Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Đại Phạm, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 -2017 (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 38 - 43)

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đánh giá tình hình cơ bản

4.1.2. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội

- Về trồng trọt:

Đại Phạm là xã chủ yếu phát triển ngành kinh tế nông nghiệp, đại bộ phận dân số sống bằng nghề nông. Nhận thức được vai trò to lớn của ngành nông nghiệp, trong thời gian qua UBND xã đã chỉ đạo các khu vận động nhân dân chủ động, tranh thủ thời tiết, tập trung sản xuất kịp thời vụ, gieo cấy hết diện tích nên mặc dù thời tiết diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sản xuất nhưng các chỉ tiêu đề ra vẫn cơ bản hoàn thành.

Tình hình trồng trọt được thể hiện qua bảng sau:

30

Bảng 4.2: Diện tích, năng suất, sản lượng của một số cây trồng chính của xã Đại Phạm ( giai đoạn 2015-2017)

Loại cây

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ ha)

Sản lượng

(tấn)

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ ha)

Sản lượng

(tấn)

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ ha)

Sản lượng

(tấn) Lúa 440,8 47,2 2080,5 440,8 48,6 2142,2 440,8 47,7 2102,6

Ngô 40 33,3 133,2 42 36,1 151,6 41,5 36,1 149,8

Khoai lang 5,5 61 33,5 5 61 30,5 6,2 61 37,8

Sắn 108 111,1 1199,8 115 111,1 1277,6 113 111,1 1255,4

Khoai tây 6 34 20,4 6,5 34 22,1 6,8 34 23,1

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của UBND xã Đại Phạm[2],[3],[4]) - Về chăn nuôi, thú ý.

Trong năm 2017 đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, không có dịch bệnh phát sinh trên địa bàn. Tiêm phòng lở mồm, long móng 2 đợt( tháng 4 và tháng 10) cho trâu, bò được 314 lượt con; tụ huyết trùng cho 105 con; tiêm phòng chó dại 02 đợt là 210 con; Nhận 86 lít khủ trùng, tiêu độc từ Trạm thú y huyện về cấp và hướng dẫn phụ đến nhân dân thông qua 2 đợt.

Tổng số gia súc, gia cầm, thủy sản đến tháng 12/2017 ( thời điểm điều tra thống kê gia súc, gia cầm) là: trâu 321 con, bằng 89,1 % so với cùng kỳ;

bò 299 con, bằng 103,1 % so với cùng kỳ; lợn 9.100con, bằng 178,4 so với cùng kỳ; đàn gia cầm 85.000 con, bằng 160,3% so với cùng kỳ; đàn dê 85 con, được nuôi ở 05 hộ gia đình; đàn ong mật 485 đàn; thủy sản có diện tích mặt nước nuôi thả 35,9 ha, sản lượng kha thác đạt 80 tấn[4].

b) Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Thực hiện phương châm phát triển kinh tế đa dạng các sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh cao hướng ra thị trường. Được sự quan tâm của Nhà nước thông qua hoạt động của ngân hàng, tạo điều kiện cho người dân được vay vốn sản xuất, các hộ đã đầu tư xây dựng các xưởng sơ chế, gia công các

31

mặt hàng phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt như: Sản xuất đồ mộc dân dụng, các xưởng xẻ, xưởng gỗ bóc, băm dăm, sơ chế chè, khung nhôm kính….thu hút và giải quyết việc làm tại chỗ; các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn trong năm 2015 duy trì hoạt động bình thường với 218 hộđạt 15,14 tỷ đồng tăng bình quân 10,80%/ năm; ( trong đó có 86 cơ sở sản xuất chế biến nguyên liệu)[4].

c) Hoạt động của các thành phần kinh tế, thương mại- dịch vụ:

Kinh tế tư nhân trong năm phát triển ổn định; chủ trương phát triển dịch vụ thương mại theo tinh thần Nghị quyết 08 ngày 26/12/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Hạ Hòa về phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng. Ngành thương mại, dịch vụ được địa phương quan tâm, trú trọng tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách, về môi trường hoạt động, ngành sản xuất, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng phát triển. Trong những năm qua ngành thương mại, dịch vụ phát triển khá trên địa bàn, số hộ tham gia hoạt động dịch vụ thương mại là 211 hộ, các hộ tham gia buôn bán nhỏ ngày càng tăng, đặc biệt là hoạt động trao đổi hàng hóa ở 02 chợ có điều kiện để phục vụ người tiêu dùng, phát triển dịch vụ vận tải, san ủi bằng các phương tiên cơ giới, khối lượng hàng hóa vận chuyển phục vụ nhu cầu xây dựng, sản xuất, kinh doanh, các dịch vụ phục vụ nhu cầu của nhân dân như ăn uống, thuốc dược, thuốc thú ý, phân bón…[4].

Hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội trên địa bàn thông qua các đoàn thể tín chấp tính đến 09/12/2015: tổng dư nợ là 13.298.300.000 đồng 4.1.2.2. Dân số, lao động

a) Dân số, lao động, việc làm và thu nhập.

Qua bảng số liệu trên cho biết hiện trạng dân số và lao động năm 2015 như sau:

Tổng số dân của xã là 5375 người và 100% là dân nông thôn. Trong đó nam giới là 2750 người, còn nữ giới là 2625 người.

32

Tổng số dân trong độ tuổi lao động của xã là 3851 lao động trong đó lao động nam có 2125 lao động chiếm 55,18 %, lao động nữ là 1726 lao động chiếm 44,8 %.

Dân số dưới tuổi lao động là 1220 người và trên độ tuổi lao động là 704 người.

Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 là 22,8 triệu đồng/ người/ năm.

Bảng 4.3.Tình hình dân số, lao động giai đoạn 2015 - 2017

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2014

Năm

2015 Năm 2016

-Tổng số nhân khẩu Người 5375 5536 5813

-Tổng số hộ Hộ 1473 1538 1661

-Số khẩu/hộ Người/hộ 3.6 3.6 3,5

+Hộ nông nghiệp Hộ 1311 1354 1446

+Hộ phi nông nghiệp Hộ 162 184 215

-Tổng số lao động Người 3851 3966 4164

+Lao động nông nghiệp Người 3268 3372 3512

+Lao động phi nông nghiệp Người 583 594 652

-Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1.01 1.03 1.05

(nguồn: UBND xã Đại Phạm)

4.1.2.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tác động đến việc sử dụng đất:

Kinh tế của xã Đại Phạm tăng trưởng ổn định phù hợp với sự dịch chuyển chung, có nhiều thuận lợi để phát triển song cũng còn gặp không ít khó khăn, cụ thể:

* Thuận lợi:

- Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội của xã Đại Phạm đạt mức trung bình, thu nhập đời sống của nhân dân dần được cải thiện.

33

- Cơ sở hạ tầng trong xã đang được đầu tư và đang phát huy tác dụng phục vụ sản xuất và đời sống. Đặc biệt là việc thực hiện bê tông hoá đường giao thông và các kênh mương, giúp cho người dân sản xuất nông nghiệp được thuận lợi hơn.

- Chính quyền xã luôn quan tâm đến các vấn đề chính sách, tôn giáo, dân tộc, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và quyền bình đẳng giữa các dân tộc tôn giáo. Do đó các dân tộc đã đoàn kết cùng nhau xây dựng nền kinh tế xã ngày một giàu mạnh.

- Xã Đại Phạm có nguồn lao động dồi dào, đội ngũ cán bộ quản lý của xã đã qua đào tạo và có kinh nghiệm trong quản lý Nhà nước và quản lý kinh tế.

- Sự nghiệp y tế - giáo dục có những bước tiến bộ khá rõ nét; giải quyết việc làm cho lao động ở địa phương được quan tâm; phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn dân cư ngày càng được chú trọng và đi vào chiều sâu.

- Công tác an ninh - quốc phòng ở địa phương luôn được giữ vững.

* Khó khăn:

- Kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của xã, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa bền vững, chuyển biến chậm, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng lao động và lợi thế vùng.

- Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp vẫn còn nhỏ lẻ, phân tán, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp còn chậm. Việc đầu tư cho sản xuất nông nghiệp chưa đúng mức, chưa tạo được sản phẩm hàng hoá đặc trưng của nông nghiệp để có giá trị thu nhập cao.

- Thương mại, dịch vụ trên địa bàn còn mang nặng tính tự phát

- Cơ sở hạ tầng tuy đã có những thay đổi nhưng vẫn còn những khó khăn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống giao thông đã xuống cấp, hệ thống cấp thoát nước chưa được đầu tư. Hệ thống điện chiếu sáng chưa hoàn chỉnh. Các công trình công cộng khác đã bị xuống cấp trầm trọng do ảnh hưởng của lũ lụt hàng năm.

34

- Việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng còn chậm. Vẫn còn vi phạm trong quản lý sử dụng đất đai

- Công tác vệ sinh môi trường trong một số khu dân cư còn hạn chế:

Chưa xây dựng được hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất, việc thu gom rác thải chưa tập kết đúng nơi quy định.

- Chất lượng nguồn nhân lực thấp, hạn chế về nguồn lực vốn và nhân công lao động chất lượng cao đang là những cản trở nhất định trong quá trình phát triển kinh tế, công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Đại Phạm, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 -2017 (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)