Phân môn luyện từ và câu

Một phần của tài liệu Biện pháp chữa lỗi ngôn ngữ trong bài văn miêu tả của học sinh lớp 5 (2018) (Trang 26 - 30)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.2 Kiểu bài rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ cho học sinh lớp 5

1.2.2.2 Phân môn luyện từ và câu

* Bài tập làm giàu vốn từ

Lên lớp 5, vốn từ ngữ của học sinh đã phát triển mạnh chính vì vậy các bài tập dạy nghĩa từ bị hạn chế và chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong các bài Luyện từ và câu ở dạng Mở rộng vốn từ

Ví dụ: Dòng nào dưới đâu nêu đúng nghĩa của từ công dân:

a. Người làm việc trong các cơ quan nhà nước.

b. Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước.

c. Người lao động chân tay làm công ăn lương.

(TIẾNG VIỆT 5- tập 2)

Tiếp theo, phải kể đến dạng bài tập hệ thống hóa vốn từ. Dạng bài tập này có vai trò quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ, từ vựng,… cho học sinh. Lên lớp 5 học sinh đƣợc học thêm khoảng 600 - 650 từ ngữ (kể cả thành ngữ, tục ngữ và một số yếu tố gốc Hán thông dụng) theo các chủ đề: Tổ quốc, nhân dân; hòa bình, hữu nghị, hợp tác; thiên nhiên và bảo vệ môi trường;

21

hạnh phúc; công dân; trật tự, an ninh; tryền thống; nam và nữ; trẻ em; quyền và nghĩa vụ. Đƣợc chia thành các loại bài tập sau:

- Bài tập tìm từ với một số dạng thường gặp như sau:

+ Bài tập tìm từ cùng chủ đề

Ví dụ: Tìm trong các từ dướ đây những từ đồng nghĩa với công dân:

Đồng bào, nhân dân, dân chúng, dân tộc, dân, nông dân, công chúng.

+ Bài tập tìm từ cùng từ loại, tiểu loại

Ví dụ: Tìm những danh từ và động từ có thể kết hợp với từ an ninh Bài tập Luyện từ và câu của yếu thuộc dạng bài sử dụng từ nhằm giúp học sinh biết cách sử dụng từ phục vụ cho hoạt động nói năng bao gồm một số dạng chủ yếu sau:

- Bài tập điền từ với hai dạng nhƣ sau:

+ Dạng bài tập cho trước từ yêu cầu học sinh tìm trong số những từ đã cho những từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu, đoạn cho sẵn

Ví dụ: Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi ô trống để các câu, các đoạn đƣợc liên kết với nhau:

Dọc theo bờ vịnh Hạ Long, trên bến Đoan, bến Tàu hay cảng Mới, những đoàn thuyền đánh cá rẽ màn sương bạc nối đuôi nhau cập bến, Những cánh buồm ướt át như cánh chim mưa. …… lướt mui bằng. …. Giã đôi mui cong.

…..khu Bốn buồm chữ nhật. ……Vạn Ninh buồm cánh én. …. nào cũng tôm cá đầy khoang. Người ta khiêng từng sọt cá nặng tươi roi rói lên chợ.

….Hòn gai buổi sáng la liệt cá tôm. Những con … khỏe, vớt lên hàng giờ vẫn giẫy đành đạch, vảy xám hoa đen lốm đốm. Những con … mình dẹt nhƣ hình con cá nhụ néo núc, trắng lốp, bóng mƣợt nhƣ đƣợc quét một lớp mỡ ngoài vậy. Những con……. tròn, thịt căng lên từng ngấn nhƣ cổ tay của trẻ lên ba, da xanh ánh, hàng chân choi choi nhƣ muốn bơi.

Theo THI SẢNH

22

(cá song, tôm, thuyền, cá chim, chợ) (TIẾNG VIỆT 5 tập 2)

+ Dạng bài tập không cho trước các từ mà để học sinh tự tìm trong vốn từ của mình mà điền vào.

Ví dụ: Tìm quan hệ từ thích hợp với mỗi ô trống:

a. Tấm chăm chỉ, hiền lành … Cám thì lười biếng, độc ác.

b. Ông đã nhiều lần can gián … vua không nghe.

c. Mình đến nhà bạn … bạn đến nhà mình?

(TIẾNG VIỆT 5 tập 2)

- Bài tập thay thế từ

Ví dụ: Thay thế từ bảo vệ trong câu sau bằng một từ đồng nghĩa với nó:

Chúng em bảo vệ môi trường sạch đẹp.

(TIẾNG VIỆT 5- tập 1)

- Bài tập tạo ngữ: dạng bài tập này nhằm giúp cho học sinh biết cách kết hợp các từ.

Ví dụ: Ghép từ công dân vào trước hoặc sau từng từ dưới đây để tạo thành cụm từ có nghĩa:

Nghĩa vụ, quyền, ý thức, bổn phận, trách nhiệm, gương mẫu, danh dự.

(TIẾNG VIỆT 5 tập 2)

- Bài tập đặt câu:

Ví dụ 1: Thêm vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép:

a. Mùa xuân đã về,………

b. Mặt trời mọc,………

c. Trong truyện cổ tích Cây khế, người em chăm chỉ, hiền lành, còn…

d. Vì trời mƣa to……

(TIẾNG VIỆT 5-tập 2)

23

Ví dụ 2: Với mỗi nội dung sau đây, em hãy đặt một câu và dùng những dấu câu thích hợp:

a. Nhờ em (hoặc anh, chị) mở hộ cửa sổ.

b. Hỏi bố xem mấy giờ hai bố con đi thăm ông bà.

c. Thể hiện sự than phục trước thành tích học tập của bạn.

d. Thể hiện sự ngạc nhiên, vui mừng khi đƣợc mẹ tặng cho một món quà mà em ao ƣớc từ lâu.

(TIẾNG VIỆT 5, tập 2)

- Bài tập viết đoạn văn:

Ví dụ: Viết một đoạn văn khoảng 5 câu trình bày suy nghĩ của em về nhân vật Út Vịnh trong bài tập đọc em đã học ở tuần 32.

- Bài tập chữa lỗi dùng từ

Ví dụ: Mẩu truyện vui dưới đây có một chỗ dùng sau từ để nối, em hãy chữa lại cho đúng:

- Bố ơi, bố có thể viết trong bóng tối đƣợc không?

- Bố viết đƣợc.

- Nhƣng bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con.

-?!

MINH CHÂU sưu tầm (TIẾNG VIỆT 5, tập 2)

* Bài tập theo mạch kiến thức, kĩ năng về từ và câu Dạng bài tập này bao gồm các nội dung nhƣ sau:

- Các lớp từ: Từ đồng nghĩa; từ đồng âm; dùng từ đồng âm chơi chữ; từ nhiều nghĩa

- Cấu tạo từ: Ôn tập về từ và cấu tạo từ.

- Từ loại: Đại từ; đại từ xƣng hô; quan hệ từ; luyện tập về quan hệ từ;

ôn tập về từ loại.

24

- Kiểu câu: Ôn tập về câu; câu ghép; cách nối các về trong câu ghép bằng quan hệ từ; nối các về trong câu ghép bằng cặp từ hô ứng.

- Dấu câu: Ôn tập về dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than); ôn tập về dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang.

- Liên kết câu: Liên kết các câu trong bài bằng ghép lặng từ ngữ; liên kết các câu trong bài bằng phép thay thế từ ngữ; liên kết bằng phép nối.

Một phần của tài liệu Biện pháp chữa lỗi ngôn ngữ trong bài văn miêu tả của học sinh lớp 5 (2018) (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)