Xây dựng các tiêu chuẩn theo mục tiêu đánh giá

Một phần của tài liệu Đánh giá thành tích nhân viên tại khách sạn hoàng anh gia lai đà nẵng (Trang 24 - 32)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH NHÂN VIÊN TRONG DOANH NGHIỆP

1.2. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH NHÂN VIÊN TRONG TỔ CHỨC KINH DOANH

1.2.2. Xây dựng các tiêu chuẩn theo mục tiêu đánh giá

Tiêu chuẩn đánh giá thành tích nhân viên: là hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu, thể hiện các yêu cầu của việc hoàn thành một công việc cả về mặt chất lượng lẫn số lượng. Đó chính là mốc chuẩn cho việc đo lường thực tế thực hiện công việc của nhân viên, là mục tiêu công việc của nhân viên.

Tiêu chuẩn thể hiện nhiệm vụ của người lao động và cũng thể hiện sự kỳ vọng của nhà quản lý với người lao động. Do vậy khi xây dựng tiêu chuẩn thành tích người ta thường dựa vào các thông tin về phạm vi công việc của nhân viên qua phân tích và mô tả công việc, các mục tiêu của doanh nghiệp để bảo đảm thành tích của nhân viên góp phần đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp, thành tích hiện tại hoặc trong quá khứ của nhân viên, những điểm mạnh và điểm yếu, mục tiêu và nguyện vọng trong công việc của nhân viên.

Thông thường các khách sạn sử dụng hai phương pháp để xây dựng tiêu chuẩn thành tích gồm: phương pháp chỉ đạo tập trung và phương pháp thảo luận dân chủ.

Theo phương pháp đầu tiên từ việc phân tích công việc, nhà quản trị có thể xác định những yêu cầu về tiêu chuẩn đối với nhân viên thực hiện. Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc cũng có thể xem là cơ sở để thiết lập tiêu chuẩn đánh giá thành tích nhân viên.

Theo phương pháp thảo luận dân chủ nhà quản lý và nhân viên cùng tham gia vào quá trình xác lập tiêu chuẩn đánh giá dựa trên các mục tiêu công việc cần đạt được. Thông thường đi đôi với việc xác lập tiêu chuẩn đánh giá sẽ là việc thỏa thuận một kế hoạch hành động nhằm đạt được những tiêu chuẩn đã xác lập. Phương pháp này nhìn nhận sự chú trọng trong việc xây dựng mục tiêu công việc mới của quá trình đánh giá.

b. Các loi tiêu chun:

Những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng các nhà quản lý thường sử dụng những tiêu chí đánh giá thành tích nhân viên khác nhau. Quyết định quan trọng là lựa chọn loại tiêu chuẩn thành tích để đánh giá như thế nào cho phù hợp.

*Các t cht đặc đim

Một số các tố chất đặc điểm của nhân viên như tính cách, thái độ, hình thức, tính chủ động được coi là cơ sở cho một số đánh giá. Loại đánh giá này chú trọng việc tìm hiểu nhân viên là người như thế nào nhưng lại rất ít chú trọng về những điều mà họ thực sự làm vì có khả năng các tố chất đó hoặc là không liên quan đến công việc hoặc là khó định nghĩa.

Sử dụng loại tiêu chuẩn này có nhiều hạn chế về tính hợp lý. Các đặc điểm được đánh giá theo loại này thường không liên quan đến cách thức nhân viên thực sự ứng xử ở công việc bởi vì hành vi công việc bị ảnh hưởng bởi

nhiều tình huống và nhân tố môi trường. Ngoài ra đánh giá theo cách này rất khó để xác định một cách chính xác và nó không hữu hiệu để cung cấp thông tin phản hồi cho nhân viên.

Một số tố chất có thể liên quan tới hiệu quả công việc. Nếu như mối quan hệ này được xác lập thì việc sử dụng chúng có thể là thích hợp.

* Các hành vi

Các tổ chức có thể đánh giá hành vi liên quan đến công việc của một nhân viên. Chẳng hạn: phong cách lãnh đạo, bồi dưỡng người khác, tính chất hợp tác trong làm việc nhóm, định hướng dịch vụ khách hàng. Nếu như một số hành vi mang lại kết quả mong muốn, việc sử dụng chúng trong quá trình đánh giá là xác đáng. Sử dụng các tiêu chuẩn hành vi là thích hợp khi tiến hành sử dụng để hoàn thành công việc là rất quan trọng và muốn được sử dụng chúng để nhấn mạnh cách thức hoàn thành công việc.

