Kết quả thống kê và nhận xét

Một phần của tài liệu Biện pháp chữa lỗi ngôn ngữ trong bài văn miêu tả của học sinh lớp 5 (2018) (Trang 32 - 38)

Chương 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC LỖI THƯỜNG GẶP

2.2 Kết quả thống kê và nhận xét

Tổng số lỗi của 186 bài kiểm tra là 754 lỗi, cụ thể nhƣ sau:

SỐ LỖI TỈ LỆ (%)

NHÓM LỖI

Lỗi ngữ âm

Lỗi phụ âm đầu 287 38

Lỗi phần vần 94 12.5

Lỗi viết hoa 29 4

Lỗi thanh điệu 11 1.5

Lỗi dùng từ

Sai về quan hệ kết hợp 102 13.5

Lặp từ 74 9.8

Sai về nghĩa 44 5.8

Thừa từ 22 2.9

Thiếu từ 21 2.8

Sai về phong cách 16 2.1

Sai về cấu tạo 7 0.9

Lỗi về câu

Lỗi dấu câu 33 4.3

Câu thiếu chủ ngữ 11 1.5

Câu thiếu vị ngữ 3 0.4

Thiếu về trong câu ghép 0 0

Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ 0 0

Tổng 754 100

Bảng 4.2.2: Khảo sát lỗi ngôn ngữ trong văn miêu tả của học sinh lớp 5 tại trường Tiểu học An Lập và trường TH&THCS Vĩnh Khương

27 Nhận xét:

Trong 186 bài văn miêu tả của học sinh lớp 5 ở hai trường: Tiểu học An Lập, Tiểu học và Trung học cơ sở Vĩnh Khương, học sinh mắc khá nhiều lỗi, cụ thể là 754 lỗi. Trong đó các lỗi thường chủ yếu là viết sai chính tả, dùng từ chưa chuẩn và một số lỗi về câu. Lỗi về chính tả chiếm tỉ lệ lớn nhất 56%, lỗi sử dụng từ chiếm 38% và lỗi học sinh mắc ít nhất là lỗi về câu, lỗi này chỉ chiếm 6%.

Trước hết, lỗi sai nhiều nhất của học sinh là lỗi viết sai chính tả. Lỗi này chiếm đến 56% tổng số lỗi mà học sinh mắc phải. Trong đó, học sinh chủ yếu sai ở các lỗi phụ âm đầu (38%) và lỗi phần vần (12.5%)

Ví dụ:

- Lỗi phụ âm đầu:

(2) Trường em lằm ở trung tâm xã Vĩnh Khương.

(Hoàng Văn Khánh- lớp 5A Trường Tiểu học An Lập) (3) Trường em có rất nhiều loại cây như: cây phượng, sà cừ, bàng, … (Nông Minh Tuấn- lớp 5C Trường TH&THCS Vĩnh Khương) - Lỗi phần vần:

(4) Phía dưới sân trường có rất nhiều buồn hoa.

(Hoàng Phước Hạnh- Lớp 5B Trường TH&THCS Vĩnh Khương) (5) Bắp chân, bắp tay bố rắng chắc.

(Nguyễn Văn Quang- lớp 5A Trường Tiểu học An Lập) Lên đến lớp 5, các kiến thức về thanh điệu và viết hoa học sinh nắm khá chắc nên các lỗi này học sinh mắc khá ít. Cụ thể, lỗi về thanh điệu chỉ chiếm 1.5% và lỗi viết hoa chiếm 4%. Trong lỗi về thanh điệu học sinh chủ yếu nhầm lẫn giữa dấu ngã và dấu sắc.

Ví dụ:

(6) Còn một thời gian ngắn nứa thôi thì chúng em sẽ không đƣợc học ở ngôi trường này nữa

(Chu Văn Tuyên- lớp 5A Trường TH&THCS Vĩnh Khương)

28

(7) Nhìn xuống sân trường những cái cây cổ thủ, cây bàng, cây phượng đang tỏa bóng mát

(Vũ Văn Linh- lớp 5B Trường Tiểu học An Lập) Trong lỗi viết hoa, học sinh mắc khá ít. Nguyên nhân chủ yếu là do học sinh quên viết hoa tên riêng hay là do học sinh quên viết hoa sau dấu chấm, tuy nhiên lỗi này rất ít

Ví dụ:

(8) Trường em nằm giữa xã an lập

(Hoàng Tiến An- lớp 5B Trường Tiểu học An Lập) (9) Mẹ em làm nghề may. mẹ em năm nay 36 tuổi.

(Nguyễn Minh Hoàng- lớp 5A Trường TH&THCS Vĩnh Khương) Lỗi sử dụng từ chiếm tỉ lệ cao thứ 2 trong số các lỗi mà học sinh mắc phải trong quá trình viết văn. Cụ thể các lỗi sử dụng từ chƣa chuẩn học sinh mắc 286 lỗi, chiếm 38% tổng số lỗi. Các lỗi ở nhóm này chủ yếu là dùng từ sai về cấu tạo, sai về nghĩa, sai về quan hệ kết hợp, sai về phong cách, lặp từ, thiếu từ, thừa từ. Trong đó lỗi sai về quan hệ kết hợp là phổ biến nhất, lỗi này chiếm đến 13.5% tổng số lỗi học sinh mắc phải. Nguyên nhân chủ yếu mắc lỗi này là do học sinh không biết kết hợp các từ sao cho chuẩn và phù hợp với nhau dẫn đến các lỗi này chiếm số lƣợng lên nhƣ vậy.

