Các điều kiện khác

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước qua phòng giao dịch kho bạc nhà nước lạng sơn (Trang 94 - 102)

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI ĐTPT TỪ NGUỒN VỐN NSNN QUA PHÒNG GIAO DỊCH KBNN LẠNG SƠN NHỮNG NĂM TỚI . 62

3.3 Những điều kiện thực hiện giải pháp

3.3.4 Các điều kiện khác

- Tổ chức bộ máy hoạt động Phòng Giao dịch KBNN Lạng Sơn tinh gọn, hiện đại, hoạt động chuyên nghiệp. Tổ chức lại các đơn vị thuộc KBNN Lạng Sơn theo hướng tập trung quản lý, điều hành, nâng cao khả năng nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách, tăng cường tính năng chuyên môn hóa của một sốđơn vị; Chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy kho bạc Nhà nước đảm bảo thực hiện đầy đủ 3 chức năng: Quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính Nhà nước, Quản lý ngân quỹ và quản lý nợ chính phủ, Tổng kếtoán Nhà nước.

- Chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ công chức nghiên cứu, hoạch định chính sách có năng lực và trình độ chuyên môn cao, sắp xếp và hợp lý hóa nguồn nhân lực Phòng Giao dịch KBNN Lạng Sơn phù hợp với chức năng nhiệm vụ, mô hình tổ chức và cơ chế quản lý mới của KBNN, thực hiện quản lý công chức theo khối lượng và chất lượng công việc được giao, quy định rõ quyền hạn trách nhiệm trên cương vị công tác.

- Thực hiện quản lý cam kết chi và Hoàn thiện cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt với các khoản chi NSNN qua Phòng Giao dịch KBNN Lạng Sơn là một trong những cơ sở đầu tiên để thực hiện kế toán dồn tích (theo dõi khoản chi từkhi nó được phân bổ ngân sách, ký kết hợp đồng mua sắm hàng hoá, dịch vụ với nhà cung cấp) cho đến khi thực hiện thanh toán cho hợp đồng mua sắm hàng hoá, dịch vụ đó). Xét trên phương diện quản lý, cam kết chi sẽ hỗ trợ việc kiểm soát chi tiêu NSNN của các đơn vị dự toán và dự án đầu tư, đặc biệt trong chi đầu tư XDCB nó góp phần ngăn chặn tình trạng nợđọng thanh toán, nâng cao trách nhiệm, kỷ luật tài chính không chỉ với cơ quan tài chính, cơ quan KBNN mà đối với cảcác đơn vị dự toán, chủđầu tư các dự án;

- Thực hiện Đề án thanh toán không dùng tiền mặt theo Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ, Kho bạc Nhà nước đã triển khai đề án thanh toán không dùng tiền mặt trong nội bộ hệ thống. Tuy nhiên, đối với hình thức chi trả lương qua thẻ ATM cho cán bộ, công chức thuộc các đơn vị sử dụng ngân sách vẫn còn nhiều hạn chế bởi nhận thức và thói quen của

87

cán bộ, công chức, sự đáp ứng chưa kịp thời và tạo thuận lợi của hệ thống Ngân hàng. Đối với các khoản chi NSNN khác phải thực hiện quản lý cam kết chi như đã nêu ở phần trên.

- Hoàn thiện cơ chế một cửa trong kiểm soát chi NSNN qua Phòng Giao dịch KBNN Lạng Sơn là quá trình tất yếu để đi đến hoàn thiện quy trình kiểm soát chi ĐTPT vốn NSNN. Nhằm đáp ứng chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước trong việc không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ của bộ máy hành chính công, tạo điều kiện thận lợi cho các đơn vị giao dịch, doanh nghiệp và người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính. Cơ quan KBNN cần phải đẩy mạnh và thực hiện tốt cơ chế một cửa trong kiểm soát chi NSNN qua KBNN, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan đơn vị thụ hưởng NSNN khi quan hệ giao dịch với KBNN; đồng thời tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong quá trình quản lý quỹ NSNN giao cho KBNN quản lý.

Nhận xét về các giai pháp và biện pháp:

Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ĐTPT vốn NSNN qua Phòng Giao dịch KBNN Lạng Sơn đã và đang là những vấn đề quan trọng trong quá trình cải cách nền tài chính công của nước ta. Thông qua luận văn làm sáng tỏ một số vấn đề về công tác kiểm soát chi ĐTPT từ nguồn vốn NSNN qua Phòng Giao dịch KBNN Lạng Sơn như sau:

Dựa trên những phân tích, luận văn đã đưa ra một số giải pháp và điều kiện thực hiện giải pháp, kiến nghị của cá nhân trong việc hoàn thiện công tác kiểm soát chi ĐTPT từ nguồn vốn NSNN qua KBNN.

