BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT

Một phần của tài liệu GIÁO án SINH 12 SOAN THEO HUONG MOI (Trang 81 - 85)

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5 phút).

Kích thước của quần thể sinh vật? Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể sinh vật?

Trình bày các kiểu tăng trưởng của quần thể sinh vật?

Hoạt động 2: Biến động số lượng cá thể(15 phút).

a. Chuẩn bị của GV, HS:

GV: Hình 39.1, 39.2 SGK.

HS: Nghiên cứu trước nội dung I SGK.

b. Hoạt động của thầy- trò

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài ghi Bước 1: GV yêu cầu HS nghiên cứu mục I SGK,

quan sát hình 39.1, 39.2 SGK thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:

- Biến động số lượng cá thể của quần thể là gì? Cho VD?

- Có mấy loại biến động số lượng cá thể? Phân biệt các dạng biến động đó? Cho VD minh họa?

Bước 2: HS nghiên cứu, thảo luận nhóm hoàn thành nội dung câu hỏi.

Bước 3: Đại diện HS trình bày kết quả. Các HS khác

I.Biến động số lượng cá thể.

1. Khái niệm : Biến động số lượng cá thể của quần thể là sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể.

2. Phân loại: Số lượng cá thể của quần thể có thể bị biến động theo chu kì hoặc không theo chu kì.

a. Biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì là biến động xảy ra do những thay đổi có tính chu kì của môi trường.

b. Biến động số lượng cá thể của quần thể không theo

nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Gv nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

chu kì là biến động mà số lượng cá thể của quần thể tăng hoặc giảm một cách đột ngột do những thay đổi bất thường của môi trường tự nhiên hay do hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của con người.

c. Năng lực hình thành: Tự học, phân tích, quan sát, khái quát, liên hệ thực tế...

Hoạt động 3 Nguyên nhân gây biến động và sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể(20 phút).

a. Chuẩn bị của GV, HS:

GV: Bảng 39, hình 39.3 SGK.

HS: Nghiên cứu trước nội dung II SGK.

b. Hoạt động của thầy- trò

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài ghi Bước 1: GV yêu cầu HS nghiên cứu mục I

SGK, quan sát hình 39.1, 39.2 SGK thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:

- Hoàn thành bảng 39 SGK?

- Nêu các nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể?

- Những nhân tố nào gây biến động số lượng cá thể của quần thể? Phân tích?

- Trạng thái cân bằng của quần thể là gì?

Bước 2: HS nghiên cứu, thảo luận nhóm hoàn thành nội dung câu hỏi.

Bước 3: Đại diện HS trình bày kết quả. Các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Gv nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

II.Nguyên nhân gây biến động và sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.

1. Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể a. Do thay đổi của các nhân tố sinh thái vô sinh.

b. Do thay đổi của các nhân tố sinh thái hữu sinh.

2. Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.

- Quần thể luôn có xu hướng tự điều chỉnh số lượng cá thể bằng cách làm giảm hoặc kích thích làm tăng số lượng cá thể.

- Sự biến động số lượng cá thể của quần thể được điều chỉnh bởi sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, xuất cư, nhập cư.

+ Khi điều kiện môi trường thuận lợi (hoặc số lượng cá thể quần thể thấp)  mức tử vong giảm, sức sinh sản tăng, nhập cư tăng  tăng số lượng cá thể của quần thể.

+ Khi điều kiện môi trường khó khăn (hoặc số lượng quần thể quá cao)  mức tử vong tăng, sức sinh sản giảm, xuất cư tăng  giảm số lượng cá thể của quần thể.

3. Trạng thái cân bằng của quần thể

Quần thể luôn có khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể khi số cá thể tăng quá cao hoặc giảm quá thấp dẫn tới trạng thái cân bằng (trạng thái số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường).

c. Năng lực hình thành: Tự học, phân tích, quan sát, khái quát, liên hệ thực tế...

Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò(5 phút).

1: Điều nào dưới đây không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự biến đổi số lượng của quần thể:

A. Mức tử vong. B. Mức sinh sản C. Mức xuất và nhập cư. D. Mức cạnh tranh.

2: Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì?

A. Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô,… chim cu gáy thường xuất hiện nhiều.

B. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều.

C. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm.

D. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC.

6. Mô tả mức độ nhận thức:

Cấp Tên

chủ đề

Nhận biết Thông hiểu

Vận dụng

Cấp độ thấp Cấp độ cao Quần thể sinh

vật và mối quan hệ giữa

- Nêu được KN, VD quần thể.

