CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI ĐTPT TỪ NGUỒN VỐN NSNN QUA PHÒNG GIAO DỊCH KBNN LẠNG SƠN NHỮNG NĂM TỚI . 62
3.1 Mục tiêu, định hướng về hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư phát triển từ nguồn vốn
3.1.1 Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát chiến lược phát triển của toàn ngành KBNN đến năm 2020 đó là xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế, chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng: Quản lý quỹ NSNN và các quỹtài chính Nhà nước, quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ, tăng cường năng lực, hiệu quả và công khai minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nước trên cơ sở thực hiện Tổng kiểm toán Nhà nước. Đến năm 2020 các hoạt động của KBNN nói chung và của Phòng Giao dịch KBNN Lạng Sơn nói riêng được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và hình thành KBNN Điện tử.
Phòng Giao dịch KBNN Lạng Sơn đang từng bước nâng cao chất lượng, hiểu quả của công tác kiểm soát chi trên cơ sở đổi mới nội dung, phương pháp và quy trình kiểm tra, kiểm soát phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin và hiện đại hóa hoạt động KBNN, xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát và hệ thống quản lý rủi ro nhằm cảnh báo sớm mọi rủi ro trong hoạt động của Phòng Giao dịch KBNN Lạng Sơn, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hiện tượng vi phạm chính sách, chếđộ của Nhà nước.
Đổi mới công tác quản lý, kiểm soát chi qua Phòng Giao dịch KBNN Lạng Sơn trên cơ sở xây dựng cơ chế, quy trình quản lý, kiểm soát thanh toán các khoản chi NSNN qua Phòng Giao dịch KBNN Lạng Sơn phù hợp với thông lệ Quốc tếđể vận hành hệ thống thông tin quản lý ngân sách và KBNN, thực hiện kiểm soát chi theo kết quảđầu ra, theo nhiệm vụ, chương trình ngân sách. Tăng cường cải cách các thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi đảm bảo đơn giản, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát, tiến tới thực hiện quy trình kiểm soát chi điện tử.
63 3.1.2 Định hướng
Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn chuyển biến mạnh mẽ từ quản lý tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy bộmáy và cơ chế quản lý kinh tếđang được cải cánh mạnh mẽ nhằm xóa bỏ những tồn tại hạn chế của mô hình cũ cho phù hợp với thực tế của đất nước cũng như tiến tới các thông lệ tốt nhất mà các nước trên thế giới đã và đang áp dụng trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ và tin dụng.
Đất nước đang tích cực hội nhập kinh tế Quốc tế cũng như khẳng định mình trong khu vực cộng đồng ASEAN và mở rộng quan hệ kinh tế song phương, đa phương như quan hệ Việt - Mỹ, Việt - Trung, Việt - EU và tham gia các tổ chức lớn WTO, APEC, ASEAN... Quá trình hội nhập vừa tạo cơ hội, cũng vừa thách thức tác động đến cơ chế quản lý kinh tế nói chung, tài chính, tiền tệ, ngân sách nói riêng đã mở ra cơ hội và tiềm năng cho việc tiếp cận với các thông lệ và kinh nghiệm tốt trong lĩnh vực quản lý tài chính, tiền tệ, ngân sách. Đồng thời cũng tranh thủ nguồn vốn, hỗ trợ tư vấn và giúp đỡ kỹ thuật từ bên ngoài, tuy nhiên cũng tạo ra áp lực buộc hệ thống cơ chế quản lý và quy trình thực hiện ngân sách, vay nợ chính phủ, chế độ kế toán, quản lý quỹngân sách, đặc biệt là công tác thu chi luôn đặt ra những thách thức buộc phải vượt qua. Để thực hiện được các mục tiêu, công tác kiểm soát chi ĐTPT vốn NSNN qua KBNN nói chung và qua Phòng Giao dịch KBNN Lạng Sơn nói riêng trong thời gian tới cần được hoàn thiện theo những định hướng cơ bản để có thể hội nhập một cách tốt nhất như sau:
Thứ nhất, hoàn thiện phương thức cấp phát ngân sách theo dự toán, việc thực hiện phương thức cấp phát theo dự toán sẽ đảm bảo được mọi khoản chi ngân sách phải có trong dự toán và đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Dự toán chi là giới hạn tối đa kể cả tổng mức và cơ cấu chi mà các đơn vị sử dụng ngân sách được chi, đó là nguyên tắc bắt buộc các đơn vị phải chấp hành từ khâu lập, chấp hành và kế toán, quyết toán NSNN. Việc kiểm soát chi theo dự toán đòi hỏi KBNN các cấp phải kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ các khoản chi của các đơn vị và kiên quyết từ chối cấp phát, thanh toán các khoản chi không có trong dự toán được duyệt và không đúng tiêu chuẩn, định
64
mức chế độ của Nhà nước quy định. Hạn chế và tiến tới loại bỏ hình thức chi ngân sách bằng lệnh chi tiền. Đối với hình thức lệnh chi tiền thì cần xác định rõ phạm vi và đối tượng sử dụng, hình thức này chỉ nên áp dụng đối với một số khoản chi như cấp vốn cho các doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức kinh tế- xã hội không có quan hệ thường xuyên với NSNN trên địa bàn; chi trả nợ, viện trợ, một số khoản chi có tính đặc thù không thường xuyên, mang tính thời vụ và một số khoản chi khác theo quyết định của cơ quan tài chính. Còn lại tất cả các khoản chi đều phải thực hiện bằng hình thức chi theo dự toán.
Thứ hai, cải tiến quy trình cấp phát, thanh toán đảm bảo các khoản chi phải được cấp phát, thanh toán trực tiếp qua Phòng Giao dịch KBNN Lạng Sơn. Quy trình, thủ tục kiểm soát chi ĐTPT từ nguồn vốn NSNN qua Phòng Giao dịch KBNN Lạng Sơn phải đảm bảo tính khoa học, đơn giản, rõ ràng, công khai và minh bạch, thuận lợi cho người kiểm tra, kiểm soát. Hướng dẫn các đơn vị thụ hưởng NSNN nắm chắc về quy trình, nghiệp vụ khi làm thủ tục thanh toán tại Phòng Giao dịch KBNN Lạng Sơn.
Thứ ba, cần tăng thêm vai trò, quyền hạn cho cơ quan KBNN trong kiểm soát chi.
Thống nhất quy trình và đầu mối kiểm soát các khoản chi của NSNN, bao gồm các khoản chi NSNN từ nguồn vốn trong nước, nguồn vốn nước ngoài. Thực hiện kiểm soát chi NSNN theo “kết quả đầu ra”, theo nhiệm vụ và chương trình ngân sách. Cải cách công tác kiểm soát chi NSNN theo hướng phân cấp và gắn liền với định hướng phát triển kiểm toán nội bộ tại các Bộ, ngành và địa phương trên cơ sở tính toán rõ các chi phí và hiệu quả của các khoản chi NSNN. Hoàn thiện và mở rộng quy trình kiểm soát chi điện tử, trong tương lai phải xây dựng được phần mềm nhập dữ liệu, mọi thông tin bắt buộc về tiêu chuẩn, định mức, quy trình...
được tin học hoá, có như vậy sẽ tránh được việc linh động giải quyết hoặc cố tình làm sai của cán bộ quản lý và cán bộ làm nghiệp vụ.
65