Ví dụ:

(10) Đôi mắt chim bồ câu sáng long lanh.

(Nguyễn Thế Trực- lớp 5A Trường Tiểu học An Lập) (11) Mẹ có chiếc mũi bầu bĩnh rất đẹp.

(Nguyễn Quốc Anh- lớp 5C Trường TH&THCS Vĩnh Khương) Trong quá trình viết văn, học sinh Tiểu học không thể tránh khỏi các lỗi nhƣ thiếu từ, thừa từ và lặp từ. Trong các lỗi ấy, lỗi lặp từ chiếm nhiều nhất, nó chiếm tới 9.8%

29 Ví dụ:

(12) Mẹ em có bàn tay thon dài. Em rất yêu quý bàn tay của mẹ em. Mẹ em có nước da ngăm đen. Mẹ em có dáng người dong dỏng cao.

(Nông Quốc Thế- lớp 5B Trường TH&THCS Vĩnh Khương) Lỗi thiếu từ và thừa từ có tỉ lệ mắc lỗi tương đương nhau. Lỗi thiếu từ chiếm 2.9% và lỗi dùng thừa từ chiếm 2.8%

Ví dụ:

- Lỗi thừa từ

(13) Còn nhớ, những khi em ốm, người đã ân cần chăm sóc cho em không là ai khác đó chính là mẹ em

(Nguyễn Văn Duy- Lớp 5A Trường Tiểu học An Lập) (14) Rồi mẹ còn dặn dò em đi học, để học tập thật tốt rồi trở thành người có ích cho xã hội

(Đào Ngọc Dũng- lớp 5A Trường TH&THCS Vĩnh Khương) - Lỗi thiếu từ

(15) Cứ cuối buổi chiều anh hay đi đá bóng và đánh, đến tối anh lại nấu cơm cho em ăn.

(Nịnh Thị Giang- lớp 5A Trường Tiểu học An Lập) (16) Mỗi khi có người lạ chú lại sủa inh ỏi, em bảo chú im chú im.

(Vũ Thị Huyền My- lớp 5A Trường Tiểu học An Lập) Do học sinh không nắm đƣợc nghĩa của một số từ nên trong quá trình viết văn học sinh sử dụng từ sai về nghĩa. Lỗi này chiếm đến 5.8%.

Ví dụ:

(17) Em sẽ bồi đắp công ơn bà đã nuôi em

(Nguyễn Hương Ly - lớp 5C Trường TH&THCS Vĩnh Khương) (18) Dưới sân trường là một bờ hồ rất rộng và thả hoa súng

(Nguyễn Minh Hiếu - lớp 5A Trường TH&THCS Vĩnh Khương)

30

Các lỗi dùng từ sai về cấu tạo và dùng từ sai về phong cách chiếm rất ít. Hai lỗi này chƣa đến 3%. Ví dụ nhƣ:

- Sai về phong cách:

(19) Em không thể sống thiếu chú

(Nguyễn Thị Lan Anh - lớp 5B Trường Tiểu học An Lập) - Sai về cấu tạo:

(20) Nó là con ô ngựa.

(Mai Thị Mộc Trà - lớp 5A Trường TH&THCS Vĩnh Khương) Nhóm lỗi về câu học sinh mắc ít nhất, lỗi này chỉ chiếm 6%. Học sinh chỉ mắc lỗi thiếu chủ ngữ (1.5%), mắc rất ít lỗi thiếu vị ngữ (0.4%), lỗi nhiều nhất trong quá trình viết câu của học sinh đó là lỗi về dâu câu (4.3%).

Ví dụ:

- Câu thiếu chủ ngữ:

(21) Mặc quần áo đồng phục gọn gàng và sạch đẹp

(Nguyễn Văn An - lớp 5A Trường Tiểu học An Lập) (22) Đƣợc xây dựng cách đây rất lâu rồi

(Hoàng Văn Tiến - lớp 5B Trường Tiểu học An Lập) - Câu thiếu vị ngữ

(23) Những cây cối nhƣ cây phƣợng, cây xà cừ, cây bàng, cây sấu.

(Hoàng Thị Phượng - lớp 5B Trường TH&THCS Vĩnh Khương) - Lỗi về dấu câu

(24) Chúng em bắt đầu đi học từ 6 giờ đên trường em thấy một dòng chữ mỗi ngày đến trường là một ngày vui xong rồi em lấy chổi quét sân kêu loẹt quẹt và đi chăm sóc công trình măng non.

(Nguyễn Tiến Minh - Lớp 5C Trường Tiểu học An Lập)

31 Kết luận chương 2

Trên đây chúng tôi đã khảo sát, thống kê và nhận xét các lỗi sử dụng ngôn ngữ thường gặp trong văn miêu tả của học sinh lớp 5. Kết quả khảo sát trên đã phản ánh một cách chân thực, khách quan các lỗi mà học sinh mắc phải trong bài văn miêu tả. Thực trạng mắc lỗi đó đã phần nào phản ánh những hạn chế về sử dụng ngôn ngữ của học sinh Tiểu học, đồng thời cũng cho thấy những vấn đề còn tồn tại trong thực tế dạy và học môn Tập làm văn viết ở Tiểu học. Việc làm rất cần thiết là chúng ta phải tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục lỗi đó.

32

Một phần của tài liệu Biện pháp chữa lỗi ngôn ngữ trong bài văn miêu tả của học sinh lớp 5 (2018) (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)