CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC CÔNG TRÌNH SỬA CHỮA MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC TẠI CTCP CẤP NƯỚC GIA ĐỊNH
3.4. Đề xuất mô hình QFD quản lý chất lượng các công trình sửa chữa mạng lưới cấp nước tại CTCP Cấp nước Gia Định
3.4.3. Xác định mối quan hệ giữa các giải pháp đề xuất và các nhân tố ảnh hưởng
Do thời gian làm luận văn có giới hạn nên tác giả chỉ chọn 7 nhân tố đại diện đứng đầu (theo bảng 3.11) được đánh giá ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng công trình sửa chữa mạng lưới cấp nước để phân tích mối quan hệ và xây dựng ma trận tương quan với các nhóm giải pháp đã đề xuất.
Mối quan hệ giữa các nhóm giải pháp và các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu được thể hiện ở 3 mức: mức cao ký hiệu là H tương ứng với giá trị [7÷ 9]; mức trung bình ký hiệu là M tương ứng với giá trị là [4÷6]; mức thấp ký hiệu là L tương ứng với giá trị là [1÷3].
Ma trận mối quan hệ tương quan này được lập trên cơ sở tiến hành khảo sát ý kiến chuyên gia (Phụ lục 4). Các chuyên gia khảo sát là một số cán bộ làm công tác quản lý lâu năm tại công ty. Số lượng phiếu phát đi là 20 phiếu.
Kết quả khảo sát mối tương quan giữa các nhóm giải pháp và các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu được phân tích thống kê, sử dụng phần mềm SPSS, được thể hiện trong bảng 3.14.
Bảng 3. 14: Kết quả thống kê mối tương quan giữa các nhóm giải pháp và các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu.
Nhóm giải pháp
I II III IV V
Nhân tố
1 1.90 6.10 5.30 8.60 6.90
2 6.80 8.50 8.40 8.50 6.50
3 1.70 2.40 1.50 8.30 4.30
4 1.40 1.10 1.50 8.40 1.80
5 1.50 2.70 1.10 4.80 8.00
6 1.10 1.40 8.50 6.50 1.50
7 2.60 3.10 1.70 8.50 7.90
98
Giá trị mối quan hệ Rij được làm tròn và mã hóa tương ứng với các ký tự (L; M;
H) đã quy ước. Ta có được ma trận tương quan giữa các nhóm giải pháp và các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu như sau:
Bảng 3.15: Ma trận tương quan giữa các nhóm giải pháp và các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu.
Nhóm giải pháp
I II III IV V
Nhân tố
1 L M M H H
2 H H H H H
3 L L L H M
4 L L L H L
5 L L L M H
6 L L H H L
7 L L L H H
Từ kết quả thống kê trên, ta có thể nhận thấy rằng:
Nhóm giải pháp trong công tác quản lý chất lượng trong thi công (IV) có ảnh hưởng ở mức cao (H) tới hầu hết các nhân tố chủ yếu được lựa chọn:
+ Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng, dán tem vật tư trước khi thi công.
Kiên quyết không cho sử dụng vật tư không đảm bảo chất lượng;
+ Lựa chọn, bố trí cán bộ đảm bảo năng lực, kinh nghiệm, đạo đức để tham gia công tác giám sát, triển khai thi công và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án;
+ Tuân thủ đầy đủ các quy định, quy trình trong giám sát, thi công. Cán bộ kỹ thuật, tư vấn giám sát phải thường xuyên có mặt trên công trình;
+ Tăng cường công tác phối hợp giữa chủ đầu tư, giám sát tác giả, tư vấn giám sát, đơn vị thi công xử lý kịp thời các sự cố phát sinh trong quá trình thi công;
99
+ Tăng cường công tác thanh, kiểm tra chất lượng thi công. Kiên quyết xử lý, yêu cầu tháo dỡ nếu thi công không đảm bảo chất lượng, buộc đơn vị thi công tự khắc phục, không sử dụng ngân sách dưới mọi hình thức. Đề xuất các hình thức xử lý vi phạm đối với các tập thể, cá nhân liên quan nếu có;
+ Khuyến khích sử dụng biện pháp thi công mới, hiện đại, tăng cường cơ giới hóa trong thi công đảm bảo chất lượng thi công công trình, rút ngắn tiến độ.
Điều này cũng phù hợp với thực tế khi hầu hết các nguyên nhân dẫn đến chất lượng công trình không đạt yêu cầu, kém chất lượng đều phát sinh chủ yếu trong giai đoạn thi công. Do đó, cần tập trung tất cả các nguồn lực vào giai đoạn này và triển khai đồng bộ các giải pháp như: tăng cường kiểm tra đảm bảo chất lượng vật tư trước khi thi công; các đơn vị Chủ đầu tư (Ban QLDA), Tư vấn giám sát, Tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công cần lựa chọn các cán bộ có năng lực, kinh nghiệm và tâm huyết với nghề tham gia dự án, cũng như tăng cường công tác phối hợp giữa các bên; các biện pháp chế tài nghiêm khắc đối với các hành vi ảnh hưởng đến chất lượng công trình cần được áp dụng,...
