Một số nghiên cứu về sử dụng phân bón qua lá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng bưởi diễn tại huyện chương mỹ, hà nội (Trang 39 - 42)

1.4. Các nghiên cứu về cây bưởi liên quan đến nội dung đề tài

1.4.3. Một số nghiên cứu về sử dụng phân bón qua lá

Trong những vườn cây ăn quả có mạch nước ngầm cao, hoặc những thời kỳ khô hạn, bộ rễ hoạt động kém do vậy bón phân vào đất hiệu quả sẽ giảm, việc bón phân qua lá là giải pháp cực kỳ hiệu quả để ngăn ngừa sự thiếu hụt dinh dưỡng, bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho cây. Hiện nay việc kết hợp giữa bón phân gốc, phun phân qua lá, phân vi lượng, chất điều hòa sinh trưởng đã mang lại hiệu quả rất cao trong sản xuất cây ăn quả nói chung và cây có múi nói riêng ở mỹ, Israel, Trung Quốc, Đài Loan, Úc, Nhật Bản vv.. Phân bón qua lá, đặc biệt là những loại phân có chứa các nguyên tố vi lượng có tác dụng làm tăng khả năng ra hoa, đậu quả, mã quả, chất lượng và giảm số lượng hạt nếu phun vào những thời kỳ thích hợp.

Cơ sở của việc sử dụng phân bón qua lá theo Hoàng Minh Tấn (2008) thì trong thế giới thực vật nói chung và cây có múi nói riêng, lá cây ngoài chức năng là thoát hơi nước, quang hợp còn có vai trò quan trọng trong việc hấp thu các chất dinh dưỡng cho cây. Sự hấp thụ này được thực hiện qua lỗ khí khổng và qua các khoảng gian bào, các chất dinh dưỡng được di chuyển theo hướng từ trên xuống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn dưới và nó di chuyển một cách tự do trong cây.

Các kết quả chỉ ra rằng khi bón phân qua lá dạng hoà tan thì lá cây sẽ hấp thu hết 95% lượng phân. Vì vậy việc cung cấp các chất dinh dưỡng dạng vi lượng cho cây thông qua lá là việc làm đem lại hiệu quả cao, có thể nói cao gấp 8-10 lần so với cung cấp vào đất. Ngoài tác dụng bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho cây, phân bón qua lá còn tăng cường khả năng chông chịu sâu bệnh và các điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Tuy nhiên hiệu quả của phân bón qua lá còn phụ thuộc vào các giống cây trồng, các giai đoạn sinh trưởng của cây và phụ thuộc vào loại phân, nồng độ, liều lượng, thời gian sử dụng. Các phân bón qua lá được sử dụng rộng rãi hiện nay là Komix, yogen, grown, con cò, HP, Đầu Trâu....(Nguyễn Thị Thuận và cs 1996).

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thuận, Bùi Thị Mỹ Hồng... cho thấy phun phân bón qua lá có tác dụng hạn chế quả non, góp phần làm tăng năng suất đồng thời không làm ảnh hưởng đến chất lượng quả. Tác giả còn chỉ ra rằng ở những vườn cây ăn quả điều kiện đất đai không thuận lợi cho bộ rễ sinh trưởng phát triển thì việc cung cấp phân bón qua lá giúp cho cây sinh trưởng mạnh hơn và ngăn ngừa các bệnh về thiếu dinh dưỡng.

Phân bón qua lá thực chất là các chế phẩm mà trong đó chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng dạng đa lượng, trung lượng và vi lượng, nhằm cung cấp kịp thời cho cây. Mỗi chất có vai trò khác nhau đối với cây nhưng nếu thiếu cây trồng sẽ sinh trưởng và phát triển kém, năng suất, chất lượng nông sản giảm rõ rệt.

Theo Hoàng Minh Tấn và cs. (2000), trong thế giới thực vật nói chung và cam quýt nói riêng, lá cây ngoài chức năng là thoát hơi nước, quang hợp còn có vai trò quan trọng trong việc hấp thu các chất dinh dưỡng cho cây, sự hấp thu này được thực hiện qua lỗ khí khổng và qua các khoảng gian bào, các chất dinh dưỡng được di chuyển theo hướng từ trên xuống dưới với tốc độ 30 cm/giờ, chất dinh dưỡng di chuyển một cách tự do trong cây.

Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định rằng khi bón phân qua lá dạng hòa tan thì lá cây sẽ hấp thu hết 95% lượng phân. Vì vậy việc cung cấp các chất dinh dưỡng dạng vi lượng cho cây thông qua lá là việc làm đem lại hiệu quả rất cao, có thể nói cao gấp 8 - 10 lần so với cung cấp vào đất. Ngoài tác dụng bổ sung các chất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn dinh dưỡng kịp thời cho cây, phân bón qua lá còn tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh và các điều kiện ngoại cảnh bất lợi khác như nóng, lạnh, khô, hạn...Tuy nhiên, hiệu quả của phân bón qua lá phụ thuộc vào các giống cây trồng, các giai đoạn sinh trưởng của cây, loại phân, nồng độ phân, liều lượng và thời gian sử dụng.

