Chương 3: BIỆN PHÁP CHỮA LỖI NGÔN NGỮ
3.3 Biện pháp chữa lỗi về câu
3.3.1 Nguyên nhân mắc lỗi về câu
3.3.2.2 Biện pháp chữa lỗi về lỗi về dấu câu
Trong nhóm lỗi về câu thì lỗi về dấu câu là chiếm nhiều nhất. Lỗi này chiếm đến 2/3 số lỗi về câu. Lỗi dấu câu đƣợc chia ra làm hai dạng nhƣ sau:
* Đối với lỗi không dùng dấu câu.
Nguyên nhân gây ra lỗi ở đây chính là học sinh không nắm đƣợc chức năng của dấu câu, từ đó dẫn đến vi phạm nguyên tắc sử dụng dấu câu.
Lỗi này gây ra những khó khăn cho người đọc trong quá trình đọc và hiểu văn bản này.
Biện pháp chữa lỗi: Trước hết, cần cho học sinh nắm được chức năng của các dấu câu, đặc biệt là các dấu thường gặp như: dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than,… Tiếp đó, cho học sinh làm các dạng bài tập về dấu câu nhƣ bài tập tách câu, bài tập điền dấu câu,….
Ví dụ nhƣ sau:
Hằng ngày chú gà trống thường ra vườn kiếm ăn một khi chú thấy con mồi cú liền mổ tóc một cái con mồi đã vào mồm chú rồi mọi lần chú lại kiếm ăn về rất sớm nhƣng hôm nay chú về rất muộn em thấy lạ liền vội vàng ra vườn xem thì ra chú bị thương ở chân em liền chạy ra và bế chú vào nhà băng bó vết thương cho chú khi chú khỏi chân sáng nào chú cũng lục cục ở ngoài sân em lại chạy ra vườn vứt cho chú một năm thóc xong em lại đi học.
(Nguyễn Tiến An - lớp 5C Trường Tiểu học An Lập) Với đoạn văn của học sinh trên, đầu tiên chúng ta phải cho học sinh đọc và tách thành từng câu. Sau đó, cho học sinh điền dấu phù hợp.
Đoạn văn đúng phải là:
Hằng ngày, chú gà trống thường ra vườn kiếm ăn. Một khi chú thấy con mồi, chú liền mổ tóc một cái, con mồi đã vào mồm chú rồi. Mọi lần chú lại
48
kiếm ăn về rất sớm nhƣng hôm nay chú về rất muộn. Em thấy lạ liền vội vàng ra vườn xem. Thì ra, chú bị thương ở chân em liền chạy ra và bế chú vào nhà, băng bó vết thương cho chú. Khi chú khỏi chân, sáng nào chú cũng lục cục ở ngoài sân. Em lại chạy ra vườn vứt cho chú một năm thóc xong em lại đi học.
* Đối với lỗi dùng dấu câu không phù hợp.
Nguyên nhân: Học sinh chƣa nắm vững lí thuyết về thành phần câu và quy tắc sử dụng dấu câu trong văn bản. Học sinh không xác định đƣợc thành phần câu nên đặt dấu chấm chƣa hợp lý (từ đó dẫn đến những lỗi về câu thiếu thành phần). Học sinh chƣa biết sử dụng dấu phẩy để ngăn cách các thành phần độc lập trong câu,…
Lỗi này tạo ra các câu thiếu thành phần, câu văn không rõ nghĩa,… gây khó khăn cho người đọc trong quá trình đọc và hiểu văn bản.
Biện pháp: Trước hết, cần cho học sinh nắm vững quy tắc sử dụng dấu câu. Sau đó, cho học sinh xác định câu và điền dấu câu cho hợp lí.
Ví dụ:
(34) Hôm nay: trời rất đẹp
(Lê Gia Hân - lớp 5B Trường Tiểu học An Lập) Câu đúng phải là: Hôm nay, trời rất đẹp.
Với nhóm lỗi về dấu câu này, chúng ta có thể rèn cho học sinh bằng cách cho chúng làm các dạng bài tập sau:
Bài tập tổng hợp kiến thức đã học thông qua hiểu biết và ví dụ của bài Ví dụ: Dựa và kiến thức đã học ở lớp 4 và các ví dụ sau đây, hay lập bảng tổng kết về tác dụng của dấu gạch ngang:
a, Chú hề vội tiếp lời:
- Tất nhiên rồi. Khi một con hươu mất sừng, cái sừng mới sẽ mọc ra.
Sau khi đêm thay thế cho ngày và ngày thế chỗ cho đêm.
- Mặt trăng cũng nhƣ vậy, Mọi thứ đều nhƣ vậy…- Giọng cô công chúa nhỏ dần, nhỏ dần. Nàng đã ngủ.
49
Chú hề đắp chăn cho công chúa rồi rén rén ra khỏi phòng.
Theo PHƠ-BƠ
b, Đứng ở đây, nhìn xa xa, phong cảnh thật đẹp. Bên cạnh là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương - con gái vua Hùng Vương thứ 18 - theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao.