Trên cơ sở khảo sát thực tế, bằng phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích, đề tài đã đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi NSNN qua Phòng Giao dịch KBNN Lạng Sơn. Cụ thể, đó là công tác kiểm soát chi ĐTPT từ nguồn vốn NSNN của các đơn vị khoán biên chế và kinh phí hoạt động. Từ đó, đề tài đã tổng hợp, đánh giá những kết quả đã đạt được, những tồn tại và hạn chế của công tác kiểm soát chi giai đoạn 2013 - 2014. Đồng thời, thông qua đó đề tài đã nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi ĐTPT từ nguồn vốn NSNN qua Phòng Giao dịch KBNN Lạng Sơn trong thời gian tới.

88

Trên cơ sở chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Luận văn đã đưa ra một số giải pháp và những điều kiện thực hiện giải pháp, đề xuất những vấn đề mang tính định hướng; những vấn đề cụ thể về hoàn thiện quy trình nghiệp vụ chi NSNN qua cơ quan KBNN; những vấn đề liên quan đến tình hình sử dụng NSNN của các đơn vị thụ hưởng NSNN. Từ đó có biện pháp để giải quyết những bất cập trong quá trình thực hiện chi NSNN hiện tại, đảm bảo công tác chi NSNN ngày càng đúng mục đích và mang lại hiệu quả cao nhất.

Kết luận chương 3

Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ĐTPT từ nguồn vốn NSNN qua hệ thống Phòng giao dịch KBNN Lạng Sơn đã và đang là những vấn đề quan trọng trong quá trình cải cách nền tài chính công của nước ta. Thông qua luận văn làm sáng tỏ một số vấn đề về công tác kiểm soát chi ĐTPT từ nguồn vốn NSNN. Dựa trên những phân tích, luận văn đã đưa ra một số giải pháp, kiến nghị của cá nhân trong việc hoàn thiện công tác kiểm soát chi ĐTPT vốn NSNN qua KBNN. Trong chương 3, tác giảđã đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm soát chi ĐTPT qua Phòng giao dịch KBNN Lạng Sơn. Nêu lên, mục tiêu phương hướng hoàn thiện công tác kiểm soát chi ĐTPT từ nguồn vốn NSNN qua Giao dịch KBNN Lạng Sơn. Từ đó có một số đề xuất các giải pháp tăng cường công tác kiểm soát chi ĐTPT từ nguồn vốn NSNN qua Phòng giao dịch KBNN Lạng Sơn như: giai đoạn chuẩn bị dự án, giai đoạn thực hiện dự án, gia đoạn kết thức dự án. Bên cạnh đó cũng nêu ra một số điều kiện khi thực hiện các giải pháp vềcăn cứ pháp lý, vềđầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, về nguồn lực và các điều kiện khác liên quan tới thực hiện các giải pháp. Tác giảđã đưa ra một số

89

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN

Trong sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước không thể thắng lợi nếu như lĩnh vực tài chính - NSNN không đổi mới kịp thời. Nghiên cứu để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát chi đầu tư phát triển từvốn NSNN qua hệ thống KBNN góp phần nâng cao hiệu quả quản lý các dự án công, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tăng trưởng bền vững. Tăng cường công tác kiểm soát chi đầu tư phát triển, kiên quyết từchối các khoản chi không đúng chếđộ, kém hiệu quả, gây lãng phí, thất thoát NSNN. Làm lành mạnh nền tài chính, nâng cao tính công khai, minh bạch, dân chủ trong việc sử dụng nguồn lực tài chính Quốc gia nói chung và NSNN nói riêng, đáp ứng được nhu cầu trong quá trình đổi mới chính sách tài chính của nước ta khi hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Trong quá trình nghiên cứu, từ những phương diện lý luận và thực tiễn công việc đang thực hiện, tác giả đã phân tích, làm rõ thêm về kiểm soát chi đầu tư phát triển từ vốn ngân sách; vai trò, vị thế và trách nhiệm của KBNN trong việc kiểm soát chi đầu tư phát triển, trách nhiệm của các cấp, các ngành và các đơn vị sửdụng NSNN trong quá trình chi tiêu NSNN. Thông qua đó đề tài đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi các khoản chi đầu tư phát triển qua Phòng Giao dịch KBNN Lạng Sơn, đề tài đã tập trung hoàn thành các nhiệm vụ chủ yếu như sau:

Hệthống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chi NSNN, công tác kiểm soát chi đầu tư phát triển qua hệthống KBNN.