Trong đánh giá dựa trên hành vi, nhân viên đánh giá dựa trên những điều mà họ thực hiện tại công việc. Cách đánh giá này được pháp luật công nhận hơn cách đánh giá theo đặc điểm. Đánh giá hành vi có thể là rất hữu ích cho mục đích phản hồi vì nó xác định một cách chính xác những điều nhân viên nên làm khác biệt.

Sự thiếu hụt có thể là một nhược điểm khi xác lập các tiêu chuẩn hành vi vì chúng thường không bao hàm tất cả hành vi có thể dẫn đến hiệu quả công việc. Đối với một vài công việc, thành tích tốt có thể đạt được qua việc sử dụng hành vi khác nhau.

*Kết qu thc hin công vic

Các tiêu chí kết quả thực hiện công việc hay còn được gọi là mức độ đạt mục tiêu được sử dụng khi mà mục đích quan trọng hơn các phương tiện, kết quả công việc quan trọng hơn cách thức thực hiện, hoặc khi có nhiều cách thức sử dụng để đạt được kết quả.

Các kết quả được xác định cần phải nằm trong tầm kiểm soát của cá nhân hoặc là nhóm làm việc đó. Đánh giá dựa trên kết quả là rất khó đo lường trong một vài trường hợp và đối với một vài công việc. Sử dụng duy nhất tiêu chí kết quả để đánh giá có thể nuôi dưỡng một trạng thái tâm lý “có kết quả bằng bất cứ giá nào” trong một số nhân viên.

Thành tích của nhóm sẽ bị tác động nếu các cá nhân lo cho kết quả của mình và không góp phần giúp đỡ đồng nghiệp. Tiêu chuẩn kết quả thực hiện công việc bộc lộ hạn chế vì không đề cập đến các khía cạnh của thành tích chẳng hạn như sự hợp tác, nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra lợi ích của tổ chức. Hạn chế cuối cùng của việc đánh giá theo loại tiêu chí này là không hữu ích ở gốc độ phát triển nhân viên. Mặc dù kết quả là thấp hơn mức độ chấp nhận được, chúng cũng không cung cấp thông tin rõ ràng nhằm cải thiện thành tích công việc.

* Năng lc

Năng lực là phạm vị rộng bao gồm kiến thức, các kỹ năng, tố chất và hành vi có thể mang tính nghiệp vụ, có liên quan đến các kỹ năng ứng xử hoặc là định hướng công việc. Trong các công việc của nhà quản trị các năng lực liên quan có thể bao gồm việc phát triển tài năng, các kỹ năng quản lý như hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra giám sát, gây ảnh hưởng và lôi cuốn…

Các năng lực để lựa chọn đánh giá thành tích phải là những năng lực có liên quan mật thiết đến thành công trong công việc.

Một số các năng lực khác lại liên quan đến các hành vi và kết quả cần thiết để đáp ứng công việc tương lai được xem là tiềm năng phát triển của nhân viên. Loại tiêu chí này chỉ sử dụng trong các trường hợp xem xét đề bạt nhân viên.

Do không có loại tiêu chuẩn nào bao hàm toàn bộ nội dung công việc, đồng thời mỗi loại có ưu điểm và tồn tại riêng khi sử dụng để đánh giá thành

tích nhân viên. Cụ thể:

Bng 1.1. Các loi tiêu chun đánh giá thành tích Loi tiêu chun Thun li Tn ti

Tố chất, đặc điểm của nhân viên

Không tốn kém khi xây dựng.

Dễ sử dụng, phù hợp với các tổ chức cung cấp dịch vụ và xem xét sự phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.

Nhiều tiêu chí không liên quan tới công việc. Không hữu ích trong việc cung cấp thông tin phản hồi cho nhân viên.

Hành vi thực hiện công việc

Sử dụng thước đo thực hiện công việc cụ thể. Được pháp luật và người lao động chấp nhận. Hữu ích trong việc cung cấp thông tin phản hồi.

Tốn nhiều thời gian tiền bạc khi phát triển phương pháp. Tiềm ẩn về lỗi bình chọn do không bao hàm tất cả những hành vi liên quan đến công việc.

Kết quả thực hiện công việc

Giảm bớt xu hướng chủ quan.

Được lãnh đạo và nhân viên chấp nhận liên kết giữa thực hiện công việc của nhân viên với hoạt động của tổ chức.

