TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI

Một phần của tài liệu GIÁO án SINH 12 SOAN THEO HUONG MOI (Trang 73 - 76)

Hoạt động 2: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái(15 phút).

a. Chuẩn bị của GV, HS:

GV: Tranh, ảnh về sinh vật trong các loại môi trường.

HS: Nghiên cứu trước nội dung I SGK.

b. Hoạt động của thầy- trò

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài ghi Bước 1: GV yêu cầu HS nghiên cứu mục I SGK, thảo

luận nhóm trả lời các câu hỏi:

- Môi trường là gì? Kể tên các loại môi trường? Cho VD các loài sinh vật sống trong các loại môi trường?

- Nhân tố sinh thái là gì? Gồm những loại nào?

- Các hoạt động nào của con người có thể làm biến đổi môi trường sống của các loài sinh vật?

- Các hoạt động đó ảnh hưởng đến các loài sinh vật như thế nào?

- Chúng ta cần làm gì để đảm bảo môi trường sống tốt cho các loài sinh vật?

Bước 2: HS nghiên cứu, thảo luận nhóm hoàn thành nội dung câu hỏi.

Bước 3: Đại diện HS trình bày kết quả. Các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Gv nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

GV lưu ý HS:

- tích hợp biến đổi khí hậu

Các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh, trong đó con người là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nhiều loài sinh vật.

- Các nhân tố sinh thái còn được chia thành nhân tố không phụ thuộc mật độ và các nhân tố phụ thuộc mật độ.

I. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái.

1. Môi trường

- Môi trường của sinh vật là phần không gian bao quanh sinh vật mà ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường trực tiếp hay gián tiếp tác động lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

- Có các loại môi trường sống chủ yếu : Môi trường cạn (mặt đất và lớp khí quyển), môi trường đất, môi trường nước (nước mặn, nước ngọt, nước lợ), môi trường sinh vật (thực vật, động vật, con người).

2. Nhân tố sinh thái

- KN: Nhân tố sinh thái là tất cả những yếu tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống của sinh vật

- Phân loại:

* Nhân tố vô sinh : là tất cả các nhân tố vật lí, hoá học của môi trường xung quanh sinh vật. Ví dụ : Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm…

* Nhân tố hữu sinh : là thế giới hữu cơ của môi trường và là những mối quan hệ giữa một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) này với một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) khác sống xung quanh

c. Năng lực hình thành: Tự học, liệt kê, phân tích, liên hệ thực tế, phân loại...

Hoạt động 3: Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái(20 phút).

a. Chuẩn bị của GV, HS:

GV: Hình 35.1, 35.2.

HS: Nghiên cứu trước nội dung I SGK.

b. Hoạt động của thầy- trò

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Bước 1: HS quan sát hình 35.1, 35.2; nghiên cứu mục II SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:

- Các nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật theo những quy luật nào?

- Giới hạn sinh thái là gì?

- Giới hạn sinh thái gồm những giá trị nào?

Gồm mấy khoảng?

- Tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái là gì? Cho VD?

- Ổ sinh thái là gì?

II. Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái 1. Giới hạn sinh thái

a. VD: : giới hạn sinh thái của cá rôphi Việt Nam là 5,6oC đến 42oC

Hầu hết cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 20oC đến 30oC

b. Quy luật giới hạn sinh thái : Mỗi loài có một giới hạn chịu đựng đối với một nhân tố sinh thái nhất định. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.

* Giới hạn sinh thái : Là khoảng giá trị xác định của một

- Phân biệt ổ sinh thái với nơi cư trú? Cho VD?

- Điều gì sẽ xảy ra khi các loài sinh vật có ổ sinh thái trùng nhau?

- Ý nghĩa của việc phân hóa ổ sinh thái?

Bước 2: HS nghiên cứu, thảo luận nhóm hoàn thành nội dung câu hỏi.

Bước 3: Đại diện HS trình bày kết quả. Các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Gv nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển được.

* Giới hạn sinh thái bao gồm

- Khoảng thuận lợi : Là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

- Khoảng chống chịu : Là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.

2. Ổ sinh thái

a. VD:: + Trên 1 cây to có nhiều loài chim sinh sống, có loài trên cao, có loài dưới thấp là hình thành các ổ sinh thái khác nhau.

Ví dụ: Chim ăn sâu và chim ăn hạt dù có cùng nơi ở nhưng vẫn thuộc 2 ổ sinh thái khác nhau.

Vi dụ: Rắn hổ kiếm ăn ban ngày có ổ sinh thái về thời gian khác rắn hổ kiếm ăn ban đêm.

b. KN:

Ổ sinh thái là không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn cho phép loài đó tồn tại và phát triển.

c. Năng lực hình thành: Tự học, quan sát, phân biệt, liên hệ thực tế...

Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò(5 phút).

Câu 1: Con giun đũa sinh sống trong loại môi trường nào?

A. Trong đất B. Trên mặt đất C. Dưới nước D. Trong sinh vật khác Câu 2: Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, không khí thuộc nhóm nhân tố sinh thái là?

A. Vô sinh B. Hữu sinh C. Con người D. Đặc biệt

Câu 3: Ảnh hưởng do các hoạt động của con người gây ra với sinh vật được xếp vào nhóm nhân tố?

A. Vô sinh B. Đặc biệt C. Hữu sinh D. Xã hội

Câu 4: Phạm vi chịu đựng của 1 sinh vật với sự tác động của 1 nhân tố sinh thái gọi là?

A. Giới hạn sinh thái B. Ổ sinh thái C. Giới hạn thuận lợi D. Khoảng ức chế Câu 5: Các loài chim có thể chung sống với nhau trên cùng tán cây vì?

A.Chúng không trùng nhau về ổ sinh thái dinh dưỡngB. Chúng không trùng nhau về ổ sinh thái nơi ở C. Chúng không trùng nhau về ổ sinh thái thời gian D. Chúng không cạnh tranh nhau về ánh sáng Câu 6: Cạnh tranh khốc liệt thường diễn ra khi 2 loài có cùng?

A. Nơi ở B. Giới hạn sinh thái C. Ổ sinh thái D. Vị trí sinh sản Câu 7: Điều kiện nào dưới đây đưa đến cạnh trạnh loại trừ?

A. Trùng nhau một phần về không gian sống

B. Trùng nhau về nguồn thức ăn thứ yếu, không trùng nhau về nguồn thức ăn chủ yếu C. Trùng nhau về nguồn thức ăn chủ yếu và nới kiếm ăn

D. Trùng nhau về nguồn thức ăn chủ yếu, khác nơi kiếm ăn Câu 8: Giới hạn sinh thái là

A. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với mỗi nhân tố sinh thái.

B. giới hạn phạm vi giao phối của sinh vật.

C. giới hạn phạm vi lãnh thổ của một loài D. giới hạn khả năng sinh sản của thực vật Câu 9: Khoảng chống chịu là

A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó SV có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.

B. khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.

C. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật không thể tồn tại và phát triển.

D. khoảng các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

Câu 10: Cá rô phi ở Việt Nam có thể sống được khoảng nhiệt độ từ 5,6oC đến 42oC, khoảng nhiệt độ này được gọi là

A. giới hạn trên. B. giới hạn dưới C. khoảng thuận lợi. D. giới hạn sinh thái về nhiệt độ.

Câu 11: Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi ( khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật A. có sức sống giảm dần. B. phát triển thuận lợi nhất.

C. có sức sống trung bình. D. chết hàng loạt.

Câu 12: Sự phân hoá các ổ sinh thái giúp các loài giảm bớt sự

A. cạnh tranh. B. hợp tác. C. đối địch. D. cộng sinh.

Câu 13: Trên một cây to có nhiều loài chim cùng sinh sống, loài làm tổ trên cao, loài làm tổ dưới thấp, loài kiếm ăn ban đêm, loài kiếm ăn ban ngày. Đây là ví dụ về

A. mối quan hệ hợp tác giữa các loài.B. mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài.

C. sự phân hoá ổ sinh thái trong cùng một nơi ở. D. sự phân hoá nơi ở của cùng một ổ sinh thái.

6. Mô tả mức độ nhận thức:

Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cấp cao

Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

- Nêu được KN nhân tố sinh thai, giới hạn sinh thái, ổ sinh thái.

- Nêu được quy luật tác động của các nhân tố sinh thái

- Phân loại các nhân tố sinh thái.

- Cho VD các loại nhân tố sinh thái.

- Cho VD giới hạn sinh thái

- Phân biệt nơi cư trú với ổ sinh thái

- Phân tích mối quan hệ giữa sinh vật với các nhân tố sinh thái.

- Nêu được biện pháp làm thay đổi các nhân tố sinh thái.

7. Hệ thống câu hỏi đánh giá: Đã có sau mỗi bài ở phần củng cố

Ngày soạn: 7/1/2017 Ngày dạy: 9/1/2017 TPPT: 40-43 1/ CHUYÊN ĐỀ XI: SINH THÁI HỌC QUẦN THỂ

Gồm các bài: Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.

Bài 37, 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật.

Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thế sinh vật.

2/ MỤC TIÊU:

a. Kiến thức.

- Định nghĩa được khái niệm quần thể (về mặt sinh thái học).

