Trong những năm gần đây lực lượng lao động tại Việt nam rất dồi dào, dư thừa nên các tổ chức, doanh nghiệp, công ty hoạt động về lĩnh vực đưa người lao động đi xuất khẩu lao động rất phong phú và đa dạng, dưới nhiều hình thức khác nhau, có sự cạnh tranh nhau. Trong số đó có những đơn vị được cấp giấy phép hoạt động hợp pháp nhưng cũng có những đơn vị hoạt động không có giấy phép, trá hình dưới nhiều hình thức khác nhau, lừa đảo người lao động bằng những thủ đoạn tinh vi như đưa người lao động đi du lịch sau đó bố trí cho họ bỏ trốn ở lại nước ngoài làm việc, hoặc khi ký hợp đồng đi xuất khẩu lao động làm công việc này nhưng sang đến nơi lại bố trí làm công việc khác, chính vì lẽ đó Chính phủ đã ban hành Nghị định số95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Tại Điều 15 của Nghị định đã quy định rất cụ thể trách nhiệm vật chất của người sử dụng lao động trong từng trường hợp cụ thể như sau:
Người sử dụng lao động mà có lỗi không thông báo công khai hoặc không niêm yết nội quy lao động ở những nơi cần thiết trong doanh nghiệp thì có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000đ đến 1.000.000đ.
Người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: Như không có nội quy lao động bằng văn bản khi sử dụng từ 10 lao động trở lên; Sử dụng nội quy lao động không được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh và sử dụng nội quy lao động đã hết hiệu lực. Thì có thể bị xử phạt tiền từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ.
19
Người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây: Như xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động khi xử lý kỷ luật lao động; Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động; Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động. Thì có thể bị xử phạt tiền từ 10.000.000đ đến 15.000.000đ.
Khi người sử dụng lao động có những hành vi vi phạm nêu trên, thì cần phải có các biện pháp để buộc người sử dụng lao động phải khắc phục hậu quả khi xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động không đúng như: Buộc hoàn trả khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động đối với hành vi vi phạm dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động; Người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc và trả đủ tiền lương cho người lao động trong những ngày đã sa thải, trong trường hợp người sử dụng lao động xử lý kỷ luật lao động sa thải người lao động đối với hành vi vi phạm xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.
20
Kết luận Chương 1
Qua việc nghiên cứu về kỷ luật lao động trên đây có thể thấy được vai trò quan trọng của kỷ luật lao động đối với NSDLĐ và NLĐ. Do đó, quan hệ lao động có được hài hòa, ổn định hay không, sức lao động của NLĐ có được phát huy tốt trong nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hay không phụ thuộc rất nhiều vào các quy định về kỷ luật lao động. Qua quá trình nghiên cứu những vấn đề lý luận về kỷ luật lao động, có thể rút ra những kết luận sau đây:
1. Kỷ luật lao động là việc NSDLĐ tiến hành xử lý các vi phạm quan hệ lao động với NLĐ khi họ có hành vi vi phạm kỷ luật lao động đã được nội quy của đơn vị hoặc pháp luật quy định. Trong quan hệ lao động, xử lý kỷ luật lao động được coi là công cụ để NSDLĐ quản lý lao động hiệu quả hơn và là hậu quả pháp lý bất lợi đối với NLĐ khi có hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
2. Trên thực tế, để duy trì và ổn định quan hệ lao động trong xã hội, đảm bảo quyền quản lý của NSDLĐ đồng thời cũng đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, thì xử lý kỷ luật lao động trong luật lao động có ý nghĩa rất lớn.
Việc điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động xử lý kỷ luật lao động là một yêu cầu khách quan, qua đó pháp luật bảo vệ và định hướng cho sự phát triển của các quan hệ này theo ý chí chủ quan của Nhà nước, tạo khung pháp lý để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động xử lý kỷ luật lao động. Một số nội dung điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động xử lý kỷ luật động có thể kể tới như: căn cứ xử lý kỷ luật lao động, lý do xử lý kỷ luật lao động, thời hiệu xử lý kỷ luật lao động, thủ tục xử lý kỷ luật lao động và giải quyết tranh chấp liên quan đến xử lý kỷ luật lao động.
3. Trên cơ sở nghiên cứu pháp luật về kỷ luật lao động, khi đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài có thể thấy, khi người sử dụng lao động mà có lỗi thì tùy trong từng trường hợp cụ thể, họ có thể bị xử phạt ở các mức chế tài khác nhau.
Đồng thời, phải có các biện pháp để buộc người sử dụng lao động phải khắc phục hậu quả khi xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động không đúng.
21