Tốn thời gian khi phát triển, sử dụng, không khuyến khích sự hợp tác giữa các nhân viên. Không hữu ích cho thông tin phản hồi.

Năng lực thực hiện công việc

Giúp chú trọng hơn đến hiệu quả làm việc, hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên nên hữu ích để đào tạo và phát triển nhân viên.

Khó xác định năng lực thực sự liên quan đến công việc, nhất là những công việc phức tạp, khó định nghĩa và định lượng.

Do không có loại tiêu chuẩn nào bao hàm toàn bộ nội dung công việc, đồng thời mỗi loại có ưu điểm và hạn chế riêng khi sử dụng để đánh giá thành tích nhân viên. Nên trên thực tế các tổ chức không sử dụng một tiêu chuẩn duy nhất mà kết hợp nhiều loại tiêu chuẩn để chúng hỗ trợ cho nhau nhằm có

thể đánh giá thành tích từ nhiều góc độ để có kết quả đáng tin cậy và hữu ích nhất. Tuy nhiên, tiêu chuẩn kết quả thực hiện công việc là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá thành tích nhân viên. Sẽ vô nghĩa nếu một nhân viên có phẩm chất cá nhân tốt, kỹ năng làm việc tốt và có tiềm năng phát triển nhưng lại không đạt được kết quả công việc.

Nên trên thực tế các doanh nghiệp thường không sử dụng loại tiêu chuẩn duy nhất mà kết hợp nhiều loại tiêu chuẩn để chúng hỗ trợ cho nhau nhằm có thể đánh giá thành tích từ nhiều gốc độ nhằm có kết quả đáng tin cậy và hữu ích nhất. Tuy nhiên, tiêu chuẩn kết quả thực hiện công việc là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá thành tích nhân viên. Sẽ vô nghĩa nếu một nhân viên có phẩm chất cá nhân tốt, kỹ năng làm việc tốt và có tiềm năng phát triển nhưng lại không đạt được kết quả công việc

c. Phương pháp xây dng tiêu chun đánh giá

- Trên cơ s phân tích công vic và bn mô t công vic

* Phân tích công vic:

Tiêu chí phải dựa vào công việc chứ không phải người thực hiện công việc, nó cho biết mức độ hoàn thành công việc của một nhân viên mà có thể làm người khác hài lòng và chấp nhận, có nghĩa là tiêu chí đánh giá phải được xây dựng trên chính bản thân công việc. Vì vậy thông thường có thể qua phân tích công việc để chuyển đổi từ yêu cầu công việc thành tiêu chí đánh giá công việc.

Phân tích công việc nhằm mục tiêu xác định các thông tin về những công việc cụ thể mà nhân viên phải thực hiện để hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp. Mục đích của phân tích công việc là trả lời các câu hỏi:

1. Nhân viên thực hiện những công việc gì ? 2. Khi nào công việc được hoàn tất ?

3. Công việc được thực hiện ở đâu ?

4. Nhân viên thực hiện công việc đó như thế nào ? 5. Tại sao phải thực hiện công việc đó ?

6. Để thực hiện công việc đó phải hội đủ tiêu chuẩn, trình độ nào ?...

Để phân tích công việc thì trước hết ta phải tiến hành thu thập thông tin phân tích công việc rồi tiếp tục sau đó là mô tả công việc của nhân viên.

* Mô t công vic

Bên cạnh đó, để nắm được công việc của nhân viên, ngoài việc phân tích công việc người lãnh đạo cần phải thiết kế được bản mô tả công việc. Căn cứ nội dung bản mô tả công việc, người lãnh đạo sẽ xác định mục tiêu, định lượng công việc nhân viên cần phải thực hiện để đạt các mục tiêu đặt ra.

Mô tả công việc bằng cách viết xúc tích các dữ kiện, để nói lên một bức tranh chính xác và đầy đủ của mỗi công việc dựa trên nội dung của công việc và điều kiện của mỗi công việc. Bản mô tả công việc thường có các nội dung chủ yếu như:

- Nhận diện công việc: tên công việc, cấp bậc công việc, nhân viên thực hiện công việc, người phê duyệt bản mô tả công việc…

- Tóm tắt công việc : mô tả tóm tắt thực chất đó là công việc gì.

- Các mối quan hệ trong thực hiện công việc: mối quan hệ bên trong và bên ngoài công ty.

- Chức năng, trách nhiệm trong công việc: liệt kê những chức năng, nhiệm vụ chính, sau đó giải thích các công việc cụ thể cần thực hiện trong nhiệm vụ, trách nhiệm chính đó.