Phân tích thực trạng công tác kiểm soát chi đầu tư phát triển qua Phòng Giao dịch KBNN Lạng Sơn. Phân tích những kết quả đã đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại từ đó rút ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát chi đầu tư phát triển qua Phòng Giao dịch KBNN Lạng Sơn.

Đềxuất những giải pháp có tính khả thi khi vận dụng vào trong thực tếvà một số điều

90

kiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi đầu tư phát triển qua Phòng Giao dịch KBNN Lạng Sơn.

Kiểm soát chi đầu tư phát triển từvốn ngân sách Nhà nước đạt hiệu quả là một vấn đề lớn hết sức khó khăn, song hiện nay chúng ta đã có Luật NSNN. Đổi mới kiểm soát chi đầu tư phát triển là một vấn đề mới và phức tạp, nhạy cảm, có phạm vi rộng, liên quan trực tiếp đến quyền lợi, trách nhiệm cũng như tư duy, cách làm của các cấp, các ngành, các cơ quan đơn vị có sử dụng NSNN trên phạm vi rộng đòi hỏi phải có sự nghiên cứu công phu, toàn diện, nên những đề xuất, kiến nghị trong luận văn chỉ là những đóng góp nhỏ trong tổng thể các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát chi đầu tư phát triển qua Phòng Giao dịch KBNN Lạng Sơn. Trong quá trình triển khai thực hiện trên các dự án công địa bàn mỗi tỉnh, huyện, Thành phốdo trình độ năng lực cán bộ cũng như cân đối thu chi Ngân sách và các yếu tố khác có tác động trực tiếp đến công tác kiểm soát chi đầu tư phát triển. Những giải pháp tác giả đưa ra chỉ là một số đóng góp cho quá trình đổi mới hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư phát triển, phù hợp với yêu cầu của cơ chế thị trường. Tuy vậy, nó vẫn có thểphát huy tác dụng nếu có sự phối kết hợp giữa các ngành các cấp có liên quan, phải có sự nỗlực của cán bộ làm công tác kiểm soát chi đầu tư phát triển, sự tác động mạnh mẽ của các cấp quản lý trong quá trình thực hiện.

Do những hạn chế nhất định về thời gian, nguồn số liệu, tài liệu và khả năng nghiên cứu, luận văn không thể tránh khỏi còn có thiếu sót. Tác giả rất mong được nhận những góp ý quý báu từcác nhà khoa học và những người quan tâm tới công tác kiểm soát chi đầu tư phát triển để có thể tiếp tục bổ sung, làm rõ cơ sở khoa học phục vụ thực tiễn trong công tác kiểm soát chi đầu tư phát triển của Kho bạc Nhà nước trong thời gian tới.

2 KIẾN NGHỊ

Để thực hiện tốt các giải pháp trên, xin đề xuất một sốkiến nghịnhư sau:

* Đối với Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố

91

Xây dựng và ban hành quy trách nhiệm, quyền hạn và chế độ khen thưởng đối với các Chủđầu tư, Ban quản lý dự án thật rõ ràng, cụ thể tới từng tổ, bộphận và từng phần việc trong đó quy định.

Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ về kinh phí và biên chế cho các cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp công lập. Thực hiện tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm mở rộng diện thực hiện nhằm tạo cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách chủ động trong điều hành và sử dụng kinh phí NSNN một cách tiết kiệm và có hiệu quảnhất.

Chỉ đạo triển khai mạnh mẽ luật thực hành tiết kiệm và chống lãng phí, tham nhũng, xây dựng và hoàn thiện các chế độ chính sách, hệ thống các định mức kinh tế - kỹ thuậtthuộcthẩmquyền của địaphương.

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các đơn vị dự toán và các chủ đầu tư, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm nguyên tắc, định mức, tiêu chuẩn và chế độ kế toán tài chính, thận trọng ngay từ khi thẩm định và quyết định dự án đầu tư nhằm phát huy hiệu quảvốnđầu tư.

* Đối với Phòng Giao dịch KBNN Lạng Sơn

Quan tâm đào tạo bồidưỡngđội ngũ cán bộ công chức có đầy đủphẩm chất, trình độ năng lực và có tính chuyên nghiệp cao đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi NSNN, chi đầu tư phát triển trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa.

Tăngcường sửdụng công nghệ hiện đại, tiên tiến vào công tác quản lý, điều hành và thực hành các nghiệp vụ trong quản lý, kiểm soát các khoản chi đầu tư phát triển từ NSNN. Tăng cường công tác quản lý nội bộ, công tác kiểm tra kiểm soát nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của KBNN.

