CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN
1.4.1. Kinh nghiệm ở một số huyện
1.4.1.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ở huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) Theo báo cáo thống kê số lƣợng chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2010-2017, Lang Chánh là huyện miền núi đặc biệt khó khăn, nằm ở phía tây của tỉnh Thanh Hóa, có hơn 7km đường biên giới giáp với nước bạn Lào. Huyện có 11 xã, thị trấn; 33 đảng bộ, chi bộ trực thuộc với 3.184 đảng viên.
Bằng nhiều giải pháp trong công tác cán bộ huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) đã khắc phục tình trạng cục bộ khép kín, giảm đƣợc sức ỳ và sự thiếu hụt cán bộ chủ chốt; tạo sự đổi mới, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã, thị trấn; cán bộ trẻ, cán bộ trong quy hoạch có điều kiện, môi trường tốt để rèn luyện, trưởng thành trong thực tiễn.
Thực hiện các nghị quyết của Trung ƣơng về xây dựng đội ngũ cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và Nghị quyết số 04 -NQ/TU ngày 12-3-2012 của Tỉnh ủy Thanh Hóa (khoá XVII) về "Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ và đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ đáp ứng yêu cầu Thanh Hóa thành tỉnh tiên tiến vào năm 2020", Ban Thường vụ Huyện ủy Lang Chánh đã có nhiều giải pháp đổi mới và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ các cấp.
Theo đó, nhiều chủ trương về công tác cán bộ đã được ban hành như: Quyết định số 312-QĐ/HU ngày 25-5-2016 về việc ban hành Quy định về phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ; Quyết định 586-QĐ/HU ngày 1-4-2017 về quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử; Quyết định 313- QĐ/HU ngày 6-8-2017 về quy chế đánh giá tập thể cán bộ lãnh đạo, quản lý; Quyết định 314- QĐ/HU ngày 6-8-2016 về quy chế đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý; Hướng dẫn số 16-HD/HU ngày 10-3-2017 về rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý nhiệm kỳ 2015-2020… Các nghị quyết, quyết định trên đƣợc quán triệt đến
các cấp uỷ, người đứng đầu cơ quan đơn vị từ huyện đến cơ sở, tạo sự thống nhất cả về nhận thức và thực tiễn thực hiện công tác cán bộ trên phạm vi toàn huyện.
Công tác đánh giá cán bộ được Huyện ủy coi trọng đổi mới. Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo các ban xây dựng đảng, các phòng chức năng tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy về đánh giá, phân loại 175 cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt ở các xã, phòng, ban, ngành cấp huyện theo tinh thần Nghị Quyết Trung ƣơng 4 (khoá XI). Qua kiểm điểm, phân loại và đánh giá cán bộ, Ban Thường vụ Huyện ủy đã gợi ý kiểm điểm 4 tập thể và 6 cá nhân, đồng thời rút kinh nghiệm trong chỉ đạo việc kiểm điểm, phân loại và đánh giá cán bộ, công chức. Từ đó, công tác đánh giá cán bộ có sự chuyển biến ở nhiều nội dung và đi vào nền nếp. Công tác đánh giá cán bộ giai đoạn 2010-2017 của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện bảo đảm đúng quy trình, khách quan, dân chủ, công khai.