Bên cạnh đó, nhóm giải pháp trong công tác nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng (V) cũng cần được quan tâm khi có sức ảnh hưởng lớn tới 4/7 nhân tố:
+ Tuân thủ đầy đủ các quy định, quy trình trong nghiệm thu và thanh quyết toán công trình;
+ Xây dựng, triển khai kế hoạch chi tiết bảo trì, bảo dưỡng định kỳ hệ thống mạng lưới và các thiết bị;
+ Ứng dụng hệ thông thông tin địa lý (GIS) trong công tác cập nhật, quản lý hệ thống cấp nước.
Rõ ràng là công tác nghiệm thu nghiêm túc, hồ sơ hoàn công đầy đủ đúng với thực tế sẽ giúp đơn vị quản lý có thể cập nhật và khai thác công trình hiệu quả. Ngoài ra, một kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng đầy đủ trong giai đoạn này sẽ giúp kéo dài tuổi thọ, duy trì khả năng vận hành của công trình, hạn chế các sự cố có thể xảy ra.
100
Nhóm giải pháp trong công tác lựa chọn nhà thầu (III) ảnh hưởng mạnh tới 2/7 nhân tố, xếp hạng 3 trong các nhóm giải pháp cần thực hiện:
+ Tuân thủ các quy định về công tác lựa chọn nhà thầu, hạn chế các trường hợp chỉ định thầu. Chỉ lựa chọn những nhà thầu có đầy đủ điều kiện năng lực và tài chính;
+ Nghiêm cấm việc tổ chức đấu thầu mang tính hình thức, hợp thức hóa kết quả lựa chọn nhà thầu; đề xuất chia nhỏ gói thầu để thực hiện chỉ định thầu.
Đây là các giải pháp tập trung trong giai đoạn lựa chọn nhà thầu thi công.
Một nhà thầu thi công có tài chính mạnh, có lực lượng nhân công được đào tạo bài bản, có uy tín và kinh nghiệm sẽ góp phần tạo nên một công trình đạt chất lượng như mong muốn.
02 nhóm giải pháp còn lại:
- Nhóm các giải pháp trong công tác lập và phê duyệt kế hoạch đầu tư xây dựng (I):
+ Xây dựng, thẩm định và phê duyệt quy hoạch cụ thể hệ thống cấp nước cho từng khu vực đồng bộ trên địa bàn Cấp nước Gia định theo quy hoạch tổng thể hệ thống cấp nước Tp. Hồ Chí Minh;
+ Xây dựng kế hoạch vốn đầu tư đầy đủ, khả thi, có sắp xếp thứ tự ưu tiên triển khai;
+ Tính toán, phân tích cụ thể những lợi ích kinh tế, xã hội của từng dự án cụ thể mang lại.
- Nhóm các giải pháp trong công tác lập, thẩm định phê duyệt thiết kế, dự toán (II):
+ Kiểm tra, rà soát để đảm bảo nội dung thiết kế phù hợp với quy hoạch chung tránh chồng chéo các khu vực dự án với nhau, đảm bảo sự đấu nối đồng bộ giữa các hạng mục công trình thuộc dự á;
+ Đảm bảo chất lượng, độ chính xác mô phỏng thủy lực trong tính toán nhu cầu dùng nước, lựa chọn đường kính ống;
101
+ Đề xuất ứng dụng các các giải pháp thiết kế phù hợp, đảm bảo an toàn, tiết kiệm kinh phí, tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành; ưu tiên sử dụng những loại vật liệu ống cấp nước mới có độ bền cao, làm giảm nguy cơ thất thoát nước (ống HDPE, ống Gang dẻo, phụ tùng đấu nối MJ, …);
+ Đảm bảo sự phù hợp giữa khối lượng dự toán và hồ sơ thiết kế; đơn giá định mức công việc so với biện pháp thi công; đơn giá vật liệu so với thiết kế và yêu cầu sử dụng để tránh gây lãng phí, thất thoát trong việc thực hiện dự án.
Hai nhóm giải pháp trên quan tâm giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác xây dựng quy hoạch tổng thể hệ thống cấp nước, kế hoạch vốn đầu tư và công tác lập, phê duyệt hồ sơ thiết kế, dự toán chi phí của một dự án. Theo ma trận tương quan (Bảng 3.15 ) nó chỉ tác động mạnh đến 1/7 nhân tố ảnh hưởng chủ yếu được xếp hạng. Do đó, 02 nhóm giải pháp này được xếp hạng thứ 4 và 5 trong thứ tự ưu tiên các giải pháp cần quan tâm triển khai.
Tất nhiên là để công trình đạt chất lượng chúng ta cần quan tâm triển khai tất cả các nhóm giải pháp liên quan đến tất cả các giai đoạn của dự án. Nhưng trong đó, cần tập trung vào 02 giai đoạn quan trọng nhất của dự án là thi công và nghiệm thu đưa vào khai thác, vận hành.