Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu theo các quy phạm sau:
Quy trình quản lý cây trồng tổng hợp trên cây bưởi Diễn năm 2011, mã: FV-QU- HD-1210-10-VVH của Viện khoa học Nông Nghiệp Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Quy phạm khảo nghiệm phân bón của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2003, 10TCN 216-2003;
2.5.1. Các chỉ tiêu về lộc
- Thời gian bắt đầu bật lộc: được tính từ khi có 10% số cành cây nhú lộc.
- Thời gian lộc rộ: được tính khi 70% số cành cây bật lộc.
- Thời gian kết thúc: Khi lộc đã ổn định.
- Theo dõi sinh trưởng của lộc Xuân.
- Theo dõi 30 lộc/cây phân bố đều theo 4 hướng khác nhau,tiến hành đo khi
lộc ổn định, theo dõi các chỉ tiêu sau:
- Số lượng lộc/ cây (lộc): Đếm toàn bộ số lộc/cây của các cây theo dõi.
- Chiều dài (cm) : Khi lộc đã thành thục dùng thước đo chiều dài.
Chiều dài cành lộc được tính từ gốc cành đến mút cành.
- Số lá/lộc (lá) :Đếm toàn bộ số lá/lộc khi lộc thành thục.
2.5.2. Các chỉ tiêu về hoa
Thời gian ra nụ - hoa, bắt đầu nở hoa và kết thúc nở hoa được theo dõi trên tất cả các cây thí nghiệm.
+ Thời gian xuất hiện nụ và thời kỳ nụ: Ngày xuất hiện nụ đầu tiên đến ngày bắt đầu nở hoa.
+ Thời gian bắt đầu nở hoa: Thời gian có 10% số nụ nở + Thời gian nở hoa rộ: Thời gian có 70 – 75% hoa nở
+ Thời gian kết thúc nở hoa: Thời gian có 80 – 85% hoa nở.
2.5.3. Các chỉ tiêu về các yếu tố cấu thành năng suất
* Thời kỳ phát triển quả
- Động thái đậu quả: Đánh dấu theo dõi 4 cành cấp 2/1 cây ở 4 hướng của tán cây, tại các thời điểm sau tắt hoa. Tỷ lệ đậu quả tại thời điểm sau tắt hoa 5 ngày, 10 ngày, 15 ngày, 25 ngày, 35 ngày, 45 ngày, 55 ngày, 65 ngày, 90 ngày được tính bằng công thức sau:
∑ quả đậu
Tỷ lệ đậu quả (%) = x 100%
∑ hoa theo dõi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Động thái tăng trưởng của quả: Dùng thước Pamer đo chiều cao, đường kính quả mỗi công thức đo 30 quả (mỗi cây 10 quả) được đánh dấu cố định trên cây phân bố đều ở các hướng và các tầng tán, định kỳ 30 ngày theo dõi 1 lần.
- Số quả/cây (quả): Được đếm trên tất cả các cây tham gia thí nghiệm
- Năng suất quả (kg): Đếm số quả thu hoạch trên cây, cân khối lượng của từng quả, sau đấy tính trung bình quả lúc thu hoạch,tính năng suất = Số quả thực thu trên cây x khối lượng trung bình quả
- Năng suất lý thuyết (kg): Số quả/cây x khối lượng quả x số cây/ha.
* Tính toán hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế được tính quy ra cho 1ha (vnđ/ha) = Tổng thu - tổng chi Trong đó, tổng thu = số quả/cây x giá bán trong thời điểm thu hoạch
Tổng chi = Chi phí công lao động + chi phí vật tư (phân bón + bảo vệ thực vật + vật liệu bao quả +...).
Năng suất lý thuyết (tấn/ha): Số quả/cây x P trung bình/ quả x 400 cây/ha 2.5.4. Các chỉ tiêu cơ giới quả
- Khối lượng trung bình quả (g/quả): Cân khối lượng của 10 quả/cây. Tính trung bình qua các công thức và lần nhắc lại.
- Số múi/quả (múi): Đếm số múi của 10 quả/cây . Tính trung bình - Số hạt/quả (hạt): Đếm số hạt của 10 quả/cây . Tính trung bình.
- Tỷ lệ phần ăn được (%) = (khối lượng tép của quả/ khối lượng tổng của quả (10 quả/cây)) x 100.Tính trung bình
- Tỷ lệ vỏ (%) và hạt quả = 100 – tỷ lệ phần ăn được
- Khối lượng vỏ quả (g): Cân khối lượng vỏ quả (10 quả/1 lần nhắc lại), tính trung bình qua các công thức và lần nhắc lại.
- Khối lượng thịt quả (g): Cân khối lượng thịt quả (10 quả/1 lần nhắc lại), tính trung bình qua các công thức và lần nhắc lại.
- Đặc điểm quả:
+ Chiều cao quả (cm): Đo từ đỉnh quả đến đáy quả theo chiều song song với trục quả (10 quả/1 lần nhắc lại).Tính trung bình
+ Đường kính quả (cm): Đo vị trí rộng nhất của quả (10 quả/1 lần nhắc lại).Tính trung bình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn + Hình dạng, màu sắc vỏ quả và tép quả khi chín: mô tả theo đánh giá định tính cảm quan.
2.5.5. Các chỉ tiêu chất lượng quả
+ Các chỉ tiêu phân tích chất lượng quả được tiến hành tại bộ môn kiểm nghiệm chất lượng rau quả - Viện nghiên cứu rau quả. Gồm các chỉ tiêu sau:
Hàm lượng đường tổng số (%): Được xác định theo phương pháp Bectrand Hàm lượng chất khô (%): Được xác định theo phương pháp sấy đến khối lượng không đổi.
Hàm lượng Vitamin C (mg/100g): Được xác định theo phương pháp Tinman Axit tổng số (%): Được xác định theo phương pháp chuẩn độ NaOH 0,1 N Độ Brix (%): Được đo bằng Brix kế cầm tay.
- Các thí nghiệm tuân theo quy trình kỹ thuật chăm sóc như nhau (bón phân, cắt tỉa, làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh hại,...).
2.5.6. Điều tra thành phần sâu hại:
+ Theo dõi tình hình sâu hại: Định kỳ một tuần kiểm tra một lần: Điều tra bằng ngẫu nhiên để xác định thành phần loài gây hại, căn cứ tần suất bắt gặp đối với một số loài dịch hại để xác định mức độ phổ biến.(theo phương pháp điều tra sâu bệnh hại của Viện bảo vệ thực vật), được phân cấp như sau: