp từ những quá trình nào?

- Cho VD về di nhập gen?

Bước 2: HS nghiên cứu, thảo luận nhóm hoàn thành nội dung câu hỏi.

Bước 3: Đại diện HS trình bày kết quả. Các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Gv nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Quan niệm tiến hóa và nguồn nguyên liệu tiến hóa 1. Tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn

- Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (tần số các alen và tần số các kiểu gen) chịu sự tác động của 3 nhân tố chủ yếu là đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên. Sự biến đổi đó dần dần làm cho quần thể cách li sinh sản với quần thể gốc sinh ra nó, khi đó đánh dấu sự xuất hiện loài mới.

- Tiến hoá lớn là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài.

2. Nguồn biến dị di truyền của quần thể:

- Đột biến (biến dị sơ cấp) → nguồn nguyên liệu sơ cấp.

- Qua giao phối → các alen được tổ hợp ngẫu nhiên → biến dị tổ hợp (nguyên liệu thứ cấp).

- Ngoài nguồn nguyên liêu trên, nguồn biến dị của quần thể còn được bổ sung bởi sự di chuyển của các cá thể hoặc giao tử của các quần thể khác vào (quá trình di nhập - gen).

d. Năng lực hình thành: Tự học, phân tích, so sánh, giao tiếp, trình bày...

Hoạt động 3: Các nhân tố tiến hóa(25 phút).

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài ghi Bước 1: GV yêu cầu HS nghiên cứu mục II

SGK thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:

- Nhân tố tiến hóa là gì?

- Kể tên các nhân tố tiến hóa?

Nhóm 1:- Nêu vai trò của đột biến đối với tiến hóa?

- Có mấy dạng đột biến? Dạng nào là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho tiến hóa? Vì sao?

Nhóm 2: - Nêu giao phối không ngẫu nhiên là gì?

- Vai trò của giao phối không ngẫu nhiên đối với tiến hóa?

Nhóm 3: Nêu di nhập gen là gì? vai trò của di nhập gen đối với tiến hóa

Nhóm 4: - Nêu tác động và vai trò của CLTN đối với tiến hóa

- CLTN tác động trực tiếp lên KH hay KG?

- Tốc độ tác động của CLTN phụ thuộc vào yếu tố nào?

II. Các nhân tố tiến hoá

KN:là các nhân tố làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

Các nhân tố tiến hoá bao gồm:

Bao gồm đột biến, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên, sự di nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên...

1. Vai trò của quá trình phát sinh đột biến :

+ Đột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá (đột biến gen tạo alen mới,...).

+ Đột biến làm biến đổi tần số tương đối của các alen (rất chậm).

2. Vai trò của quá trình giao phối không ngẫu nhiên (giao phối có lựa chọn, giao phối gần và tự phối) đối với tiến hoá nhỏ :

+ Cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá.

+ Có thể không làm thay đổi tần số các alen, nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng

- Thực hiện lệnh trong mục 3 SGK.

Nhóm 5: - Nêu vai trò của biến động di truyền đối với tiến hóa?

- Tên gọi khác của biến động di truyền?

- Biến động di truyền tác động mạnh đến quần thể có kích thước như thế nào?

Bước 2: HS nghiên cứu, thảo luận nhóm hoàn thành nội dung câu hỏi.

Bước 3: Đại diện HS trình bày kết quả. Các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Gv nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp, giảm dần tần số kiểu gen dị hợp.

3. Vai trò của di nhập gen :

+ Làm thay đổi tần số của các alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

+ Có thể mang đến alen mới làm cho vốn gen của quần thể thêm phong phú.

4. Tác động và vai trò của chọn lọc tự nhiên :

+ Chọn lọc tự nhiên phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

+ Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, biến đổi tần số các alen của quần thể theo một hướng xác định.

CLTN có thể làm thay đổi tần số alen nhanh hay chậm (tuỳ thuộc CLTN chống lại alen trội hay alen lặn).

Vì vậy chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp độ tiến hoá.

5. Vai trò của biến động di truyền (các yếu tố ngẫu nhiên) Làm biến đổi tần số tương đối của các alen và thành phần kiểu gen của quần thể một cách ngẫu nhiên.

c. Năng lực hình thành: Tự học, phân tích, so sánh, giao tiếp, trình bày, liệt kê...

Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò(5 phút).

Câu 1: Trong các nhân tố tiến hóa nhân tố nào vừa làm biến đổi tần số alen vừa làm biến đổi tần số KG?

Câu 2: Nhân tố nào là nhân tố có hướng? Nhân tố nào là nhân tố không có hướng?

Câu 1,2,3,4,5 trang 117 SGK.

Học phần đóng khung trang 122 SGK 6 . Bảng mô tả các mức độ nhận thức:

Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cấp cao

Nội dung 1:

Các bằng chứng tiến hóa

- Nêu được các loại bằng chứng tiến hóa.

- Lấy được ví dụ về cơ quan tương tự, cơ quan tương đồng, cơ quan thoái hóa.

- phân biệt được cơ quan tương tự với cơ quan tương đồng.

- Giải thích được bằng chứng nào là chính xác nhất.

Đưa ra được các bằng chứng để xác định mối quan hệ giữa các loài.

