Quy trình kiểm soát chi ĐTPT từ nguồn vốn NSNN qua K BNN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước qua phòng giao dịch kho bạc nhà nước lạng sơn (Trang 32 - 41)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

1.2 Nội dung kiểm soát chi ĐTPT từ nguồn vốn NSNN qua KBNN

1.2.4 Quy trình kiểm soát chi ĐTPT từ nguồn vốn NSNN qua K BNN

Quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi ĐTPT được triển khai từ cuối năm 2007 theo Quyết định số 297/QĐ-KBNN ngày 18/5/2007, Quyết định số 1539/QĐ- KBNN ngày 11/12/2007 và Quyết định số 686/QĐ-KBNN ngày 18/8/2009 về Quy trình kiểm soát chi ĐTPT và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống KBNN. Qua nhiều lần thay đổi, cải tiến, hiện nay quy trình một cửa đang được áp dụng tại KBNN các tỉnh, Thành phố theo Quyết định số 282/QĐ-KBNN ngày 20/4/2012 và Quyết định 5657/QĐ-KBNN ngày 28/12/2016 của Tổng Giám đốc

25

KBNN về việc Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua Hệ thống Kho bạc Nhà nước.

Các đơn vị đến giao dịch liên hệ với một bộ phận chuyên trách từ khâu hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cuối cùng, đảm bảo sự tách bạch giữa cán bộ nhận và trả hồ sở kết quả với cán bộ kiểm soát thanh toán. Thực hiện giao dịch một cửa đã mang lại nhiều thuận lợi cho công tác kiểm soát chi đầu tư qua KBNN. Quy trình nghiệp vụđược cải tiến từ khâu tiếp nhận, xử lý hồ sơ chứng từ và trả kết quả theo hướng nhanh gọn, thuận tiện. Quy trình cải tiến góp phần nâng cao năng lực, trình độ và trách nhiệm của công chức trong thực thi công vụ. Hồsơ được kiểm tra sơ bộ và phân loại xử lý ngay từ đầu nên giải quyết công việc nhanh chóng, khách hàng không phải đi lại nhiều lần, đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng NSNN.

* Quy trình giao dịch một cửa kiểm soát hợp đồng tạm cấp và hợp đồng thanh toán nhiều lần (trừ lần thanh toán cuối cùng)

Quy trình được thực hiện trong thời hạn 4 ngày làm việc kể từ khi cán bộ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quảđược đầy đủ hồsơ của chủđầu tư. Trình tự các bước được thực hiện theo sơ đồ 1.1:

Bước 1: Cán bộ tiếp nhận hồsơ và trả kết quả thuộc phòng Kiểm soát chi tiếp nhận hồ sơ, tài liệu từ chủ đầu tư. Thực hiện kiểm tra sơ bộ tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ, số lượng và loại hồ sơ, lập phiếu giao nhận hồ sơ với chủ đầu tư. Sau đó cán bộ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả chuyển hồ sơ của chủ đầu tư cho cán bộ thanh toán trong ngày nhận hồ sơ của chủđầu tư.

Bước 2: Cán bộ thanh toán căn cứ hồ sơ đề nghị tạm ứng của chủ đầu tư thực hiện kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồsơ, tài liệu, sự phù hợp của mã đơn vị sử dụng ngân sách, niên độ kế hoạch vốn, nguồn vốn, việc lựa chọn nhà thầu theo quy định, đối chiếu với các mức vốn đề nghị tạm ứng với các điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng, ngoài ra kiểm tra chi tiết đối với từng trường hợp như sau:

26

- Tạm ứng vốn: Căn cứ kết quả kiểm tra và kế hoạch vốn năm, cán bộ thanh toán xác định số vốn chấp nhận tạm ứng, tên, tài khoản đơn vị được hưởng, ghi đầy đủ các chỉ tiêu và ký vào Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, Giấy rút vốn đầu tư, đồng thời lập tờ trình lãnh đạo, trình Trưởng phòng KSC ký tờ trình, trình lãnh đạo KBNN phụ trách.