- Nêu được biểu hiện,

- Lấy được VD về quần thể, quan hệ hỗ trợ và quan hệ

- Giải thích tại sao quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh là đặc điểm

- ứng dụng vào sx nhằm tăng năng suất: nuôi trồng

các cá thể trong quần thể

ý nghĩa của quan hệ hỗ trợ, quan hệ cạnh tranh.

cạnh tranh - Phân biệt quần thể với tập hợp ngẫu nhiên các cá thể.

thích nghi của sinh vật.

- chỉ ra các loại quan hệ trong quần thể

đúng mật độ

Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

- Nêu được các đặc trưng cơ bản của quần thể.

- Nêu được KN kích thước quần thể.

- Nêu được tăng trưởng quần thể trong điều kiện bị giới hạn và không bị giới hạn.

- Phân biệt được các kiểu phân bố về KN, ý nghĩa.

- Phân biệt được kích thước tốiđa với kích thước tối thiểu.

- Chỉ ra được kiểu phân bố của các loài.

- chỉ ra mật độ là đặc trưng cơ bản nhất.

Khai thác và bảo vệ các loài sinh vật

Biến động số lượng cá thể của quần thể

- Nêu được KN, các dạng biến động số lượng cá thể.

- Nêu trạng thái cân bằng của quần thể.

- Phân biệt các dạng biến động - Giải thích cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.

- Chỉ ra các VD biến động theo chu kì và không theo chu kì.

Nêu ứng dụng trong sx nông nghiệp và bảo vệ các loài sinh vật

7. Hệ thống câu hỏi: Đã có ở mục củng cố sau mỗi bài.

BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT SỐ 1 HỌC KÌ II I. Ma trận

Cấp độ Nội dung

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

Cấp độ thấp Cấp độ cao Biến động số

lượng cá thể của quần thể

- Nêu được KN biến động số lượng cá thể của quần thể.

- Nêu được các dạng biến động số lượng.

- Cho VD minh họa mỗi dạng biến động

- Rút ra ý nghĩa của biến động số lượng cá thể trong sản xuất nông nghiệp và bảo vệ khai thác tài nguyên.

Cho VD minh họa ý nghĩa của nghiên cứu biến động II. Đề kiểm tra

Câu 1: Biến động số lượng cá thể của quần thể là gì? Có mấy dạng biến động?Cho VD minh họa cho mỗi dạng biến động số lượng cá thể của quần thể

Câu 2: Nghiên cứu về biến động số lượng cá thể của quần thể có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp và bảo vệ các loài sinh vật? Cho VD?

III. Đáp án Câu 1:

Khái niệm : Biến động số lượng cá thể của quần thể là sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể.(3 điểm).

Phân loại: Số lượng cá thể của quần thể có thể bị biến động theo chu kì hoặc không theo chu kì. (2 điểm).

VD(2 điểm).

Câu 2:

Những nghiên cứu về biến động số lượng cá thể có thể giúp các nhà nông nghiệp xác định đúng lịch thời vụ để vật nuôi, cây trồng sinh trưởng trong điều kiện thích hợp nhất trong năm, nhằm đạt năng suất cao(1 điểm).

Đồng thời các nhà bảo vệ môi trường chủ động trong việc hạn chế sự phát triển quá mức của các loài sinh vật gây hại gây mất cân bằng sinh thái.(1 điểm)

VD(1 điểm)

BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT SỐ 1 HỌC KÌ II

I. Ma trận Cấp độ Nội dung

Nhận biết Thông hiểu

Vận dụng

Cấp độ thấp Cấp độ cao Biến động số

lượng cá thể của quần thể

- Nêu được KN biến động số lượng cá thể của quần thể.

- Nêu được các dạng biến động số lượng.

- Cho VD minh họa mỗi dạng biến động

- Rút ra ý nghĩa của biến động số lượng cá thể trong sản xuất nông nghiệp và bảo vệ khai thác tài nguyên.

Cho VD minh họa ý nghĩa của nghiên cứu biến động II. Đề kiểm tra

Câu 1: Biến động số lượng cá thể của quần thể là gì? Có mấy dạng biến động?Cho VD minh họa cho mỗi dạng biến động số lượng cá thể của quần thể

Câu 2: Nghiên cứu về biến động số lượng cá thể của quần thể có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp và bảo vệ các loài sinh vật? Cho VD?

III. Đáp án Câu 1:

Khái niệm : Biến động số lượng cá thể của quần thể là sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể.(3 điểm).

Phân loại: Số lượng cá thể của quần thể có thể bị biến động theo chu kì hoặc không theo chu kì. (2 điểm).

VD(2 điểm).