- Quyền hành của người thực hiện công việc: xác định rõ giới hạn phạm vi , quyền hành trong các quết định về mặt tài chính nhân sự.

- Tiêu chuẩn, yêu cầu trong đánh giá nhân viên thực hiện công việc : nêu rõ các tiêu chuẩn cần đạt được

- Điều kiện làm việc: liệt kê những điều kiện làm việc

Lưu ý rằng, mục tiêu đề ra cần đạt được sự thống nhất giữa lãnh đạo và nhân viên thực hiện để tránh tình trạng người lãnh đạo áp đặt công việc vượt quá khả năng thực hiện của nhân viên hoặc nhân viên đăng ký mức độ hoàn thành công việc dưới khả năng thực hiện của mình để làm việc nhàn nhã và dễ đạt thành tích. Căn cứ kết quả phân tích công việc và bản mô tả công việc, người lãnh đạo có thể xác định mức độ ưu tiên, mức độ quan trọng của từng công việc để quyết định thang điểm đánh giá phù hợp.

- Trên cơ s bn tiêu chun thc hin công vic

Các tiêu chuẩn thành tích được xác định từ thông tin phân tích công việc.

Dựa vào thông tin này, các cấp độ thành tích từ thấp đến cao được xây dựng.

Về cơ bản, công việc này xác định các tiêu chuẩn nhằm so sánh với mức độ thực hiện của nhân viên. Một tiêu chuẩn thành tích tốt mô tả những gì nhân viên nên thực hiện và hoàn thành. Tiêu chuẩn thành tích tập trung vào kết quả hoặc mức độ hoàn thành công việc của nhân viên. Tiêu chuẩn nên trả lời các câu hỏi như: cái gì?, bao nhiêu? và khi nào?

*Tiêu chun thành tích phi tuân th các th tc sau:

- Tiêu chuẩn được xây dựng phải dễ hiểu, giúp người đọc nhận biết sự khác biệt giữa hành vi đáng thưởng và hành vi không được chấp nhận.

- Tiêu chuẩn nên mang tính thách thức và thực tế cho nhân viên.

- Khung thời gian phải cụ thể, mục tiêu phải dễ thấy và đo lường được.

d. Các yêu cu khi xác định tiêu chun đánh giá:

Tiêu chuẩn đánh giá thành tích chính là mục tiêu công việc. Tiêu chuẩn đánh giá phải đáp ứng được các tiêu chí của mục tiêu S.M.A.R.T, đó là:

- Cụ thể (Specific): Phải gắn với mục tiêu chiến lược của tổ chức, cần cho thấy những nhiệm vụ mà người lao động cần làm và cần làm tốt đến đâu một cách rõ ràng tránh mập mờ.

- Có thể đo lường được (Measurable): Tiêu chuẩn nên trả lời các câu hỏi

như cái gì, bao nhiêu và khi nào. Khi tiêu chuẩn đánh giá thành tích được diễn đạt một cách cụ thể, có thể đo lường theo các mức độ thì việc so sánh giữa tiêu chuẩn với thành tích sẽ công bằng giữa các nhân viên.

- Có thể đạt được (Attainable/Achievable): Tiêu chuẩn mang tính thách thức và thực tế cho nhân viên. Thiết lập tiêu chuẩn quá cao nhằm khuyến khích nhân viên nỗ lực hết mình có thể gây tác động ngược lại. Điều cần lưu ý ở đây là mục tiêu cần thống nhất giữa các cấp quản trị và nhân viên để tránh mục tiêu là áp đặt vượt quá khả năng thực hiện của nhân viên hoặc nhân viên đăng ký mức độ hoàn thành dưới khả năng thực hiện để đạt thành tích.

- Hợp lý (Relevant): Tiêu chuẩn đó có thể bao quát toàn bộ những nhiệm vụ đặt ra đối với nhân viên, được nhân viên chấp nhận. tiêu chuẩn cũng không nên đồng nhất bởi vì có những nhân tố nằm ngoài sự kiểm soát của nhân viên và ảnh hưởng đến thành tích của họ.

- Có hạn định thời gian (Time-Bound): Tiêu chuẩn phải trả lời được câu hỏi khi nào ngoài câu hỏi cái gì và bao nhiêu.

Một phần của tài liệu Đánh giá thành tích nhân viên tại khách sạn hoàng anh gia lai đà nẵng (Trang 24 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)