Biện pháp chữa lỗi dùng từ

Một phần của tài liệu Biện pháp chữa lỗi ngôn ngữ trong bài văn miêu tả của học sinh lớp 5 (2018) (Trang 46 - 51)

Chương 3: BIỆN PHÁP CHỮA LỖI NGÔN NGỮ

3.2. Biện pháp chữa lỗi dùng từ

3.2.2. Biện pháp chữa lỗi dùng từ

Từ nguyên nhân mắc lỗi của học sinh mà chúng tôi đã nêu trên, chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp chữa lỗi dùng từ nhƣ sau:

3.2.2.1. Cung cấp vốn từ cho học sinh

Nhƣ đã nêu ở trên, học sinh đang rơi vào tình trạng vốn từ nghèo nàn . Chính vì vậy, chúng ta phải cung cấp cho học sinh một lƣợng vốn từ vừa đủ, phù hợp với năng lực, trình độ của học sinh lớp 5. Việc cung cấp vốn từ cho học sinh có thể đƣợc tổ chức trong tiết học và ngoài tiết học.

Ở trong tiết học, giáo viên cần phải dạy tốt các tiết mở rộng vốn từ cho học sinh, cung cấp cho học sinh các từ liên quan đến chủ điểm đang học.

Ngoài ra trong các tiết học khác nhƣ: Tập đọc, Tập làm văn, Chính tả,… giáo viên cũng phải kết hợp, xen kẽ để mở rộng vốn từ cho học sinh.

Ví dụ: khi học về mở rộng vốn từ trẻ em cho học sinh, ngoài việc chúng ta phải giải thích cho học sinh hiểu nghĩa của từ trẻ em ra thì giáo viên cần phải cho các em tìm:

+ Từ đồng nghĩa với từ trẻ em: trẻ thơ, trẻ con, bé con, bé thơ,…

+ Từ trái nghĩa với từ trẻ em: già nua, già cội, người già,…

41

+ Những hình ảnh so sánh đẹp về trẻ em: măng non, búp trên cành, ..

+ Những tục ngữ, thành ngữ liên quan đến trẻ em: tre già măng mọc, trẻ em nhƣ búp trên cành,…

+ ……

Từ đó, qua các bài học vốn từ của học sinh sẽ càng đƣợc mở rộng. Để các tiết mở rộng vôn từ không nhàm chán, kích thích đƣợc sự hăng hái của học sinh thì giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi, sử dụng kĩ thuật tia chớp, kĩ thuật 3 lần 3,….

Ở ngoài tiết học, giáo viên có thể cho học sinh nghe nhiều câu chuyện, bài văn hay,… trong các tiết hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt… Trong các giờ ra chơi nên khuyến khích các em lên thư viện nhà trường để đọc báo, truyện, sách,…

Tất cả các từ sau khi đã cung cấp cho học sinh cần phải sắp xếp theo hệ thống. Hệ thống này sẽ đƣợc sắp xếp sau mỗi bài học hay một chủ điểm học một cách khoa học.

3.2.2.2 Giải nghĩa từ.

Việc cung cấp nghĩa của các từ cho học sinh là đặc biệt quan trọng. Bởi nếu chỉ biết từ mà không biết nghĩa của từ học sinh cũng chẳng thể nào mà sử dụng đƣợc chúng. Vậy nên trong tất cả các tiết học song song với việc mở rộng vốn từ là việc cung cấp nghĩa của từ. Chúng ta phải đƣa ra nghĩa với các từ gần gũi với học sinh để học sinh dễ hiểu, tránh để học sinh trừu tƣợng mơ hồ khi giải nghĩa. Giáo viên khi đƣa nghĩa cho học sinh không đƣợc quá máy móc. Không nên lúc nào cũng đọc hay để học sinh đọc nghĩa của các từ trong từ điển mà chúng ta cần phải vận dụng linh hoạt nhƣ sau:

+ Đƣa ra các tranh ảnh, hình minh họa,… liên quan đến từ cần giải thích để từ đó khái quát nên nét nghĩa gần gũi với học sinh nhất

42

+ Đƣa ra các sự vật cụ thể liên quan tới vật để từ đó khái quát nên nghĩa của vật.

+Xây dựng hệ thống bài tập giải nghĩa từ

Ví dụ: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ công dân:

a, Người làm việc trong cơ quan nhà nước

b, Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nước.

c, Người lao động chân tay làm công ăn lương.

(TIẾNG VIỆT 5- tập 2)

+ Ngoài ra, giáo viên có thể cho học sinh chơi các trò chơi (chọn đáp án đúng) hay cho học sinh thảo luận theo nhóm để đƣa ra đƣợc suy nghĩ của mình về nghĩa của từ (nếu có đủ thời gian) để từ đó khái quát nên nét nghĩa đầy đủ của từ.

3.2.2.3 Rèn kỹ năng sử dụng từ

Sau khi đã cung cấp vốn từ và giải nghĩa các từ đó thì chúng ta cần phải hướng dẫn các em kĩ năng sử dụng từ. Kĩ năng này sẽ được thực hiện ở hai mức độ đó là: sử dụng từ đúng và sử dụng từ hợp với văn cảnh.

Ở mức độ sử dụng từ đúng, yêu cầu của mức độ này chỉ là học sinh sử dụng từ đúng về nghĩa thông qua các dạng bài tập đơn giản, các dạng bài tập này đƣợc sắp xếp theo mức độ khó nhƣ sau:

Bài tập điền từ:

Bài tập này rèn kỹ năng kết hợp từ sao cho phù hợp với nội dung cho sẵn. Dạng bài tập này cũng chia ra hai mức độ khác nhau đó là:

+ Bài tập điền từ cho trước vào chỗ trống: ở dạng này học sinh chỉ cần lựa chọn các từ trong ngoặc để điền vào chô trống đã cho trong bài.

Ví dụ: Chọn quan hệ từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi ô trống. giải thích vì sao em chọn quan hệ từ ấy.

a ,…… bạn Lan học hành rất chăm chỉ nên bạn ấy luôn đạt điểm cao

43

b ,……sự giúp sức của muôn loài mà cóc đã thắng trời

c, …… con người chặt phá rừng phòng hộ nên trên địa bàn thường xuyên xảy ra lũ quét và sạt lở đất.

(tại,vì, nhờ)

+ Bài tập tìm từ để điền vào chỗ trống: dạng bài này học sinh không được cho trước các từ để lựa chọn nữa mà học sinh phải tư duy sử dụng vốn từ đã có của mình để lựa chọn từ thích hợp rồi điền vào chỗ trống.

Ví dụ: Tìm quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống:

a, Tấm chăm chỉ, hiền lành …. Cám thì lười biếng, độc ác.

b, Ba mẹ ra sức bảo ban…An vẫn kiên quyết không nghe lời.

c, Linh đến nhà Mai ….. Mai đến nhà Linh?

Bài tập thay thế từ.

Đây là dạng bài tập mà học sinh không chỉ tìm từ để điền vào ví trí từ thay thế mà còn phải xác định đƣợc vị trí cần phỉa thay thế. Sau đó, học sinh mới tìm từ thích hợp có quan hệ với từ cần thay thế để thay thế. Tuy nhiên yêu cầu là phải tạo ra một câu hay đoạn văn có nghĩa và hay hơn ban đầu.

Ví dụ: Hãy thay thế những từ ngữ lặp lại trong mỗi câu văn của đoạn văn sau bằng những từ ngữ có giá trị tương đương để đảm bảo liên kết mà không bị lặp từ:

Mấy học trò cũ từ xa về dâng biếu cụ giáo những cuốn sách quý. Cụ giáo hỏi thăm công việc của từng người, bảo ban các học trò nhỏ, rồi nói:

-Thầy cảm ơn các anh. Bây giờ nhân có đông đủ môn sinh, thầy muốn mời tất cả các anh theo thầy tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng.

Mấy môn sinh đồng thanh dạ ran. Thế là cụ giáo đi trước, học trò theo sau. Các anh có tuổi đi ngay sau cụ giáo, người ít tuổi hơn nhường bước và theo sau là mấy chú để tóc trái đào. Cụ giáo dẫn học trò đi về cuối làng, sang tận thôn Đoài, đến một ngôi nhà tranh đơn sơ mà sáng sủa, ấm cúng.

Theo Hà Ân

44 Bài tập đặt câu.

Đây là dạng bài tập kết hợp nhiều kỹ năng nhƣ là: kỹ năng tìm từ, kỹ năng sử dụng từ, kỹ năng đặt câu,… cho phù hợp. Dạng bài tập này ta cũng có thể chia ra hai mức độ để rèn luyện học sinh nhƣ sau:

+ Cho trước một vế câu, yêu cầu học sinh viết thêm một vế còn lại vào trong câu.

Ví dụ: Thêm một vế câu vào chỗ trống để tao thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản:

a, Tuy gia đình bạn Lan rất nghèo………

b, ……… nhưng cây cối vẫn tốt tươi.

c, Mặc dù đã ra sức dọn dẹp vệ sinh…….

+Yêu cầu học sinh đặt một câu với chủ đề đã cho.

Ví dụ: Đặt 5 câu khác nhau để miêu tả bộ phận của cây phƣợng.

Sau khi học sinh đã biết cách sử dụng từ đúng thì chúng ta phải hướng học sinh đên việc sử dụng từ đúng với văn cảnh. Đây là một yêu cầu cao trong quá trình sử dụng từ. Nó không chỉ yêu cầu sử dụng từ đúng mà còn phải hay, phải hợp với văn cảnh để bài văn thêm sinh động, hấp dẫn, tạo ấn tượng với người đọc. Ở mức độ này, giáo viên cần cho học sinh thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1, giáo viên cho học sinh sử dụng từ để viết đoạn văn.

Ví dụ: Viết đoạn văn khoảng 5-7 câu để miêu tả về bà của em.

- Bước 2: Sau khi học sinh đã viết tốt các đoạn văn rồi, giáo viên cho học sinh viết cả bài văn.

Ví dụ: Em hãy viết một bài văn tả bà của em.

Ngoài những biện pháp đã nêu trên, giáo viên cần chú ý đến phương pháp giảng dạy của mình. Giáo viên phải tích cực học hỏi, sáng tạo,… để đổi mới phương pháp trong quá trình giảng dạy, tạo ra được hứng thú học tập cho học sinh. Từ đó, học sinh sẽ học tốt hơn và đạt đƣợc kết quả cao hơn.

Một phần của tài liệu Biện pháp chữa lỗi ngôn ngữ trong bài văn miêu tả của học sinh lớp 5 (2018) (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)