Theo ĐOÀN MINH TUẤN
c, Thiếu nhi tham gia công tác xã hội:
- Tham gia tuyên truyền, cổ động cho các phong trào - Tham gia tết trồng cây, làm vệ sinh trường lớp, xóm làng
- Chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ; giúp đỡ người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn.
(TIẾNG VIỆT 5-tập 2)
Bài tập điền dấu câu.
Ví dụ: Tìm dấu câu thích hợp với mỗi ô trống:
Tùng bảo Vinh:
- Chơi cờ ca-rô đi
- Để tớ thua à Cậu cao thủ lắm
- A Tớ cho cậu xem cái này hay lắm
Vừa nói, Tùng mở tủ lấy quyển ảnh lưu niệm gia đình đưa cho Vinh xem
- Ảnh cậu chụp lúc lên mấy mà nom ngộ thế
- Cậu nhầm to rồi Tớ đâu mà tớ Ông tớ đấy - Ông cậu
- Ừ Ông tớ ngày còn bé mà Ai cũng bảo tớ giống ông nhất nhà.
Theo HẢI HỒ
Bài tập chữa lỗi dấu câu.
Ví dụ: Trong mẩu truyện vui dưới đây, người bán hàng hiểu lầm ý của khách hàng như thế nào? Để người bán hàng không hiểu lầm, ông khách cần thêm dấu gì vào tin nhắn của mình, dấu đó đặt sau chữ nào?
50
Chỉ vì quên một dấu câu
Có một ông khách nọ đến cửa hàng đặt vòng hoa viếng bạn. Ông dặn người bán hàng ghi lên băng tang: “Kính viếng X”. Nhưng khi về đến nhà, nghĩ lại, thấy lời phúng còn đơn giản quá, ông bèn sai con chuyển cho người bán hàng một tin nhắn, lời lẽ nhƣ sau: “Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ linh hồn bác sẽ đƣợc lên thiên đàng.”
Lúc vòng hoa đƣợc đem tới đám tang, ông khách mới giật mình. Trên vòng hoa cài một dải băng đen với dòng chữ thật là nắn nót: “Kính viếng bác X. Nếu còn chỗ, linh hồn bác sẽ đƣợc lên thiên đàng.”
Theo tạp chí NGÔN NGỮ
Bài tập đặt câu có sử dụng dấu câu thích hợp.
Ví dụ: Với mỗi nội dung sau đây, em hãy đặt một câu và dùng những dấu câu thích hợp:
a, Nhờ em(hoặc anh, chị) mở hộ cửa sổ.
b, Hỏi bố xem mấy giờ hai bố con đi thăm ông bà.
c, Thể hiện sự thán phục trước thành tích của bạn.
d, Thể hiện sự ngạc nhiên, vui mừng khi đƣợc mẹ thặng một món quà mà em ao ƣớc từ lâu.
(TIẾNG VIỆT 5- tập 2)
Kết luận chương 2
Trên đây là một số biện pháp chữa lỗi và hạn chế lỗi ngôn ngữ trong văn miêu tả của học sinh lớp 5. Các biện pháp này giúp các em thực hành từ ngữ, từ đó làm phong phú vốn từ, mở rộng vốn từ, nâng cao khả năng giải nghĩa từ và biết cách hệ thống hóa vốn từ theo chủ điểm. Đồng thời thông qua một số những bài tập thực hành viết câu sẽ giúp các em hoàn thiện kĩ năng viết câu đúng. Ngoài ra, các biện pháp này còn giúp các em hạn chế lỗi chính tả, biết thêm một số mẹo chính tả cần thiết trong học tập. Nhờ vậy, các em sẽ hạn chế đƣợc tối đa các lỗi ngôn ngữ trong bài văn miêu tả của mình.
51
KẾT LUẬN
1. Kết luận
Trong khuôn khổ khóa luận này, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát lỗi trên 186 bài văn miêu tả của học sinh lớp 5 tại hai trường là trường Tiểu học An Lập và trường TH & THCS Vĩnh Khương. Chúng tôi đã thống kê đƣợc 754 lỗi ngôn ngữ trên 186 bài văn miêu tả của học sinh. Các lỗi ngôn ngữ của học sinh chủ yếu là lỗi chính tả, lỗi sử dụng từ và lỗi về câu. Sau khi thống kê khảo sát, chúng tôi đã tiến hành phân tích nguyên nhân và đề xuất các biện pháp chữa và hạn chế lỗi ngôn ngữ cho học sinh.