Trường hợp số chấp nhận tạm ứng có sự chênh lệch so với sốđề nghị của chủđầu tư, cán bộ thanh toán dự thảo văn bản (theo mẫu số 02/TTVĐT) và báo cáo Trưởng phòng Kiểm soát chi trình lãnh đạo KBNN ký gửi chủ đầu tư thông qua cán bộ tiếp nhận hồsơ và trả kết quả về kết quả chấp nhận tạm ứng.

- Thanh toán: Căn cứ kết quả kiểm tra và kế hoạch vốn năm, cán bộ KSC xác định số vốn thanh toán, số vốn tạm ứng cần phải thu hồi (nếu có); tên, tài khoản đơn vị được hưởng, ghi đầy đủ vào các chỉ tiêu và ký vào giấy đề nghị thanh toán VĐT, giấy rút VĐT, giấy đề nghị thanh toán tám ứng VĐT (nếu có), đồng thời lập tờ trình lãnh đạo, trình Trưởng phòng Kiểm soát chi ký tờtrình lãnh đạo KBNN phụ trách ký.

27

Sơ đồ 1.1 Quy trình giao dịch một cửa kiểm soát hợp đồng tạm ứng và hợp đồng thanh toán nhiều lần (trừ lần thanh toán cuối cùng)

Nguồn [22], [36]

(Bước 1) (Bước 4)

(Bước 2)

(Bước 6)

Trưởng phòng KSC Cán bộ

1 cửa Cán bộ

kiểm soát chi

C hủ

đầu tư Phòng Kế toán

Nhà nước Lãnh đạo KBNN

phụ trách KSC

(Bước 2)

(Bước 7)

(Bước 7)

(Bước 5) (Bước 3)

(Bước 3)

(Bước 1)

28

Bước 3:Trưởng phòng Kiểm soát chi kiểm tra hồsơ, ký tờ trình lãnh đạo KBNN, giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, giấy rút vốn đầu tư, sau đó chuyển lại hồsơ cho cán bộ thanh toán.

Trường hợp Trưởng phòng KSC chấp nhận tạm ứng số khác so với số cán bộ thanh toán trình, Trưởng phòng KSC ghi lại số chấp nhận tạm ứng trên tờ trình lãnh đạo và yêu cầu cán bộ thanh toán dự thảo văn bản (theo mẫu số 02/TTVĐT) trình lãnh đạo KBNN ký gửi chủ đâu tư thông qua cán bộ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả về bộ phận một cửa.

Bước 4: Cán bộ thanh toán chuyển toàn bộ hồ sơ và chứng từ được Trưởng phòng KSC ký duyệt cho phòng Kếtoán Nhà nước.

(Thời gian thực hiện các bước 1, 2, 3, 4 là 02 ngày làm việc)

Bước 5: Kế toán viên thực hiện kiểm tra mẫu dấu, chữ ký, tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán, hạch toán và ký trên chứng từ giấy, sau đó trình Trưởng phòng Kế toán Nhà nước. Trưởng phòng Kếtoán Nhà nước kiếm tra và ký chứng từ giấy, sau đó trình lãnh đạp KBNN phụ trách vềthanh toàn VĐT xem xét hồ sơ, ký duyệt chứng từ. Nếu phát sinh sai sót hoặc chứng từ kế toàn không họp lệ, hợp pháp phòng Kế toán Nhà nước thông báo lý do và chuyển trả hồsơ vềphòng KSC để xử lý.

Bước 6:Lãnh đạo KBNN phụ trách thanh toán VĐT xem xét, ký duyệt tờ trình lãnh đạo của phòng KSC, các chứng từ gồm: Giấy đề nghị thanh toán VĐT, giấy rút vốn đầu tư, sau đó chuyển trả hồsơ cho phòng Kếtoán Nhà nước.

Trường hợp lãnh đạo KBNN phụ trách yêu cầu làm rõ hồ sơ tạm ứng thì phòng KSC có trách nhiệm giải trình.

Trường hợp lãnh đạo KBNN phụ trách phê duyệt khác với số đề nghị chấp nhận tạm ứng của phòng KSC thì sau khi lãnh đạo trả hồsơ cán bộ thanh toán của phòng KSC dự thảo văn bản (theo mẫu số 02/TTVĐT) và báo cáo Trưởng phòng KSC trình lãnh đạo KBNN phụ trách ký gửi chủ đầu tư thông qua cán bộ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả về kết quả chấp nhận tạm ứng.