Công tác quy hoạch được tăng cường. Huyện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thường xuyên rà soát, bổ sung quy hoạch cấp ủy, quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ 2015-2020; xây dựng quy hoạch nhiệm kỳ 2020-2025 với yêu cầu bảo đảm dân chủ, công khai, đúng quy định với phương châm vừa “mở”, vừa “động” và
“liên thông”. Vì vậy, số cán bộ đƣa vào quy hoạch bảo đảm tiêu chuẩn, có chiều hướng phát triển tốt, quy hoạch có tính khả thi cao. Căn cứ nguồn quy hoạch và điều kiện thực tiễn, các địa phương, đơn vị đã chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ. Đến năm 2017, huyện đã cử 1 cán bộ đi học bác sĩ chuyên khoa II; 14 cán bộ đi đào tạo trình độ thạc sỹ; 171 cán bộ, công chức đi đào tạo trình độ đại học chuyên môn; 16 cán bộ đi đào tạo cao cấp lý luận chính trị; 235 cán bộ đi học trung cấp lý luận chính trị và hàng trăm lƣợt cán bộ đi bồi dƣỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ… Đến nay, tỷ lệ cán bộ lãnh đạo, quản lý có trình độ thạc sỹ chuyên môn (đối cấp huyện) và trình độ chuyên môn đại học (đối với cấp xã) của huyện Lang Chánh tăng lên. Cụ thể, cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý, có 7/13 đồng chí có trình độ thạc sỹ, bác sĩ chuyên khoa II (chiếm 53,85%); 13/13 đồng chí có trình độ cử nhân hoặc cao cấp lý luận chính trị (đạt 100%). Cán bộ do Ban Thường vụ Huyện uỷ quản lý có 14/294 đồng chí có trình độ thạc sỹ (chiếm
4,8%), 176/294 đồng chí có trình độ đại học (chiếm 59,9%). Trình độ, năng lực thực tiễn của cán bộ sau đào tạo, bồi dƣỡng đƣợc nâng lên.
Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và luân chuyển cán bộ đƣợc thực hiện bảo đảm dân chủ, phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế của huyện và từng địa phương, đơn vị. Huyện ủy đã kiên quyết không bổ nhiệm lại với cán bộ không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao.
Từ tháng 1-2015 đến nay, huyện đã bổ nhiệm, bổ nhiệm lại 65 cán bộ lãnh đạo, quản lý. Nhìn chung số cán bộ đƣợc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại bảo đảm tiêu chuẩn.
Huyện ủy đã điều động, luân chuyển 11 cán bộ từ huyện về đảm nhận các chức danh chủ chốt tại xã, thị trấn, như: Quang Hiến, Đồng Lương, Giao An, Giao Thiện… và luân chuyển giữa các cơ quan đảng, đoàn thể, chính quyền trong huyện. Từ năm 2012 đến nay, số cán bộ sau khi luân chuyển về cơ sở đã được Ban Thường vụ Huyện ủy bố trí, sắp xếp phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường và đảm nhận chức danh cao hơn, trong đó 2 đồng chí được bầu vào Ban Thường vụ Huyện uỷ, 1 đồng chí được bầu làm Phó Chủ tịch UBND huyện, 1 đồng chí bổ nhiệm Trưởng phòng Nông nghiệp UBND huyện, 1 đồng chí bổ nhiệm Chánh Văn phòng Huyện uỷ...
Bằng nhiều giải pháp trong công tác cán bộ nên huyện Lang Chánh đã khắc phục tình trạng cục bộ khép kín, giảm đƣợc sức ỳ và sự thiếu hụt cán bộ chủ chốt;
tạo sự đổi mới, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã, thị trấn; cán bộ trẻ, cán bộ trong quy hoạch có điều kiện, môi trường tốt để rèn luyện, trưởng thành trong thực tiễn.
Giai đoạn 2016 đến nay, nhờ làm tốt công tác cán bộ, nên việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực từ tƣ duy đến hành động, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển. Giai đoạn 2010-2015, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của huyện ƣớc đạt 13,3%/năm, vƣợt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ XXI đề ra, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, thu hút đầu tư có bước đột phá, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên...
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công tác cán bộ của huyện còn có những hạn chế, nhƣ việc tuyển dụng cán bộ có lúc, có nơi chƣa bảo đảm yêu cầu.