Câu 2:

Những nghiên cứu về biến động số lượng cá thể có thể giúp các nhà nông nghiệp xác định đúng lịch thời vụ để vật nuôi, cây trồng sinh trưởng trong điều kiện thích hợp nhất trong năm, nhằm đạt năng suất cao(1 điểm).

Đồng thời các nhà bảo vệ môi trường chủ động trong việc hạn chế sự phát triển quá mức của các loài sinh vật gây hại gây mất cân bằng sinh thái.(1 điểm)

VD(1 điểm)

Ngày soạn: 17/2/2017 Ngày dạy: 20/ 2/ 2017 TPPT: 44-45 1/ CHUYÊN ĐỀ XII: QUẦN XÃ SINH VẬT

Gồm các bài: Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã.

Bài 41: Diễn thế sinh thái.

2/ MỤC TIÊU:

a. Kiến thức.

- Định nghĩa được khái niệm quần xã.

- Nêu được các đặc trưng cơ bản của quần xã : tính đa dạng về loài, sự phân bố của các loài trong không gian.

- Trình bày được các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã (hội sinh, hợp sinh, cộng sinh, ức chế – cảm nhiễm, vật ăn thịt - con mồi và vật chủ – vật kí sinh).

- Trình bày được diễn thế sinh thái (khái niệm, nguyên nhân và các dạng diễn thế và ý nghĩa của diễn thế sinh thái).

b. Kỹ năng.

Sưu tầm các tư liệu đề cập các mối quan hệ giữa các loài và ứng dụng các mối quan hệ trong thực tiễn.

c. Thái độ.

- Yêu thích môn Sinh học, có ý thức bảo vệ các loài sinh vật trong tự nhiên đặc biệt là động vật quý hiếm.

d/ Nội dung trọng tâm của chuyên đề

- Khái niệm quần xã sinh vật.

- Các đặc trưng về số lượng và sự phân bố trong không gian của quần xã.

- Phân biệt các mối quan hệ hỗ trợ và đối kháng trong quần xã.

- Khái niệm hiện tượng khống chế sinh học, nêu ví dụ.

- Khái niệm diễn thế sinh thái, sự khác nhau giữa các loại dễn thế nguyên sinh và thứ sinh.

- Nguyên nhân bên trong và bên ngoài của diễn thế.

3/ PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ SỬ DỤNG, PHƯƠNG PHÁP:

- Hình 40.1, 40.2, 40.3, 40.4, 41.1, 41.2, 41.3; bảng 40, 41 SGK.

- Phương pháp giảng dạy: vấn đáp, trực quan, kỹ thuật làm việc nhóm…..

4/ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC STT Tên năng lực Các kĩ năng thành phần

1

Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

Các kĩ năng sinh học cơ bản:

Quan sát hình 40.1 nêu được khái niệm quần xã sinh vật.

Quan sát hình 40.2 nêu được sự phân tầng trong rừng mưa nhiệt đới.

Quan sát bảng 40 nêu được mối quan hệ giữa các loài trong quần xã: Đặc điểm, VD .

Quan sát hình 40.3, 40.4 phân tích được mối quan hệ giữa các loài trong hình.

Quan sát hình 41.1, 41.2 nêu được khái niệm diễn thế sinh thái và các kiểu diễn thế sinh thái.

Quan sát hình 41.3 mô tả được quá trình diễn thế thứ sinh tại rừng lim Hữu Lũng.

Hoàn thành bảng 41 để phân biệt được diễn thế nguyên sinh, diễn thế thứ sinh.

2

Năng lực thu nhận và xử lý thông tin

- Trình bày được KN quần xã, sự phân bố trong không gian quần xã - Trình bày được đặc điểm các loại mối quan hệ trong quần xã - Trình bày được KN diễn thế sinh thái, các loại diễn thế sinh thái.

- Nêu được tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế.

3

Năng lực nghiên cứu khoa học

Các kĩ năng khoa học:

Quan sát các đối tượng sinh học; Tính toán; Xử lí và trình bày các số liệu, lập các bảng biểu, biểu đồ.

4 Năng lực tính toán

Biết cách tính độ phong phú của loài và kích thước quần thể theo phương pháp đánh bắt – thả - bắt lại.

5 Năng lực ngôn ngữ

Phát triển ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết thông qua trình bày, tranh luận, thảo luận.

6 Năng lực giao tiếp hợp tác

Hình thành các nhóm học tập, phân công các nội dung trong chuyên đề, trình bày các kết quả tìm hiểu của mỗi nhóm.

5/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Một phần của tài liệu GIÁO án SINH 12 SOAN THEO HUONG MOI (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w