Các loại phân bón qua lá đang được sử dụng rộng rãi hiện nay là Komix FT, Komix, Superzin K, Thiên nông Poster (Nguyễn Thị Thuận và cs., 1966) .

Ở những vườn cây ăn quả không thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của bộ rễ, thì việc cung cấp các loại phân bón qua lá giúp cho cây sinh trưởng mạnh hơn, ngăn ngừa các bệnh về thiếu dinh dưỡng và giúp cho cây sinh trưởng tốt hơn.

Các loại phân bón qua lá như Komix FT, Komix Superzin K, Thiên nông, FoFer và Pomior, đã có tác dụng tốt trên một số loại cây trồng như: Rau, cà phê và một số cây ăn quả. Theo kết quả nghiên cứu của Bùi Thị Nhuận, Bùi Thị Mỹ Hồng, Nguyễn Trịnh Nhất Hồng, Huỳnh Văn Tần tại Tiền Giang (1995 - 1996) cho thấy chúng đều có tác dụng hạn chế rụng quả non, góp phần làm tăng năng suất đồng thời không làm ảnh hưởng đến chất lượng và mẫu mã quả.

Trong những năm qua, sự ra đời của phân bón qua lá đã giúp cây trồng ngăn ngừa được các loại bệnh hại trên cây ngay cả trong giai đoạn cây đang sinh trưởng.

Phân bón qua lá ngoài cung cấp chất dinh dưỡng cho cây còn có bổ sung thuốc bảo vệ thực vật được áp dụng rộng rãi trong việc trồng cây ăn quả, đặc biệt là họ cây cam quýt. Tuy nhiên, hiện nay khi việc áp dụng rộng rãi phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp cho cây thì việc sử dụng các dạng phân bón qua lá cho cây cam quýt là rất cần thiết.

Bộ môn Sinh lý thực vật - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (Nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam) đã nghiên cứu và tạo được chế phẩm đậu hoa, đậu quả cho nhiều loại cây trồng và sử dụng có hiệu quả trong sản xuất. Chế phẩm dạng bột gồm α-NAA dưới dạng hoà tan trong nước là nguồn auxin bổ xung cho nguồn nội sinh, một số nguyên tố vi lượng cần thiết như B, Cu và còn có thêm một lượng nhỏ nguyên tố đa lượng N, P, K. Phun chế phẩm này đã làm tăng quá trình đậu quả, hiệu quả này được tăng lên khi cung cấp đủ nước và các chất dinh dưỡng cho cây trồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Tác giả Hoàng Ngọc Thuận (2000) cho biết phân bón qua lá dạng phức hữu cơ Pomior là một loại phân tổng hợp có chứa các nguyên tố đa, trung và vi lượng với 20 axit amin cùng với một số chất điều hòa sinh trưởng. Loại phân này đã được tiến hành thử nghiệm và đạt hiệu quả cao trên nhiều loại cây trồng. Đặc biệt một số kết quả thử nghiệm những năm gần đây Pomior đã thể hiện tác dụng xúc tiến râ rệt đến khả năng sinh trưởng, tăng khả năng ra hoa, tăng khả năng đậu quả, tăng trọng lượng và phẩm chất quả trên cây có múi.

Theo Woo-Nang Chang và Jan Bay Petersen (2003), tại Châu Á nhiều vườn cây ăn quả được bố trí trên đất dốc và xấu, chua, có hàm lượng chất hữu cơ thấp, hàm lượng Ca và Mg trên các đất này cũng thấp. Trước đây các nhà vườn châu Á coi thường tầm quan trọng của việc bón vôi và các chất hữu cơ, sử dụng quá nhiều phân hoá học để đạt năng suất tối đa. Kết quả là các vườn cây bị mất cân bằng dinh dưỡng do bón quá liều N, P, K. Khi xẩy ra điều đó năng suất và chất lượng quả bị giảm sút, nhiều cây bị rối loạn dinh dưỡng. Theo các tác giả hiện nay có hai cách bón chính: i) Bón trực tiếp vào đất: Đây là cách bón phổ biến, đầu tiên người ta đào một rãnh xung quang tán có độ sâu 30 - 45cm sau đó giải đều phân và lấp hố, kết hợp với tưới nước; ii) Phun phân qua lá: Cách bón này dựa trên nguyên lý lá cây có thể hấp thụ được các nguyên tố dinh dưỡng và chuyển hoá nó thành năng lượng nuôi cây. Sử dụng phân bón qua lá khá phổ biến ở nhiều nước trồng cây có múi và áp dụng trong các trường hợp sau: Đất nghèo dinh dưỡng, đất khô hạn, bộ rễ kém phát triển. Khi sử dụng phân bón qua lá cần lưu ý hoà tan hoàn toàn phân trong nước, nguồn nước sử dụng phải là nước không có axit hoặc không có kiềm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng bưởi diễn tại huyện chương mỹ, hà nội (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)