Người được tuyển dụng chuyên môn chưa phù hợp với vị trí việc làm, nên hiệu quả công việc chưa cao. Quy hoạch cán bộ theo phương châm “động”, “mở” và “liên thông” vẫn còn hạn chế; tỷ lệ cán bộ nữ, trẻ đƣợc quy hoạch vào cấp uỷ, các chức danh chủ chốt khối xã, thị trấn còn thấp. Việc chọn cử cán bộ đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn vẫn còn có trường hợp chưa phù hợp với vị trí công tác và điều kiện địa phương; số lượng cán bộ chủ chốt cấp xã có trình độ đại học còn ít. Cán bộ đƣợc đi luân chuyển vẫn chƣa yên tâm công tác, còn nhiều khó khăn. Công tác đánh giá cán bộ còn có hiện tƣợng nể nang, tiêu chí đánh giá còn nặng định tính…
1.4.1.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ở huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) Theo báo cáo thống kê số lƣợng chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010-2017, huyện Vĩnh Tường nằm ở phía tây nam của tỉnh Vĩnh Phúc. Địa giới huyện Vĩnh Tường: phía đông giáp huyện Yên Lạc; phía tây giáp tỉnh Phú Thọ (thành phố Việt Trì) và thành phố Hà Nội (huyện Ba Vì); phía nam giáp thành phố Hà Nội. Vĩnh Tường là huyện có sự phát triển kinh tế lớn thứ 3 của Vĩnh Phúc sau Vĩnh Yên và Tam Đảo.
Những năm qua, tại huyện Vĩnh Tường sự lớn mạnh của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức góp phần quan trọng vào các thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Để nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, Vĩnh Tường tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp đổi mới trong tuyển dụng, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức, theo đó, thi tuyển được xem là bước đi đúng đắn, phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách đãi ngộ trong tuyển dụng, đào tạo. Việc sử dụng đội ngũ cũng có nhiều chuyển biến với việc tạo môi trường làm việc thuận lợi kết hợp thường xuyên luân chuyển vị trí công tác; chú trọng chất lượng đầu vào, đồng thời, cũng kết hợp hài hòa giải quyết “đầu ra” cho những cán bộ, công chức, viên chức không đủ tiêu chuẩn, điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khoẻ, phẩm chất.
Theo đó, tỉnh tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các sai phạm liên quan đến trách nhiệm thực thi công vụ; quyền hạn, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức. Trong năm 2017, 2 tổ của đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra đột xuất tại 34 cơ quan, đơn vị.
UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị xây dựng quy chế đánh giá cụ thể, phù hợp, đảm bảo việc đánh giá phân loại công bằng, khách quan, có cơ sở khoa học và thực chất theo các quy định hiện hành. Kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức làm cơ sở để sắp xếp, bố trí, quy hoạch, đào tạo và để cán bộ, công chức, viên chức nôc lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ. Kết quả đánh giá cán bộ, công chức, viên chức bình quân hằng năm có 35% hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 62% hoàn thành tốt nhiệm vụ, 2% hoàn thành nhiệm vụ và 1% không hoàn thành nhiệm vụ.
Công tác đề bạt bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức đƣợc thực hiện theo đúng quy định của Trung ƣơng và của tỉnh, bảo đảm nguyên tắc, tiêu chuẩn và quy trình từ khâu đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng và bổ nhiệm. Việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ đã chú ý đến những nhân tố mới, có tuổi đời trẻ, có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt. Hầu hết số cán bộ đƣợc bổ nhiệm đều trong diện quy hoạch, có phẩm chất chính trị vững vàng, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao.
Trong công tác tuyển dụng công chức, viên chức, từ năm 2013 đến nay, đã có 104 lƣợt hội đồng tuyển dụng viên chức do các cơ quan, đơn vị tổ chức theo thẩm quyền bằng hình thức thi tuyển và xét tuyển với tổng số 2.828 chỉ tiêu tuyển dụng, có 11.698 người dự tuyển và 1.928 người trúng tuyển. Từ đó, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngày càng đƣợc nâng cao. Hiện toàn tỉnh có 100%
công chức cấp tỉnh, huyện làm nhiệm vụ chuyên môn có trình độ đại học trở lên, 100% cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn trình độ chuyên môn theo quy định. Viên chức sự nghiệp đạt chuẩn đào tạo theo chức danh, riêng sự nghiệp giáo dục, giáo viên đƣợc đào tạo trên chuẩn chiếm tỷ lệ cao.