Nội dung 2:

Học thuyết tiến hóa

- Nêu được nguyên nhân, cơ chế tiến hóa ; quá trình hình thành loài mới, hình thành đặc điểm thích nghi theo quan điểm của Đacuyn.

- Nêu được khái niệm nhân tố tiến hóa.

- Phân biệt được khái niệm tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn.

- Nêu được vai trò của đột biến, di nhập gen, giao phối không ngẫu nhiên, CLTN, các yếu tố ngẫu nhiên đối với tiến hóa..

- So sánh học thuyết Đacuyn với học thuyết tiến hóa hiện đại.

- Từ cấu trúc di truyền của quần thể qua các thế hệ xác định được quần thể đã chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào.

- Tính được tần số alen, tần số KG, số cá thể của quần thể khi quần thể chịu tác động của các nhân tố tiến hóa.

7. Hệ thống câu hỏi Đã có cuối mỗi bài

BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT SỐ 2 I. Ma trận

Cấp độ Nội dung

Nhận biết Thông hiểu

Vận dụng

Cấp độ thấp Cấp độ cao Học thuyết

tiến hóa tổng hợp hiện đại

- Nêu được KN nhân tố tiến hóa.

- Trình bày được vai trò của CLTN đối với tiến hóa

- Lí giải được vì sao quá trình hình thành các loại vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh nhanh hơn các sinh vật lưỡng bội

II. Đề kiểm tra

Câu 1: Nhân tố tiến hóa là gì? Trình bày vai trò của CLTN đối với quá trình tiến hóa?

Câu 2: Vì sao quá trình hình thành quần thể vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh diễn ra nhanh chóng khi chúng ta sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi?

III. Đáp án Câu 1:

- Là nhân tố làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

- CLTN có vai trò

+ Phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể có kiểu gen khác nhau trong quần thể

+ Làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể qua tác động trực tiếp lên kiểu hình của sinh vật

+ Quy định chiều hướng, nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể Câu 2:

Vì CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình mà hệ gen của vi khuẩn là đơn bội nên gen lặn hay trội đều biểu hiện ngay ra kiểu hình nên CLTN tác động để tích lũy các alen có lợi và đào thải alen có hại. Ngoài ra vi khuẩn còn sinh sản nhanh hơn sinh vật nhân thực lưỡng bội

Ngày soạn: 26/11/2016 Ngày dạy: 27/11/2016 TPPT: 29-31 1/ CHUYÊN ĐỀ VIII: LOÀI VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI

Gồm các bài: Bài 28: Loài.

Bài 29,30: Quá trình hình thành loài.

2/ MỤC TIÊU:

a. Kiến thức.

- Nêu được khái niệm loài sinh học và các tiêu chuẩn phân biệt 2 loài thân thuộc (các tiêu chuẩn : hình thái, địa lí - sinh thái, sinh lí - hoá sinh, di truyền).

- Nêu được vai trò của các cơ chế cách li (cách li không gian, cách li sinh thái, cách li sinh sản và cách li di truyền).

- Nêu được thực chất của quá trình hình thành loài và các đặc điểm hình thành loài mới theo các con đường địa lí, sinh thái, lai xa và đa bội hoá.

b. Kỹ năng.

Phân biệt được các loài sinh vật trong tự nhiên.

c. Thái độ.

- Yêu thích môn Sinh học, tìm tòi khám phá môn phân loại học.

d/ Nội dung trọng tâm của chuyên đề

- Khái niệm loài sinh học, khái niệm cách li sinh sản.

- Vai trò của cách li địa lí trong hình thành loài khác khu vực địa lí.

- Cơ chế hình thành loài bằng lai xa kèm theo đa bội hóa.

3/ PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ SỬ DỤNG, PHƯƠNG PHÁP:

- Hình 29, 30 SGK

- Phương pháp giảng dạy: vấn đáp, trực quan, kỹ thuật làm việc nhóm…..

4/ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC STT Tên năng lực Các kĩ năng thành phần 1

Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

Các kĩ năng sinh học cơ bản:

Quan sát hình 29 mô tả được quá trình hình thành loài mới trên các quần đảo?

Quan sát hình 30 mô tả được quá trình hình thành loài lúa mì hiện nay.

2 Năng lực thu nhận và xử lý thông tin

Phân tích được vai trò của cách li địa lí trong hình thành loài khác khu.

Làm rõ vai trò các nhân tố làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể trong quá trình hình thành loài.

Chứng minh được không phải cứ có cách li địa lí sẽ dẫn đến hình thành loài mới.

Mô tả được các cơ chế hình thành loài, đối tượng sinh vật của mỗi con đường.

3

Năng lực nghiên cứu khoa học

Các kĩ năng khoa học:

Quan sát các đối tượng sinh học; Tính toán; Xử lí và trình bày các số liệu, lập các bảng biểu, biểu đồ.

4 Năng lực tính

toán Xác định được bộ NST của các loài sinh vật.

5 Năng lực ngôn ngữ

Phát triển ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết thông qua trình bày, tranh luận, thảo luận.

6 Năng lực giao tiếp hợp tác

Hình thành các nhóm học tập, phân công các nội dung trong chuyên đề, trình bày các kết quả tìm hiểu của mỗi nhóm.

Một phần của tài liệu GIÁO án SINH 12 SOAN THEO HUONG MOI (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w