Hiện trạng sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Đại Phạm, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 -2017 (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 47 - 51)

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất

4.2.9. Hiện trạng sử dụng đất

4.2.9.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

Toàn xã hiện có 1977,24 ha đất nông nghiệp, chiếm 90,58% tổng diện tích tự nhiên. Hiện trạng diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp được thể hiện trong bảng sau[1]:

Bảng 4.4: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2017

STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

1 Đất nông nghiệp 1977,24 100%

1.1 Đất lúa nước 219,98 11,13

Trong đó: đất chuyên trồng lúa nước 199,83 90,84 1.2 Đất trồng lúa nương - - 1.3 Đất trồng cây hàng năm còn lại 40,79 2,06

1.4 Đất trồng cây lâu năm 347,66 17,58

1.5 Đất rừng phòng hộ - - 1.6 Đất rừng đặc dụng - -

Trong đó: khu bảo tồn thiên nhiên

1.7 Đất rừng sản xuất 1341,41 67,84

1.8 Đất nuôi trồng thủy sản 27,41 1.39 1.9 Đất làm muối - - 1.10 Đất nông nghiệp khác - -

(Nguồn: UBND xã Đại Phạm)

39

a. Đất trồng lúa nước: Diện tích 219,98 ha, chiếm 11,95 diện tích tự nhiên và bằng 11,13 diện tích nhóm đất nông nghiệp. Trong đó đất chuyên trồng lúa nước là 199,83 ha chiếm 90,84 % diện tích đất trồng lúa.

b. Đất trồng lúa nương: Trên địa bàn xã hiện không có đất trồng lúa nương.

c. Đất trồng cây hàng năm còn lại: 40,79 ha chiếm 2,06 % diện tích nhóm đất nông nghiệp, diện tích này chủ yếu trồng các loại rau màu.

d. Đất trồng cây lâu năm: có diện tích 347,66 ha, chiếm 17,58 % diện tích nhóm đất nông nghiệp. Toàn bộ là đất trồng cây lâu năm khác chủ yếu trồng các loại cây ăn quả và được phân bố trong các khu dân cư. Tuy mức độ đầu tư cho loại cây trồng này còn hạn chế nhưng bước đầu đã có sự đóng góp trong sự phát triển kinh tế hộ.

e. Đất rừng sản xuất: có diện tích 1341,41 ha chiếm 67,84% diện tích nhóm đất nông nghiệp.

f. Đất nuôi trồng thuỷ sản: Có diện tích 27,41ha chiếm 1,39% diện tích nhóm đất nông nghiệp. Diện tích này chủ yếu là ao, hồ, trong các khu dân cư hoặc nhóm hộ đấu thầu, hoặc nằm rải rác ở các ao của các hộ gia đình trong xã.

4.2.9.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp

Toàn xã hiện có 154,94 ha đất phi nông nghiệp, chiếm 40,13 % tổng diện tích tự nhiên. Hiện trạng diện tích, cơ cấu đất phi nông nghiệp được thể hiện trong bảng sau[3]:

40

Bảng 4.5: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2017 STT Mục đích sử dụng đất Diện tích

(ha)

Cơ cấu (%)

1 Đất phi nông nghiệp PNN 205,61 100

1.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình

sự nghiệp CTS 3,58 1.74

1.2 Đất quốc phòng CQP 4.01 1.95

1.3 Đất sử dụng mục đích công cộng 113.92 55.4

1.4 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 0,25 0,12

1.5 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ SKX - -

1.6 Đất di tích danh thắng DDT - -

1.7

Đất bãi thải, xử lý chất thải (trong đó có

đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại) DRA - -

1.9 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0,16 0,08

1.10 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 2,78 1,35

1.11 Đất có mặt nước chuyên dùng SMN 19,98 9,72

1.13 Đất ở ODT 38,42 18,68

1.14 Đất phi nông nghiệp còn lại PNK - -

a. Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp:

Đất xây dựng trụ sở cơ quan, các công trình sự nghiệp: 3,58 ha, chiếm 1,74% diện tích đất phi nông nghiệp. Nằm ở khu vực trung tâm xã, đây là diện tích xây dựng các khu hành chính, trụ sở làm việc của các cơ quan đóng trên địa bàn xã. Bao gồm

+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan: 0,26 ha + Đất xây dựng cơ sở y tế: 0,08 ha

+ Đất xây dựng cơ sở giáo dục, đào tạo: 3,24 ha b. Đất quốc phòng:

41

Có diện tích 16,76 ha chiếm 10,82 % diện tích đất phi nông nghiệp, đây là diện tích đất doanh trại quân đội, đất bãi tập phục vụ mục đích quốc phòng.

c. Đất cơ sở sản xuất kinh doanh: Có diện tích 0,25ha chiếm 0,12%

diện tích đất phi nông nghiệp.

d. Đất tôn giáo tín ngưỡng: Có diện tích 0.16 ha chiếm 0,08 % diện tích đất phi nông nghiệp

e. Đất nghĩa trang nghĩa địa: Có diện tích 2,78 ha chiếm 1.35 % diện tích đất phi nông nghiệp, bao gồm các khu nghĩa địa tập trung của xã, các nghĩa địa còn nằm rải rác và tự phát chưa có quy hoạch chi tiết.

f. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: Có diện tích 19,98 ha chiếm 9,72 % diện tích đất phi nông nghiệp, bao gồm sông, ngòi, kênh, rạch, suối và đất có mặt nước chuyên dùng cung cấp và dự trữ nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.

g. Đất sử dụng vào mục đích công cộng: Có diện tích 113.92 ha chiếm 55.4% diện tích đất phi nông nghiệp. Trong đó bao gồm:

+ Đất giao thông: có diện tích 58,83 ha, + Đất thuỷ lợi: có diện tích 51,14 ha,

+ Đất công trình năng lượng: Có diện tích 2,67 ha,

+ Đất công trình bưu chính viễn thông: Có diện tích 0,02 ha + Đất cơ sở văn hoá: Có diện tích 0,85 ha

+ Đất chợ: Có diện tích 0,41 ha

Nhìn chung, hầu hết các loại đất chuyên dùng trong phường được sắp xếp khá hợp lý và sử dụng có hiệu quả. Tuy nhiên, diện tích dành cho các mục đích này còn quá ít, hạng mục các công trình văn hoá, phúc lợi công cộng cũng như cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn hạn chế, phần nhiều đã xuống cấp.

Do đó, ngoài việc quan tâm đầu tư chiều sâu, cần dành một quỹ đất thích hợp cho việc mở rộng, xây dựng mới các công trình. Thực tế cho thấy ở nơi nào càng phát triển thì ở đó có tỷ trọng đất chyên dùng càng lớn.

42

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Đại Phạm, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 -2017 (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)