Khái quát chung về hu ện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công chức hành chính tại ủy ban nhân dân huyện kiến xương, tỉnh thái bình (Trang 40 - 44)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN

2.1. Khái quát chung về hu ện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

Về điều kiện tự nhiên: Huyện Kiến Xương là đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh Thái Bình. Huyện Kiến Xương nằm chính phía nam của tỉnh. Phía tây giáp huyện Vũ Thƣ và Thành phố Thái Bình. Phía tây bắc giáp huyện Đông Hƣng, đông bắc giáp huyện Thái Thụy. Phía đông giáp huyện Tiền Hải. Phía nam giáp tỉnh Nam Định (ranh giới là sông Hồng). Đầu năm 2008, huyện Kiến Xương có diện tích tự nhiên là 19.920,73 ha (199,21 km2) và dân số là 223.179 người.

Kiến Xương có 37 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị trấn Thanh Nê và các xã: An Bồi, Quang Trung, Quang Minh, Bình Minh, Thƣợng Hiền, Hoà Bình, Quang Bình, Quang Lịch, Vũ Trung, Vũ Quý, Vũ Công, Vũ Bình, Vũ Thắng, Vũ Hoà, Vũ Ninh, Vũ An, Vũ Lê, Vũ Tây, Vũ Sơn, An Bình, Trà Giang, Hồng Thái, Lê Lợi, Nam Cao, Đình Phùng, Thanh Tân, Bình Nguyên, Quốc Tuấn, Quyết Tiến, Quang Hƣng, Minh Hƣng, Minh Tân, Nam Bình, Bình Thanh, Bình Định, Hồng Tiến.

Về kinh tế: Ngoài diện tích đồng bằng rộng thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp, Kiến Xương được biết đến là huyện của những làng nghề. Toàn huyện có 37/40 làng nghề đƣợc công nhận đạt chuẩn với 9.257 cơ sở và hộ gia đình tham gia sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Xã Thƣợng Hiền có nghề mây tre đan truyền thống với lịch sử tồn tại trên 100 năm, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương. Ngoài ra, những năm gần đây, Kiến Xương du nhập thêm các nghề mới nhƣ sản xuất móc câu, dệt tấm đệm lót hàng, đan mặt ghế, đệm cao su…, thu hút gần 25.000 lao động với thu nhập ổn định từ 2 - 4 triệu đồng/người/tháng.

Có thể thấy, việc nghề và làng nghề tiếp tục đƣợc mở rộng và phát triển trong

nhiệm kỳ qua đã góp phần không nhỏ nâng cao thu nhập cho hàng vạn người dân Kiến Xương.

Hiện nay, ngoài tiểu thủ công nghiệp, Kiến Xương ưu tiên phát triển công nghiệp. Huyện Kiến Xương nằm giữa hai vùng công nghiệp phát triển hàng đầu của tỉnh là thành phố Thái Bình và huyện Tiền Hải. Những năm gần đây bằng sự đoàn kết, quyết tâm vượt khó khăn, Kiến Xương đã có những nỗ lực to lớn trong khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, nhằm tạo sức bật mới.

Năm 2018, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (TTCN) - và xây dựng cơ bản đạt trên 607 tỷ đồng, tăng 22,96% so với năm 2007. Tuy nhiên, công nghiệp, TTCN mới chỉ chiếm 37,69% trong cơ cấu kinh tế của huyện, đây là một con số khá khiêm tốn nếu so sánh chỉ số này với các huyện khác trong tỉnh.

Để tạo đà cho Kiến Xương có thể thu hút đầu tư, phát triển ngành công nghiệp, tỉnh Thái Bình đã đầu tư trên 100 tỷ đồng để nâng cấp tuyến đường tỉnh lộ 39B, tuyến đường quan trọng nối thành phố Thái Bình - huyện Kiến Xương - huyện Tiền Hải”. Trên tuyến đường huyết mạch này, Kiến Xương đã tiến hành qui hoạch xây dựng 2 cụm công nghiệp là Vũ Ninh rộng 40 ha, Vũ Quý 17 ha và 2 điểm công nghiệp làng nghề tại xã Thanh Tân rộng 12 ha và Hồng Thái 10 ha. Đến thời điểm hiện nay, cụm công nghiệp Vũ Ninh đã tiến hành giao 8 ha đất cho nhà đầu tƣ là doanh nghiệp Sơn Hà, hiện doanh nghiệp đang tiến hành khởi công xây dựng nhà máy. Cụm công nghiệp Vũ Quý đang trong giai đoạn san lấp mặt bằng nhƣng đã có doanh nghiệp chế biến lương thực Thủy Dương thuê 3 ha đất. Cùng với đó, huyện đã tiến hành đầu tƣ nâng cấp nhiều hạng mục cơ sở hạ tầng quan trọng để phục vụ cho việc thu hút đầu tư như: xây dựng tuyến đường tránh thị trấn Vũ Quý, tính chất đường đô thị và đối ngoại với 4 làn xe; tuyến đường Quang Bình- Minh Tân để phát triển kinh tế khu vực phía nam huyện; xây dựng tuyến đường vành đai phía bắc thị trấn Thanh Nê để tạo động lực phát triển các cụm, điểm công nghiệp ở hai bên đường, đồng thời mở rộng giao thương với các địa phương khác…

Cùng với việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, Kiến Xương cũng tiến hành cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa “một cửa liên thông”. Đồng thời

hỗ trợ các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp trong công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ kinh phí san lấp mặt bằng xây dựng nhà máy; thành lập các tổ công tác, tổ tuyên truyền, huy động cả hệ thống chính trị để vận động nhân dân hiểu và ủng hộ chính quyền, doanh nghiệp trong các vấn đề đất đai.