29

Bước 7: Phòng Kế toán Nhà nước nhập các thông tin liên quan vào chương trình máy và ký trên chương trình máy, thực hiện các thủ tục chuyển tiền cho đơn vị thụhưởng.

Đối với những khoản thanh toán có giá trị cao theo quy định của quy trình thanh toán điện tử thì phòng Kế toán Nhà nước trình lãnh đạo KBNN phụ trách kế toán ký duyệt trên máy.

Phòng Kếtoán Nhà nước lưu 01 liên giấy rút vốn đầu tư, giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (trường hợp có thanh toán tạm ứng), hồ sơ còn lại chuyển cho phòng KSC đểlưu hồ sơ và trả chủđầu tư thông qua cán bộ tiếp nhận và trả kết quả.

Trưởng hợp chủ đầu tư lĩnh tiền mặt thì phòng Kế toán Nhà nước chuyển các liên giấy rút vốn đầu tư kiêm lĩnh tiền mặt sang bộ phận Kho quỹ để chi tiền cho đơn vị thụhưởng và thực hiện luận chuyển chứng từtheo quy định của KBNN.

* Quy trình giao dịch một cửa kiểm soát thanh toán VĐT đối với công việc, hợp đồng thanh toán 1 lần và lần thanh toán cuối cùng của hợp đồng thanh toán nhiều lần.

Quy trình được thực hiện trong thời hạn tối đa là 07 ngày làm việc kể từ khi cán bộ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả nhận được đầy đủ hồ sơ của chủ đầu tư. Trình tự kiểm soát chi ĐTPT được thực hiện như sơ đồ 1.2.

Bước 1: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc phòng KSC tiếp nhận hồ sơ, tài liệu từ chủđầu tư. Thực hiện kiểm tra sơ bộ tính hợp lệ, hợp pháp của hồsơ, sốlượng và loại hồsơ, lập phiếu giao nhận hồsơ với chủđầu tư. Sau đó cán bộ tiếp nhận hồsơ và trả kết quả chuyển hồ sơ của chủ đầu tư cho cán bộ thanh toán trong ngày nhận hồ sơ của chủđầu tư.

Bước 2: Cán bộ kiểm soát chi căn cứ hồ sơ đề nghị thanh toán của chủđầu tư thực hiện: Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, tài liệu (bao gồm cả việc kiểm tra mẫu dấu, chữ ký) sự phù hợp mã đơn vị sử dụng ngân sách, kiểm tra nguồn vốn, niên độ kế hoạch vốn và kế hoạch vốn năm của dự án, kiểm tra việc lựa chọn nhà thầu và kiểm tra các điều kiện khác theo quy định.

30

Căn cứ kết quả kiểm tra, cán bộthanh toán xác định số vốn thanh toán, số vốn tạm ứng cần phải thu hồi (nếu có) tên, tài khoản đơn vịđược hưởng lập tờ trình Trưởng phòng KSC.

31

Sơ đồ 1.2 Quy trình giao dịch một cửa kiểm soát chi ĐTPT đối với công việc, hợp đồng thanh toán 1 lần và lần thanh toán cuối cùng của hợp đồng thanh toán nhiều lần

Nguồn [22], [36]

Cán bộ

1 cửa Cán bộ

kiểm soát chi Trưởng phòng

KSC

C hủ

đầu tư Phòng Kế toán

Nhà nước Lãnh đạo KBNN

phụ trách KSC

(Bước 2)

(Bước 3)

(Bước 6) (Bước 6)

(Bước 1) (Bước 10) (Bước 7)

(Bước 10)

(Bước 9) (Bước 8)

(Bước 4) (Bước 5)

32

Bước 3: Trưởng phòng Kiểm soát chi kiểm tra hồ sơ, ký vào tờ trình và trình lãnh đạo KBNN phụ trách.