- Nêu được các mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong quần thể : quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh.

Nêu được ý nghĩa sinh thái của các quan hệ đó.

- Nêu được một số đặc trưng cơ bản về cấu trúc của quần thể.

- Nêu được khái niệm kích thước quần thể và sự tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện môi trường bị giới hạn và không bị giới hạn.

- Nêu được khái niệm và các dạng biến động số lượng của quần thể : theo chu kì và không theo chu kì.

- Nêu được cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.

b. Kỹ năng.

- Phân biệt quần thể với quần tụ ngẫu nhiên các cá thể bằng các ví dụ cụ thể.

- Sưu tầm các tư liệu đề cập đến các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể và sự biến đổi số lượng của quần thể.

c. Thái độ.

- Yêu thích môn Sinh học, có ý thức bảo vệ các loài sinh vật trong tự nhiên đặc biệt là động vật quý hiếm.

d/ Nội dung trọng tâm của chuyên đề

- Diễn đạt được khái niệm về quần thể, lấy được ví dụ về các quần thể trong tự nhiên.

- Diễn giải được mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, trong đó tính hợp tác, tụ họp là nổi trội, còn cạnh tranh, kí sinh, ăn thịt đồng loại là những hiện tượng hãn hữu, song không làm cho quần thể của loài bị tiêu diệt.

- Sự phân bố của các cá thể trong không gian.

- Cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi trong điều kiện môi trường ổn định là đặc tín của loài, khi điều kiện môi trường biến động thì tỉ lệ giữa các thành phần cấu trúc đó thay đổi một cách phù hợp, nhằm duy trì sự tồn tại của quần thể trong hoàn cảnh thực tại.

- Các nhân tố gây ra sự biến động kích thước quần thể.

- Sự tăng trưởng kích thước quần thể.

- Khái niệm về biến động số lượng cá thể của quần thể.

- Các dạng biến động số lượng và cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.

3/ PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ SỬ DỤNG, PHƯƠNG PHÁP:

- Hình 36.1, 36.2, 36.3, 36.4, 36.5, 37.1, 37.2, 37.3, 38.1, 38.2, 38.3, 38.4, 39.139.2,39.3; bảng 36, 37.1, 37.2, 39 SGK.

- Phương pháp giảng dạy: vấn đáp, trực quan, kỹ thuật làm việc nhóm…..

4/ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC STT Tên năng lực Các kĩ năng thành phần

1

Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

Các kĩ năng sinh học cơ bản:

Quan sát hình 36.1 nêu được khái niệm quần thể sinh vật.

Quan sát bảng 36.2, 36.3, 36.4, 36.5 bảng 36 nêu được ý nghĩa của quan hệ hỗ trợ.

Hoàn thành bảng 37.1 nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính của quần thể.

Quan sát hình 37.1, 37.2 nêu được các nhóm tuổi trong quần thể và ý nghĩa sinh thái của mỗi nhóm tuổi đó.

Quan sát hình 37.3, bảng 37.2 nêu được các kiểu phân bố cá thể trong quần thể, đặc điểm và ý nghĩa sinh thái của mỗi kiểu phân bố.

Quan sát hình 38.1, 38.2 nêu được thế nào là kích thước tối thiểu, kích thước tối đa và các nhân tố ảnh hưởng đến kích thước quần thể.

Quan sát hình 38.3 nêu được các kiểu tăng trưởng của quần thế sinh vật.

Quan sát hình 39.1, 39.2 nêu được thế nào là biến động theo chu kì và không theo chu kì.

Hoàn thành bảng 39 nêu được nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể

Quan sát hình 39.3 nêu được thế nào là trạng thái cân bằng của quần thể.

2

Năng lực thu nhận và xử lý thông tin

- Trình bày được các mối quan hệ trong quần thể.

- Nêu được ý nghĩa của quan hệ cạnh tranh và hỗ trợ.

- Trình bày được các đặc trưng cơ bản của quần thể.

- Nêu được KN, các dạng, nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể.

3

Năng lực nghiên cứu khoa học

Các kĩ năng khoa học:

Quan sát các đối tượng sinh học; Tính toán; Xử lí và trình bày các số liệu, lập các bảng biểu, biểu đồ.

4 Năng lực tính

toán giải bài tập về quần thể.

5 Năng lực ngôn ngữ

Phát triển ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết thông qua trình bày, tranh luận, thảo luận.

6 Năng lực giao tiếp hợp tác

Hình thành các nhóm học tập, phân công các nội dung trong chuyên đề, trình bày các kết quả tìm hiểu của mỗi nhóm.

5/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Một phần của tài liệu GIÁO án SINH 12 SOAN THEO HUONG MOI (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w