Biện pháp chữa lỗi ngữ âm

Một phần của tài liệu Biện pháp chữa lỗi ngôn ngữ trong bài văn miêu tả của học sinh lớp 5 (2018) (Trang 39 - 44)

Chương 3: BIỆN PHÁP CHỮA LỖI NGÔN NGỮ

3.1 Biện pháp chữa lỗi ngữ âm

3.1.2 Biện pháp chữa lỗi ngữ âm

- Cần phải đọc rành mạch, phát âm đúng với chuẩn phát âm, tránh phát âm theo ngôn ngữ địa phương

Ví dụ: Ở Sơn Động nhân dân thường hay phát âm thiếu âm tiết ví dụ nhƣ: con trâu phát âm thành con tâu (mất đi âm r trong phụ âm tr). Chính vì vậy ở trường hợp này giáo viên cần:

34

Bước 1: Chỉ ra lỗi mà học sinh mắc phải (giáo viên hoặc là học sinh) Bước 2: Đọc mẫu (giáo viên đọc mẫu hoặc cho những học sinh đọc tốt đọc mẫu)

Bước 3: Cho học sinh đó phát âm lại và cho cả lớp cùng phát âm

- Cần phải để cho học sinh và phụ huynh phải hiểu rõ đƣợc vai trò và tầm quan trọng của phân môn Chính tả để có được phương pháp học tập, rèn luyện chính xác. Tránh hiện tƣợng xem nhẹ phân môn này.

- Trước tiết chính tả, học sinh phải tìm hiểu và đọc trước bài ở nhà nhiều lần. Phụ huynh có thể kèm học sinh viết những từ khó ở nhà.

- Trong quá trình giáo viên giảng bài, học sinh phải tập trung chú ý nghe giảng, thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.Trong quá trình giáo viên giảng bài có vấn đề gì chƣa hiểu hay chƣa thỏa đáng, học sinh cần phải trao đổi ngay để đƣợc kịp thời giải đáp các thắc mắc tránh hiện tƣợng giấu dốt.

- Sau tiết chính tả, những học sinh yếu kèm cần phải đƣợc sửa lỗi ngay tại lớp. Giáo viên có thể để học sinh khá kèm học sinh yếu theo hình thức

“đôi bạn cùng tiến” hoặc giáo viên có thể trực tiếp kèm học sinh trong giờ ra chơi hoặc các tiết phụ đạo. Đối với những em yếu, giáo viên cần phải liên hệ với phụ huynh để đƣợc hỗ trợ kèm từ phía gia đình.

3.1.2.2 Đối với giáo viên

- Cần xác định rõ mục đích và yêu cầu của phân môn chính tả nói chung cũng nhƣ từng bài chính tả cụ thể nói riêng để chuẩn bị nội dung và phương pháp giảng dạy cho phù hợp.

- Bản thân giáo viên phải là người chuẩn mực về tính chuẩn xác, cẩn thận, thẩm mỹ và kỷ luật để từ đó giáo dục đƣợc học sinh các đức tính này.

- Giáo viên phải cung cấp cho học sinh đầy đủ các kiến thức chính tả liên quan đến quá trình học của các em nhƣ: quy tắc viết hoa, quy định về thuật ngữ tiếng việt,... để học sinh có thể ghi nhớ và áp dụng vào trong thực tiễn học tập.

35 - Trước khi viết, giáo viên cần phải:

+ Quan tâm đến bộ phận học sinh yếu kém để có biện pháp luyện đọc cũng nhƣ luyện viết phù hợp. Gọi học sinh yếu kém đọc bài nhiều lần. Sau đó cho các bạn sửa lỗi, cô sửa lỗi. Nhiều lần nhƣ vậy, các em sẽ quen với việc mình sẽ phải đọc bài trước khi viết nên các em sẽ có tâm lý chuẩn bị bài ở nhà. Không chuẩn bị bài trước ở nhà cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tƣợng mắc lỗi chính tả của học sinh.

+ Giáo viên và học sinh sẽ đƣa ra các từ khó trong bài viết, giải nghĩa từ, phân tích những từ khó để học sinh hiểu đƣợc nghĩa và nắm đƣợc cách viết.

Do các em không hiểu nghĩa của từ nên trong nhiều trường hợp học sinh viết sai chính tả của từ đó.

Ví dụ: Học sinh rất hay viết nhầm giữa từ trocho. Để học sinh biết trong trường hợp nào sử dụng từ tro và trong trường hợp nào dùng cho thì giáo viên phải giúp học sinh hiểu đƣợc nghĩa của hai từ này nhƣ sau:

Tro là danh từ chỉ chất mùn còn lại sau khi đốt củi, rơm, rạ,…

Cho là động từ chỉ hành động chuyển cái thuộc quyền sở hữu của mình sang thành của người khác mà không đổi lấy bất cứ cái gì cả.

Sau khi học sinh đã hiểu rõ nghĩa của từ thì lúc đó học sinh sẽ không nhầm lẫn giữa hai trường hợp này nữa.

