Ảnh hưởng của biện pháp cuốc gốc và khoanh vỏ đến yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống bưởi Diễn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng bưởi diễn tại huyện chương mỹ, hà nội (Trang 58 - 61)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của một số biện pháp cuốc gốc, khoanh vỏ đến năng suất bưởi giống bưởi Diễn

3.1.4. Ảnh hưởng của biện pháp cuốc gốc và khoanh vỏ đến yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống bưởi Diễn

Năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá biện pháp cuốc rễ và khoanh vòng vỏ nào phù hợp khi đưa vào sản xuất trên quy mô lớn. Năng suất được đánh giá trên phương diện khối lượng quả và tổng số quả trên cây được thể hiện ở bảng 3.5:

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của biện pháp cuốc gốc và khoanh vỏ đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất bưởi Diễn

Công thức

Khối lượng TB/quả

(kg)

Số quả TB/cây (quả)

Năng suất (kg/cây)

Năng suất thực thu (kg/cây)

Năng suất lý thuyết

(tạ/ha)

CT1(Đc) 0,87 44,33 38,66 36,66 154,46

CT2 0,96 73,67 70,86 69,57 283,48

CT3 0,96 78,67 76,01 74,73 304,10

CT4 0,99 82,33 81,72 80,09 326,96

CV(%) 8,70

LSD0.05 5,60

(Mật độ cây Bưởi vườn thí nghiệm là 5 x 5 m tương đương 400 cây/ ha)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Hình 3: Ảnh hưởng của biện pháp cuốc gốc và khoanh vỏ đến năng suất của cây

bưởi Diễn.

Qua bảng 3.5 và hình 3 cho thấy: việc cuốc gốc và khoanh vỏ đã có tác động tích cực đến số quả trên cây. Cụ thể, ba công thức thí nghiệm đã có số quả trên cây cao hơn đối chứng Trong đó, công thức 4 (Cuốc gốc kết hợp với khoanh cành) có số quả/cây cao nhất, đạt 82,33 quả/cây (đối chứng đạt 44,33 quả/cây).

Trong khi số quả trên cây chịu tác động tích cực của các biện pháp kỹ thuật thì khối lượng quả cũng chịu tác động nhiều của các biện pháp kỹ thuật như cuốc gốc và khoanh vòng vỏ. Khối lượng của quả bưởi Diễn đạt từ 0,87 đến 0,99 kg/quả.

Năng suất thực thu của các công thức thí nghiệm đều cao hơn công thức đối chứng có ý nghĩa. Cụ thể, công thức 4 đạt 81,74 kg/cây, tiếp theo là công thức 3 đạt 76,03 kg/cây, công thức 2 đạt 70,87 kg/cây trong khi công thức đối chứng đạt 38,62kg/cây. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu của Vũ Việt Hưng (2011) khi khoanh cành và cuốc gốc cây bưởi Phúc Trạch vào thời điểm 20/11 – 10/12 cũng cho năng suất quả cao.

Kết quả phân tích một số chỉ tiêu chất lượng quả của các công thức thí nghiệm được trình bày tại bảng 3.6:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.6: Ảnh hưởng của biện pháp cuốc gốc và khoanh vỏ đến một số chỉ tiêu chất lượng của quả

CT

Chỉ tiêu theo dõi

Cao quả (cm)

Đường kính quả

(cm)

Màu sắc vỏ quả

Số múi/

quả

Số hạt/

quả

Tỷ lệ phần ăn được

(%)

Hàm lượng chất khô

(%)

Hàm lượng đường tổng số (%)

Hàm lượng VTM C (mg/100g)

Axit tổng số (%)

Độ Brix

(%)

CT1 11,85 12,35 vàng nhạt 12,20 60,73 48,30 12,43 8,84 47,82 0,245 11,0 CT2 12,10 12,71 vàng nhạt 11,73 60,13 50,47 12,87 9,08 52,86 0,188 11,1 CT3 12,26 12,64 vàng tươi 11,97 59,27 50,70 13,05 9,25 53,57 0,216 11,3 CT4 12,30 13,09 vàng tươi 12,60 57,33 50,77 13,18 9,47 50,71 0,220 11,4

CV(%) 7,30 7,10 6,40 7,20

LSD0.05 0,04 0,06 0,35 0,56

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Số liệu theo dõi thu được ở bảng 3.6 cho thấy: không có sự sai khác về một số chỉ tiêu cơ giới quả như số múi, số hạt quả giữa các công thức thí nghiệm.

Số múi trung bình/quả của các công thức thí nghiệm đạt từ 11,73 - 12,60 múi/quả, số hạt từ 57,33 – 60,73 hạt/quả, màu sắc vỏ quả ở công thức1(đối chứng) và công thức 2 là màu vàng nhạt, ở các công thức 3 và công thức 4 là vàng tươi. Tuy nhiên, có sự chênh lệch về chỉ tiêu tỷ lệ phần ăn được giữa công thức thí nghiệm. Các công thức 2, công thức 3 và công thức 4 có tỷ lệ phần ăn được đều đạt trên 50%, còn công thức 1 (đối chứng) có tỷ lệ phần ăn được thấp hơn chỉ đạt 48,33%.

Hàm lượng đường tổng số của công thức 4 đạt 9,47% có sự khác biệt so với công thức đối chứng và các công thức thí nghiệm còn lại (đạt 8,84 – 9,25%). Điều này chứng tỏ khi có sự tác động các biện pháp khoanh vòng vỏ và cuốc rễ cho cây bưởi Diễn có tác dụng rõ trong việc nâng cao hàm lượng đường tổng số trong dịch quả. Hàm lượng chất khô của các công thức thí nghiệm có sự chênh lệch giữa các công thức 4 với các công thức còn lại.

Hàm lượng vitamin C đạt cao nhất ở công thức 3 (53,5 mg/100g). Công thức có hàm lượng vitamin C thấp nhất là công thức 1 (đối chứng), chỉ đạt 47,82 mg/100g, công thức 4 đạt 50,71mg/100g. Về hàm lượng axit tổng số, các công thức 2, công thức 3 và 4 cho chiều hướng giảm hàm lượng axit tổng số. Hàm lượng axit tổng số trong dịch quả bưởi Diễn đạt cao nhất ở công thức 1,ở công thức 2, công thức 3 và 4 đều thấp hơn so với đối chứng.

Độ brix ở các công thức 4 lớn hơn các công thức còn lại đạt 11,4%. Độ brix đạt thấp nhất ở các công thức 1(đối chứng) đạt 11,0%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng bưởi diễn tại huyện chương mỹ, hà nội (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)