Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng bưởi diễn tại huyện chương mỹ, hà nội (Trang 44 - 48)

Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của một số biện pháp cuốc gốc, khoanh vỏ đến năng suất bưởi giống bưởi Diễn.

Chọn cây làm thí nghiệm: Cây được 6 năm tuổi, đang ở giai đoạn kinh doanh và sung sức nhất, chọn những cây đồng đều về sức sinh trưởng và phát triển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ban đầu. Các công thức được nghiên cứu trong cùng một điều kiện trồng trọt và chăm sóc.

* Khoanh vỏ:

Thời điểm khoanh vòng vỏ sau khi thu hoạch 10 - 15 ngày.

Dùng dao chuyên dụng khoanh 1 vòng quanh cành, chiều rộng của vết khoanh là 2 mm, chiều sâu vừa đủ chạm tới phần tượng tầng. Khi khoanh vỏ nên khoanh theo kiểu một vòng tròn khép kín 360độ và chỉ làm đứt phần vỏ với một khoảng rộng vừa đủ tùy theo đường kính thân, cành (khoanh vừa chạm gỗ, không ăn sâu vào gỗ). Nếu bắt buộc phải khoanh 2 vòng liên tiếp thì vòng nọ cách vòng kia 15 – 20 cm, khoanh xong tuyệt đối không bóc vỏ. Nếu cây có nhiều cành cấp 2, bộ lá dày, có màu xanh đen, biểu hiện sinh trưởng mạnh thì khoanh từng cành cấp 2 (khi khoanh có thể để lại cành nhỏ và yếu nhất), có thể khoanh luôn đồng thời 2 vòng, mỗi vòng cách nhau 15 – 20 cm. Nếu cây phát triển bình thường, sinh trưởng không quá mạnh thì khoanh một vòng (thực hiện khoanh 1 vòng duy nhất trên cành). Khi khoanh chú ý vết khoanh gọn, không bị nát phần vỏ, vết khoanh không quá rộng, không quá hẹp, đảm bảo vết khoanh liền nhanh khi cần thiết. Khoanh vỏ xong, dùng thuốc Ridomil Gold 68WG phun trực tiếp vào vết khoanh. Tác dụng hạn chế nấm bệnh xâm nhập qua vết khoanh vỏ. Khi vết khoanh đã khô, dùng băng keo màu đen cuốn chặt vết khoanh.

* Cuốc rễ:

Dùng cuốc cuốc một vòng tròn quanh gốc với đường kính 1,2 - 1,5 m, chiều sâu khoảng 30 - 50 cm, cuốc đứt rễ nếu gặp rễ tại vị trí cuốc. Khi cuốc những nhát cuốc đầu tiên nếu thấy mật độ rễ xuất hiện với số lượng ít cần phải cuốc sâu dần vào bên trong theo hướng từ ngoài vào phía gốc, khi nào thấy các rễ non, rễ cám, rễ tơ bị đứt là đạt yêu cầu (toàn bộ phần rễ non mép ngoài tán cần phải loại bỏ). Sau đó xiết nước (không tưới nước, tạo khô hạn cho cây). Lưu ý nếu tại thời điểm cuốc rễ, nếu đất còn ẩm cần phải tạo rãnh sâu giữa các hàng, giữa các cây để hơi nước thoát nhanh, đất càng khô nhanh càng tốt. Sau đó dùng các loại thuốc trừ nấm khuẩn đặc hiệu (Ridomil gold 68WG) phun trực tiếp vào phần rễ vừa chặt, phòng trị nấm khuẩn gây bệnh hại bộ rễ. Sau 2 - 3 ngày dùng vôi bón xung quanh gốc (phần đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn cuốc). Sau khi cuốc rễ, dùng nước vôi đặc quét lên xung quanh gốc cây, hạn chế côn trùng (xén tóc đẻ trứng và nở thành ấu trùng), thường tồn tại ở những kẽ hở của vỏ thân cây, sau này nở thành sâu non gây hại các bộ phận thân, cành còn non (sâu đục thân).

Không nên lấp đất ngay, để phơi khô đất xung quanh vùng rễ từ 10 - 20 ngày. Mục đích của việc làm này là để bộ rễ cây thông thoáng, tăng khả năng trao đổi khí, diệt mầm bệnh xung quanh gốc.

Sau khi phơi 15 - 20 ngày, quan sát nếu cây có dấu hiệu chậm sinh trưởng thì lấp đất, tiến hành bón lót hỗn hợp phân.

* Bố trí thí nghiệm: Gồm 4 công thức, 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc 1 cây, được bố trí theo phương pháp “Định cây đồng đều trên vườn sản xuất” (Phạm Chí Thành,1986). Cây 6 tuổi, tổng số cây trong thí nghiệm là 12 cây.

Công thức 1: Đối chứng (không cuốc xung quanh gốc và khoanh vòng vỏ) Công thức 2: Cuốc xung quanh gốc vào ngày 15/12

Công thức 3: Khoanh vỏ cành cấp 2 vào ngày 15/12

Công thức 4: Cuốc xung quanh gốc vào ngày 15/12 và Khoanh vỏ cành cấp 2 vào ngày 15/12.

Các công thức đều sử dụng nền phân bón (0,5 kg P2O5 + 0,7 kg N + 0,7 K2O +50 kg phân chuồng hoai mục + 1 kg vôi bột/cây).

Các công thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn, nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc 1 cây. Ngoài yếu tố thí nghiệm là khoanh vỏ, các công thức được chăm sóc theo một nền chung.

- Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của thụ phấn bổ sung đến năng suất của bưởi Diễn.

* Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm gồm 3 công thức, nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc lại 1 cây, được bố trí theo phương pháp “Định cây đồng đều trên vườn sản xuất” (Phạm Chí Thành,1986). Cây 6 tuổi, tổng số cây trong thí nghiệm là 9 cây.

. Trên mỗi cây chọn làm thí nghiệm chọn 4 cành cấp 2 tương đương nhau về kích thước và phân bố đều ở vị trí trên tán theo 4 hướng, khi hoa bắt đầu nở tiến hành tỉa bỏ các hoa dị hình và chỉ để lại các hoa hoàn thiện, tiến hành thụ phấn, sử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn dụng túi bao hạt phấn chuyên dụng bao lại những hoa đã được thụ phấn và theo dõi các chùm hoa được thụ phấn.

CT1: Đối chứng (để thụ phấn tự do).

CT2: Thụ phấn thủ công với nguồn phấn được lấy từ cây bưởi Diễn (nhưng khác cây).

CT3: Thụ phấn thủ công với nguồn phấn được lấy từ cây bưởi chua (cây bưởi trồng từ hạt).

Tiến hành lấy phấn ở những cây bưởi Diễn (khác cây), bưởi chua khi cây bưởi bắt đầu ra hoa.

Kỹ thuật lấy phấn: Thời điểm lấy phấn hoa tốt nhất là khi hoa vừa mới nở, hoa tươi, màu sắc sáng, khi hoa bưởi khác giống nở ta ngắt hoa đem về dụng panh, kẹp cắt cánh hoa và nhụy để lại nhị và sau đó mang đi thụ phấn

Sau đó quẹt phấn lên nhụy của hoa cây bưởi Diễn sau đấy tiến hành dùng túi bao chuyên dụng để bao hoa vừa mới được thụ phấn để cách ly với các nguồn phấn khác, nên thụ phấn vào buổi sáng sớm và chiều mát, thời gian thực hiện: buổi sáng từ 8h30 - 10h30, buổi chiều từ 14h - 16h, thụ phấn bổ sung liên tục cho đến khi hoa nở hết.

- Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón qua lá đến năng suất, chất lượng của bưởi Diễn.

* Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm gồm 4 công thức tương ứng với 3 loại phân bón qua lá và công thức đối chứng, 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 1 cây, được bố trí theo phương pháp “Định cây đồng đều trên vườn sản xuất” (Phạm Chí Thành,1986). Cây 6 tuổi, tổng số cây trong thí nghiệm là 12 cây. Các công thức đều sử dụng nền phân bón (0,5 kg P2O5 + 0,7 kg N + 0,7 K2O +50 kg phân chuồng hoai mục + 1kg vôi bột/cây). Các công thức cụ thể như sau:

CT1: Đối chứng (không phun phân bón qua lá) CT2: Phân bón qua lá Đầu Trâu 701

CT3: Phân bón qua lá Siêu lân 10-55-10+TE CT4: Phân bón qua lá Flower 94

* Thời gian và tỷ lệ bón

- Đối với phân vô cơ: Toàn bộ lượng phân được chia làm 4 lần bón trong năm:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn + Lần 1: 30% đạm + 30% kali - Bón thúc hoa (tháng 1 - 2)

+ Lần 2: 20% đạm + 20% kali – Bón thúc quả (khi kết thúc rụng quả sinh lý vào tháng 4 - 5)

+ Lần 3: 30% đạm + 30% kali – Bón thúc quả lớn và cành thu (vào tháng 7 - 8).

+ Lần 4: 20% đạm + 20% kali +100% lân +100% phân HC – Bón sau thu hoạch (tháng 12)

(Cách bón: Bón theo tán cây hoặc có thể hoà nước tưới)

- Đối với phân bón qua lá Siêu lân 10-55-10+TE: Phun theo hướng dẫn của nhà sản xuất, Pha 15 g với 16 lít nước, 3 lần phun: trước khi cây ra hoa phun 2 lần (mỗi lần cách nhau 7 ngày), đến khi cây đậu trái phun 1 lần.

- Đối với phân bón qua lá Flower 94 : Hòa 50 gr/8-10 lít (1 kg/phuy 200 lít) , phun đều lên lá trước khi ra hoa . Sau khi thu hoạch phun 1 lần; trước khi ra hoa phun 2 lần,các lần phun cách nhau 7 ngày; khi quả đã hình thành phun 2 lần để hạn chế rụng quả, định kỳ phun 7 - 10 ngày/lần

- Đối với phân Đầu Trâu 701: Hòa 30 g/10 lít (600 g/phuy 200 lít) , phun theo hướng dẫn của nhà sản xuất như sau:

+ Sau khi thu hoạch: Tỉa bỏ cành già cỗi, cành sâu bệnh, cành tăm trong lá.

Vào đầu mùa xuân khi trời chuyển ẩm, cây chuẩn bị nẩy lộc phun bổ sung phân bón qua lá Đầu Trâu 701.

+ Trước khi ra hoa: Khi cây ra nụ bổ sung phân bón qua lá Đầu Trâu 701 nhằm giúp cho cây ra hoa tốt.

+ Sau khi đậu quả: Sau khi số hoa trên cây đã nở hết tiến hành phun 2 lần để hạn chế rụng quả, định kỳ phun 7 - 10 ngày/lần.

+ Cách chăm sóc khác: cắt tỉa, làm cỏ, tưới nước, phòng trừ sâu, bệnh như nhau trên toàn thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng bưởi diễn tại huyện chương mỹ, hà nội (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)