+ Cho học sinh nêu lại tƣ thế ngồi viết chuẩn (lƣng thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi; không tì ngực vào bàn; đầu hơi cúi; mắt cách vở 25-30 cm; tay phải cầm bút; tay trái tì nhẹ lên vở; hai chân để song song, thoải mái;

chọn nơi đủ ánh sáng và thuận chiều khi đọc, viết) và cách cầm bút (tay phải cầm chắc bút bằng 3 ngón tay (cái, trỏ, giữa). Đầu ngón trỏ cách đầu ngòi khoảng 2.5cm. Khi viết điều khiển bằng các cơ cổ tay và các ngón tay; Cầm bút xuôi theo chiều ngồi. Góc độ bút đặt so với mặt giấy khoảng 450. Đƣa bút từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, các nét đưa lên, đưa ngang phải nhẹ

36

nhàng; không nên cầm bút tay trái). Sau khi cho học sinh nhắc lại quy tắc giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm mẫu sau đó cho cả lớp cùng thực hiện lại cho chuẩn.

- Trong quá trình viết, giáo viên cần phải phát ẩm chuẩn, rõ ràng, rành mạch. Cần chú ý đến tốc độ viết của học sinh để có tốc độ đọc cho phù hợp.

Phải chọn vị trí đọc và âm lƣợng cho phù hợp để thuận lợi cho quá trình viết của học sinh. Trong khi đọc cần phải quan sát đến những em yếu kém để kịp thời nhắc nhở.

- Sau khi viết, giáo viên cần phải:

+ Soát lỗi chính tả: Giáo viên sẽ cho học sinh soát lỗi chính tả của bạn bên cạnh mình bằng hình thức đổi vở. Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh báo cáo lỗi của bạn mình.

+ Phân tích lỗi và chỉ ra nguyên nhân mắc lỗi của học sinh.

+ Giáo viên thường xuyên chấm bài để biết được thực trạng mắc lỗi chính tả của học sinh (trong bài làm của học sinh giáo viên gạch chân những chỗ học sinh viết sai và gọi học sinh lên, yêu cầu học sinh sửa lại cho đúng).

Để từ đó có những lời động viên, khuyến khích kịp thời giúp học sinh hăng hái học tập.

+ Giao nhiệm vụ về nhà: Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới trước ở nhà để tiết học sau đạt hiệu quả hơn. Ngoài ra, giáo viên cần phải chú ý kèm thêm các em yếu khi về nhà.

Ngoài những biện pháp nêu trên, giáo viên có thể đƣa ra một số mẹo chính tả cho học sinh nhƣ sau:

* Các phụ âm đầu:

Tr/Ch

+ Khả năng tạo từ láy của âm tr hạn chế hơn âm ch. Cụ thể tr chủ yếu là kiểu láy âm (Ví dụ: trong trẻo,...), rất ít khi tạo các từ láy vần trừ một số từ

37

sau: trọc lóc, trụi lũi, trẹt lét. Còn ch tạo cả kiểu láy âm lẫn láy vần (Ví dụ:

chơi vơi, chông chênh, cheo leo,...)

+ Những âm tiết của từ Hán Việt mang thanh nặng hay thanh huyền thì đều đƣợc viết với phụ âm tr.

Ví dụ: trịnh trọng, triệu phú, trình độ,…

+ Mẹo luật: các từ chỉ đồ dùng, quan hệ trong gia đình và tên của các con vật gần gũi với mọi ngườ thường được viết với phụ âm ch chằng hạn như:

Cha, chú, chổi, chai, chó,….

d/gi/r

+ Gi không kết hợp với các vần có âm đệm nhƣ: oa, oang, oan, ui, ua,…. các vần này sẽ kết hợp với phụ âm d

+ Trong kiểu láy vần, nếu âm tiết thứ nhất có phụ âm đầu là l thì âm tiết thức hai có phụ âm đầu là d chẳng hạn: lim dim, lò dò, lỡ dở,...

+ Trong kiểu láy âm, những từ mô tả tiếng động hay sự rung động thì đều kết hợp với phụ âm đầu r chẳng hạn nhƣ: róc rách, rì rào, run rẩy,…

l/n:

+n không kết hợp với các vần có âm đệm nhƣ: oa, oăng, ui,... trừ từ noãn, các vần này kết hợp chủ yếu với phụ âm l.

+Trong cấu tạo từ láy, n chỉ có kiểu láy phụ âm đầu nhƣ sau: nao núng, nơm nớp, nóng nảy,… còn với phụ âm l sẽ có hai kiểu láy cả âm lẫn vần ví dụ nhƣ: long lanh, lunh linh, lao xao,…

* Vần

Ƣu/iu

Các âm tiết chứa vần ưu không nhiều, chỉ bao gồm các vần sau: bưu (bưu điện, bưu phẩm,..); hưu (lương hưu, nghỉ hưu,..); lưu (lưu trữ, lưu ban,..) và lựu; Cưu (cưu mang,..), cừu, cứu, cựu (lưu cựu, cựu chiến binh,..), cửu; sưu (sưu tầm,..); tựu (thành tựu, tựu trường,..).

38

Ngoài các trường hợp kể trên, thì toàn bộ các âm tiết còn lại đều mang vần iu

Ƣơu/ iêu:

Cũng như trường hợp của ưu/iu thì vẫn ươu chỉ xuất hiện trong một số âm tiết nhƣ sau: bướu, hươu, rượu, khướu. Còn tất cả các âm tiết khác thì đều đƣợc viết với vần iêu.

Một phần của tài liệu Biện pháp chữa lỗi ngôn ngữ trong bài văn miêu tả của học sinh lớp 5 (2018) (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)