Trường hợp Trưởng phòng KSC chấp nhận thanh toán số khác so với cán bộ thanh toán trình, Trưởng phòng KSC ghi lại số chấp nhận thanh toán trên tờ trình lãnh đạo và yêu cầu cán bộ thanh toán dự thảo văn bản (theo mẫu số02/TTVĐT) trình lãnh đạo KBNN ký gửi chủđầu tư thông qua cán bộ tiếp nhận hồsơ và trả kết quả về kết quả chấp nhận thanh toán trước.

Bước 4: Lãnh đạo KBNN phụ trách xem xét, ký duyệt tờ trình lãnh đạo của phòng KSC, chuyển trả tờ trình và hồsơ cho phòng KSC.

Trường hợp lãnh đạo KBNN phụ trách phê duyệt khác với số đề nghị thanh toán của chủ đầu tư thì khi lãnh đạo trả lại hồ sơ về, cán bộ thanh toán dự thảo văn bản (theo mẫu 02/TTVĐT) trình lãnh đạo KBNN phụ trách ký gửi chủđầu tư thông qua bộ phận tiếp nhận hồsơ và trả kết quả về kết quả chấp nhận thanh toán.

(Thời gian thực hiện các bước 1, 2, 3, 4 là 03 ngày làm việc)

Bước 5: Cán bộ thanh toán căn cứ tờ trình lãnh đạo KBNN phụ trách đã được phê duyệt ghi đầy đủ vào các chỉ tiêu và ký vào Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, giấy rút vốn đầu tư, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có), trình Trưởng phòng KSC.

Bước 6:Trưởng phòng KSC kiểm tra, ký giấy đề nghịthanh toán VĐT giấy đề nghị tạm ứng vốn đầu tư (nếu có) giấy rút vốn đầu tư và chuyển lại hồ sơ cho cán bộ thanh toán.

Bước 7: Cán bộ thanh toán chuyển tờ trình lãnh đạo đã được phê duyệt và giấy đề nghị thanh toán VĐT, giấy đề nghị thanh toán tạm ứng VĐT (trường hợp có thanh toán tạm ứng) giấy rút vốn đầu tư đã được Trưởng phòng KSC ký duyệt cho phòng Kếtoán Nhà nước.

(Thời gian thực hiện các bước 5, 6, 7 là 02 ngày làm việc)

33

Bước 8: Kế toán viên thực hiện kiểm tra mẫu dấu, chữ ký, tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, hoạch toán và ký trên chứng từ giấy sau đó trình Trưởng phòng Kế toán Nhà nước. Trưởng phòng Kế toán Nhà nước kiểm tra và ký chứng từ giấy, sau đó trình lãnh đạo KBNN phụ trách xem xét ký hồsơ, ký duyệt chứng từ.

Nếu phát hiện sai sót hoặc chứng từ kế toán không hợp lệ, hợp pháp, phòng Kế toán Nhà nước thông báo lý do và chuyển trả hồsơ phòng KSC để xử lý.

Bước 9:Lãnh đạo KBNN phụ trách ký giấy đề nghị thanh toán VĐT, giấy đề nghị thanh toán tạm ứng VĐT (trường hợp có thanh toán tạm ứng), giấy rút vốn đầu tư và chuyển trả hồsơ cho phòng Kếtoán Nhà nước.

Bước 10: Phòng Kế toán Nhà nước nhập các thông tin liên quan vào chương trình máy và ký trên chương trình máy, thực hiện các thủ tục chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng. Đối với các khoản thanh toán có giá trị cao theo quy định của quy trình thanh toán điện tử thì phòng Kế toán Nhà nước trình lãnh đạo KBNN phụ trách kế toán ký duyệt trên máy.

Phòng Kế toán Nhà nước lưu 01 liên giấy rút vốn đầu tư, giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (trường hợp có thanh toán tạm ứng), hồ sơ còn lại chuyển lại phòng KSC đểlưu hồ sơ và trả chủ đầu tư thông qua cán bộ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.

Trường hợp chủ đầu tư lĩnh tiền mặt thì phòng Kế toán Nhà nước chuyển các liên giấy rút vốn đầu tư kiêm lĩnh tiền mặt sang bộ phận Kho quỹđể chi tiền cho đơn vị thụhưởng và thực hiện luân chuyển chứng từtheo quy định của KBNN.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước qua phòng giao dịch kho bạc nhà nước lạng sơn (Trang 32 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)