92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Tài chính, Hệ thống các chính sách, chế độ về quản lý tài chính, kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong các Cơ quan hành chính, Đơn vị sự nghiệp thuộc bộ tài chính (quyển1), Nxb Tài chính, Hà Nội, 2012.

[2]. Bộ Tài chính, Hệ thống các chính sách, chế độ về quản lý tài chính, kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong các Cơ quan hành chính, Đơn vị sự nghiệp thuộc bộ tài chính (quyển2), Nxb Tài chính, Hà Nội, 2012.

[3]. Bộ Tài chính, Hệ thống các chính sách, chế độ về quản lý tài chính, kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong các Cơ quan hành chính, Đơn vị sự nghiệp thuộc bộ tài chính (quyển3), Nxb Tài chính, Hà Nội, 2012.

[4]. Bộ Tài chính, Hệ thống mục lục NSNN ban hành theo quyết định 33/2008/QĐ- BTC ngày 02/06/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội, 2008

[5]. Bộ Tài chính, Thông tư 86/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước, 2012.

[6]. Chính phủ, Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng, 2015.

[7]. Chính phủ, Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, 2014.

[8]. Chính phủ, Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình, 2009.

[9]. Chính phủ, Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, 2015.

[10]. Quốc hội, Luật NSNN số 83/2015/QH13, ngày 25/06/2015, 2015.

[11]. Quốc hội, Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, ngày 26/11/2013, 2013.

[12]. Quốc hội, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, ngày 26/06/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu, 2014.

[13]. Bộ Tài chính, Chế độ Kế toán Nhà nước Áp dụng cho hệ thống Thông tin Quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS) (Quyển 4), Nxb Tài chính, Hà Nội, 2013.

93

[14]. Quốchội, Luật kế toán 88/2015/QH13, ngày 20/11/2015, 2015.

[15]. Quốc hội, Luật xây dựng 50/2014/QH13, ngày 18/06/2014.

[16]. Kho bạc Nhà nước, Một số văn bản hướng dẫn Luật NSNN của Bộ Tài chính và KBNN TW về quản lý thu, chi NSNN qua KBNN, Công ty in Tài chính, Hà Nội, 2003.

[17]. Kho bạc Nhà nước, Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg ngày 21 /8/2007, phê duyệt Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020, 2007.

[18]. Kho bạc Nhà nước, Hệ thống các văn bản về hoạt động KBNN, tập XIII, Nxb Tài chính, Hà Nội, 2006.

[19]. Kho bạc Nhà nước, Quyết định 1116/QĐ-KBNN ngày 24/08/2007 của tổng giám đốc KBNN về việc ban hành quy chế thực hiện một cửa trong kiểm soát chi NSNN qua KBNN, 2007.

[20]. Kho bạc Nhà nước, Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020, Nxb Tài chính, 2008.

[21]. Kho bạc Nhà nước, Hệ thống các văn bản về hoạt động KBNN, tập XVtập XVI, Nxb Tài chính, Hà Nội, 2008.

[22]. Kho bạc Nhà nước, Quyết định số: 282/QĐ-KBNN ngày 20/4/2012 về việc quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống KBNN, 2012.

[23]. Phòng Giao dịch KBNNLạng Sơn, Báo cáo thu, chi NSNN năm 2013.

[24]. Phòng Giao dịch KBNN Lạng Sơn, Báo cáo thu, chi NSNN năm 2014.

[25]. Phòng Giao dịch KBNN Lạng Sơn, Báo cáo thu, chi NSNN năm 2015.

[26]. Phòng Giao dịch KBNN Lạng Sơn, Báo cáo thu, chi NSNN năm 2016.

[27]. Kiểm toán Nhà nước Khu vực I, Báo cáo kết quả kiểm toán ngân sách nhà nước, tiền tài sản nhà nước năm 2016 của tỉnh Lạng sơn,2017.

[28]. Nguyễn Hoài Nam, Về Giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư thuộc chương trình kiên cố hóa trường học tại KBNN Vĩnh Phúc, Luận văn Thạc sĩ kinhtế, Học viện Tài chính, Hà Nội, 2012.

[29]. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 362/2010/QĐ-TTg ngày 11/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN trực thuộc Bộ Tài chính, 2010.

[30]. Trường Bồi dưỡng cán bộ Bộ Tài chính, Một số vấn đề về kinh tế tài chính Việt

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước qua phòng giao dịch kho bạc nhà nước lạng sơn (Trang 94 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)