Đến nay, Kiến Xương đã có trên 300 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: xây dựng, may mặc, nông nghiệp, nước sạch và dịch vụ thương mại tổng hợp.

Năm 2017, ngành công nghiệp của huyện Kiến Xương có bước phát triển vững chắc với mức tăng trưởng 18,3%/năm. Ngoài giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, nộp ngân sách nhà nước hàng trăm tỷ đồng.

Nền kinh tế có bước tăng trưởng bình quân 7,38%/ năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi và thuỷ sản; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ tiếp tục phát triển; cơ sở hạ tầng thiết thực phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội được quan tâm đầu tư xây dựng, từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Huyện có nhiều làng nghề, đặc biệt có các làng nghề truyền thống nổi tiếng nhƣ: chạm bạc Đồng Xâm, dệt đũi Nam Cao, mây tre đan Thƣợng Hiền…Phong trào xây dựng nông thôn mới đƣợc nhân dân đồng tình và hưởng ứng tích cực, đang tạo nên phong trào sâu rộng, hiệu quả.

Về xã hội: 2017 Kiến Xương có 28 xã đạt chuẩn quốc gia về nông thôn mới;

Tổng vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới toàn huyện đến năm 2015 ƣớc đạt 2.720 tỷ đồng. Ngoài ra, trong nhiệm kỳ, huyện cũng đã hoàn thành xây dựng khu hành chính công khang trang, hiện đại; xây dựng đền thờ liệt sĩ, các di tích lịch sử văn hóa; hạ tầng giao thông thuận lợi cho phát triển kinh tế nhƣ cầu Trà Giang, quốc lộ 37B, đường cứu hộ, cứu nạn Minh Tân - Quang Bình… góp phần từng ngày thay đổi diện mạo quê hương.

Các hoạt động văn hoá xã hội được duy trì nền nếp và có bước phát triển mới. Công tác giáo dục đƣợc quan tâm chú trọng. Hoạt động văn hoá, thể thao, phát thanh, truyền thanh phong phú, đa dạng, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của huyện.

Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân có chuyển biến tiến bộ, nhiều chương trình y tế, dân số - kế hoạch hoá gia đình đạt và vƣợt chỉ tiêu, không để dịch bệnh xảy ra.

Công tác quốc phòng an ninh được tăng cường. Công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ hằng năm đảm bảo chỉ tiêu trên giao; thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội. Trật tự an toàn xã hội được giữ vững, phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc đƣợc đẩy mạnh; tình hình chính trị trong huyện ổn định.

Công tác tuyên truyền, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được triển khai, thực hiện có hiệu quả. Công tác kiểm tra, giám sát của cấp uỷ và uỷ ban kiểm tra được tăng cường, đã chấn chỉnh kịp thời những thiếu sót, khuyết điểm của các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên; việc xử lý kỷ luật đảng đối với tập thể, cá nhân có sai phạm đƣợc thực hiện nghiêm túc, kịp thời.

Hoạt động của HĐND, UBND, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có bước đổi mới, chất lượng, hiệu quả các mặt hoạt động được nâng lên, góp phần tích cực vào thành tựu chung của huyện.

2.1.2. Những thuận lợi, khó khăn trong xây dựng đội ngũ công chức hành chính của huyện

2.1.2.1: Những thuận lợi

- Những năm qua Đảng và Nhà nước đã thực sự quan tâm đến công tác xây dựng đội ngũ công chức hành chính, do đó, việc xây dựng đội ngũ công chức hành chính của huyện Kiến Xương có điều kiện thực hiện.

- Tỉnh Thái Bình đã xây dựng đƣợc tiêu chuẩn tuyển dụng đối với đội ngũ công chức, và tổ chức thi tuyển chung toàn tỉnh. Do đó trong công tác tuyển dụng đã hạn chế đƣợc những tiêu cực, tuyển dụng đƣợc đội ngũ công chức có trình độ cao, đáp ứng đƣợc yêu cầu trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện. Công tác tuyển dụng đƣợc đặt ở trạng thái “động”, có sự liên thông nhất định giữa nguồn nhân lực trong huyện với nguồn nhân lực ngoài huyện.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công chức hành chính tại ủy ban nhân dân huyện kiến xương, tỉnh thái bình (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)