Tài liệu này đã cung cấp các biện pháp chữa lỗi ngôn ngữ cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng. Nó sẽ giúp các em khắc phục đƣợc lỗi ngôn ngữ của mình, giúp cho giáo viên và phụ huynh có tài liệu để tham khảo.Từ đó, chúng tôi mong rằng đề tài này sẽ đem lại hiệu quả trong việc dạy và học Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng . Việc nghiên cứu và hoàn thành khóa luận giúp tôi nắm vững kiến thức về phân môn Tập làm văn, Chính tả, Luyện từ và câu. Qua đó, tự trang bị cho mình những thông tin phong phú và đầy đủ hơn. Đây là điều kiện để tôi có thể truyền đạt lại tri thức của mình cho các em học sinh.
Mong rằng tài liệu biện pháp chữa lỗi ngôn ngữ trong bài văn miêu tả của học sinh lớp 5 sẽ giúp cho học sinh có thêm kiến thức về lỗi ngôn ngữ và biện pháp chữa lỗi ngôn ngữ trong bài văn miêu tả. Từ đó, các em sẽ có được những lưu ý trong bài viết của mình và giúp các em tự tin viết bài văn miêu tả nói riêng và viết các bài văn nói chung.
2. Đề xuất
Qua việc khảo sát thực trang mắc lỗi sử dụng ngôn ngữ trong văn miêu tả của học sinh lớp 5, chúng tôi xin đƣa ra một vài đề xuất sau:
52
Trước tiên, nguyên nhân dẫn đến tình trạng mắc lỗi ngôn ngữ trong bài văn viết là do kết quả dạy học của phân môn Tiếng Việt nói chung và dạy học phân môn Tập làm văn nói riêng chƣa đạt hiệu quả cao. Vì vậy cần phải điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học phân môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng cho phù hợp với đặc điểm của học sinh Tiểu học để học sinh dễ dàng nắm đƣợc các kiến thức về sử dụng ngôn ngữ. Để thực hiện đƣợc những điều này chúng ta cần chú ý đên một số đặc điểm sau:
Về sách giáo khoa và phân bố chương trình, nhìn chung đã có nhiều bài tập giúp các em nắm vững cách sử dụng ngôn ngữ, tuy nhiên theo các giáo viên tiểu học thì số lƣợng bài còn chƣa thật phong phú, đa dạng (các bài tập xoay quanh những dạng thông thường: điền từ, tìm từ sai và sửa lại cho đúng,..). Chính vì vậy chúng tôi mong muốn trong chương trình, nội dung sách giáo khoa sẽ tiếp tục đƣợc bổ sung, sửa đổi để phát huy đƣợc tính sáng tạo cho học sinh, phục vụ cho quá trình viết văn.
Với tƣ cách là một giáo viên tiểu học chúng ta cần nắm chắc nội dung dạy học các kiến thức và kĩ năng làm văn viết cần trang bị cho học sinh. Hơn nữa, chúng ta cần nắm chắc đƣợc ý đồ của sách giáo khoa, thấy đƣợc ƣu nhược điểm của chương trình để phát huy những điểm mạnh, khắc phục hạn chế, nhƣợc điểm của nó.
Về phương pháp, khi tổ chức quá trình dạy học Tập làm văn ở Tiểu học, giáo viên cần chú ý đến đặc điểm của học sinh để luôn đảm bảo thống nhất giữ nội dung và hình thức trong bài Tập làm văn viết của học sinh.
53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (2003), Ngữ pháp Tiếng Việt, Nxb Giáo dục
2. Nguyễn Thị Bích (2009), Các lỗi trong văn miêu tả của học sinh lớp 4 - Khóa luận tốt nghiệp đại học.
3. PGS Cao Xuân Hạo (chủ biên 2002), Lỗi ngữ pháp và cách khắc phục, Nxb Khoa học xã hội
4. Bùi Văn Hệ (2006) Tâm lí Tiểu học, Nxb Đại Học Sƣ Phạm.
5. Đỗ Việt Hùng (2008), Sổ tay kiến thức tiếng Việt tiểu học, NXB Giáo dục 6. Hồ Lê - Trần Thị Ngọc Lang - Tô Đình Nghĩa (2005), Lỗi từ vựng và cách khắc phục, Nxb Khoa học và Xã hội
7. Hoàng Thị Nga, Tìm hiểu những lỗi thường gặp trong các bài văn miêu tả của học sinh tiểu học - Khóa luận tốt nghiệp đại học
8. Lê Phương Nga, Đỗ Xuân Thảo, Lê Hữu Bình, Nguyễn Trí (1999), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, Nxb Trường ĐHSP Hà Nội.
9. Phan Ngọc (2002), Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt và chữa lỗi chính tả, NXB Thanh niên
10. Đào Thị Thanh, Các biện pháp sửa lỗi dùng từ, đặt câu trong bài Tập làm văn viết của học sinh lớp 4-5- Khóa luận tốt nghiệp đại học
11. Phan Thiều (1998), Rèn luyện ngôn ngữ, Nxb Giáo dục.
12. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Nguyễn Văn Hiệp (1997), Tiếng Việt Thực hành, Nxb Giáo dục.
13. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2008), Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 tập 1, NXB Giáo Dục
14. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2008), Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 tập 2, NXB Giáo Dục.