Để tạo bước chuyển mạnh mẽ nâng cao chất lượng đội ngũ, Đề án 01 của Ban Thường vụ huyện ủy về sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và nâng cao chất
lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2021 đƣợc xem nhƣ “kim chỉ nam” quan trọng giúp các cấp các ngành có định hướng rõ ràng trong việc lựa chọn người có đức, có tài vào làm việc trong các cơ quan đảng, đoàn thể, cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp của tỉnh.
Theo đó, Đề án 01 đã nêu rõ nhiệm vụ và giải pháp cho các cấp, các ngành trong thực hiện đổi mới công tác cán bộ, nâng cao chất lƣợng đội ngũ, đổi mới chế độ thi tuyển theo hướng công khai, dân chủ, minh bạch đáp ứng các tiêu chí trong tình hình mới, đảm bảo tuyển chọn đúng nhân tài phục vụ địa phương. Trước mắt, dừng tuyển dụng công chức, viên chức các cơ quan đảng, đoàn thể để tổ chức thi tuyển chung trong cả hệ thống chính trị. Thí điểm tổ chức thi tuyển tập trung một số chức danh lãnh đạo, tiến tới hằng năm tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo các cấp, các ngành trong tỉnh theo hình thức thi tuyển cạnh tranh, đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan, lựa chọn đƣợc cán bộ có năng lực, tín nhiệm cao đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo theo quy định.
Ngày 09/05/2017, Bộ Nội vụ đã ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Đề án "Thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng", Vĩnh Tường là 1 trong 22 địa phương trong cả nước thực hiện thí điểm. Theo lãnh đạo Sở Nội vụ, việc thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý bằng hình thức thi tuyển là để thu hút, trọng dụng những người có đức, có tài, phát huy được phẩm chất, trình độ, năng lực, kinh nghiệm góp phần thực hiện tốt chiến lƣợc thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, từng bước đổi mới quy trình bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý, tránh tình trạng cục bộ, khép kín trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Thực hiện thí điểm thi tuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền quyết định bổ nhiệm của thủ trưởng các cơ quan đơn vị, mới đây tháng 5/2018, UBND huyện Vĩnh Tường tổ chức thi tuyển để bổ nhiệm 8 vị trí lãnh đạo. Hiện tại các đơn vị đăng ký thí điểm thi tuyển đang thực hiện các bước chuẩn bị theo đúng
yêu cầu của Quy chế thí điểm thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương do UBND tỉnh ban hành.
Để đạt mục tiêu đến năm 2020, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh có số lƣợng, cơ cấu hợp lý, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực chuyên môn, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ đáp ứng sự nghiệp phát triển của tỉnh và đất nước, Đề án 01 của Ban Thường vụ huyện ủy xác định tỉnh sẽ tập trung thực hiện nhiệm vụ đổi mới công tác cán bộ, nâng cao chất lƣợng đội ngũ; thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ; đổi mới công tác tuyển dụng công chức, viên chức;
nâng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Đặc biệt, Đề án xác định công tác đánh giá, nhận xét cán bộ, công chức, viên chức là vấn đề quan trọng, đánh giá đúng sẽ sử dụng đúng cán bộ. Các cơ quan, đơn vị phải lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao làm thước đo chính để đánh giá phẩm chất, năng lực của cán bộ, công chức, viên chức; khắc phục tình trạng đánh giá cán bộ, công chức, viên chức một cách chung chung, cảm tính, chủ quan, lẫn lộn giữa điều kiện với tiêu chuẩn, coi bằng cấp, học vị cao hơn phẩm chất, năng lực.
Xây dựng quy chế buộc thôi việc, bãi miễn đối với cán bộ, công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân. Tổ chức tốt việc lấy phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ theo quy định của Bộ Chính trị. Những cán bộ đạt phiếu tín nhiệm thấp dưới 50% có thể xem xét điều động sang vị trí công tác khác. Đề cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc phân loại đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, hàng năm theo nguyên tắc:
Cấp trên đánh giá cấp dưới, người đứng đầu đánh giá những người thuộc quyền quản lý, cấp trên thực tiếp đánh giá người đứng đầu.