Bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn giải pháp hoàn thiện năng lực hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty thí nghiệm điện lực TP HCM đến năm 2020​ (Trang 43 - 50)

2.1. Giới thiệu Công ty Thí nghiệm Điện lực

2.1.2. Bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực

Cơ cấu tổ chức bao gồm:

- Giám đốc, 03 Phó Giám đốc và Kế toán trưởng.

- Bộ máy giúp việc bao gồm 14 Phòng, Đội, Phân xưởng

+ 7 Phòng gồm: Phòng Hành chính và Quản trị, Phòng Tổ chức và Nhân sự, Phòng Kế hoạch, Phòng Vật tư, Phòng Kinh doanh, Phòng Kỹ thuật và An toàn, Phòng Tài chính Kế toán.

+ 4 Đội: Đội Cao thế, Đội Relay, Đội Hóa nghiệm, Đội Đo lường.

+ 3 Phân xưởng: Phân xưởng Điện kế, Phân xưởng Máy biến Thế, Phân xưởng Thiết bị.

- Chức năng của các đơn vị, cụ thể:

 Phòng Hành chính và quản trị.

Tham mưu giúp Ban giám đốc quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, quản trị, công xa, thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, bảo vệ, quốc phòng an ninh, an toàn nội bộ, góp phần nâng cao uy tín, thương hiệu của Công ty.

 Phòng Tổ chức và nhân sự.

Tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác tổ chức bộ máy, cán bộ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đổi mới và phát

triển doanh nghiệp, lao động tiền lương, chính sách chế độ, thi đua và khen thưởng, y tế, quan hệ cộng đồng, công tác pháp chế và những vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động của Công ty.

 Phòng Kế hoạch.

Tham mưu giúp Ban Giám đốc trong việc quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác kế hoạch hàng năm, dài hạn, xây dựng và đề xuất chiến lược phát triển công ty; thực hiện công tác thống kê, đánh giá kết quả hoạt động trong các lĩnh vực SX-KD; công tác quản lý, thực hiện các nguồn vốn.

 Phòng Vật tư.

Tham mưu giúp Ban Giám đốc quản lý, chỉ đạo, điều hành và thực hiện công tác mua sắm, cung ứng, quản lý và sử dụng vật tư thiết bị trong toàn Công ty theo đúng pháp luật, các qui định hiện hành của Nhà Nước, của các Bộ ngành liên quan, của EVN, EVNHCMC, HCMCETC.

 Phòng Kinh doanh.

Tham mưu giúp Giám đốc quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác kinh doanh, xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty tuân thủ đúng pháp luật, các qui định của Nhà Nước, các Bộ ngành liên quan, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh và Công ty.

 Phòng Kỹ thuật và An toàn.

Tham mưu giúp Ban Giám đốc quản lý, chỉ đạo điều hành các mãng công tác đúng các quy định hiện hành:

Quản lý công tác kỹ thuật liên quan đến: công tác thử nghiệm, kiểm định và sửa chữa thiết bị điện.

Quản lý công tác an toàn bảo hộ lao động (AT-BHLĐ) bao gồm: thực hiện công tác AT-BHLĐ, Phòng chống cháy nổ (PCCN), Phòng chống lụt bão (PCLB) và Bảo vệ môi trường (BVMT).

 Phòng Tài chính Kế toán

Tham mưu giúp Giám đốc quản lý, chỉ đạo kiểm tra, giám sát và điều hành công tác kinh tế tài chính và hạch toán kế toán của Công ty tuân thủ theo đúng pháp luật, các qui định của Nhà Nước, các Bộ ngành liên quan, EVN,

EVNHCMC nhằm đạt hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn do Nhà Nước, EVN, EVNHCMC giao.

 Đội Cao thế.

Đội Cao thế là bộ phận chuyên môn nghiệp vụ, tham mưu cho giám đốc và tổ chức thực hiện trong lĩnh vực thử nghiệm các thiết bị nhất thứ có điện áp đến 220KV.

 Đội Relay

Đội Relay là bộ phận chuyên môn nghiệp vụ, tham mưu cho Giám đốc và tổ chức thực hiện trong lĩnh vực thử nghiệm hệ thống relay bảo vệ, mạch nhị thứ và các thiết bị đóng cắt trung, hạ thế trong phạm vi nhiệm vụ.

 Đội Hoá nghiệm

Đội Hóa nghiệm là bộ phận chuyên môn nghiệp vụ, tham mưu cho Giám đốc và tổ chức thực hiện trong lĩnh vực thử nghiệm dầu, đánh giá chất lượng dầu, lọc dầu, rút châm dầu cho hệ thống thiết bị điện chứa dầu hạ thế, cao thế.

 Đội Đo lường.

Đội Đo lường là bộ phận chuyên môn nghiệp vụ, tham mưu cho Giám đốc và tổ chức thực hiện trong lĩnh vực kiểm định, sửa chữa TU&TI, hiệu chuẩn các thiết bị đo điện, Quản lý, vận hành, bảo dưỡng máy phát điện lưu động.

 Phân xưởng Điện kế

Phân xưởng Điện kế là bộ phận chuyên môn nghiệp vụ, tham mưu cho Giám Đốc và tổ chức thực hiện trong lĩnh vực kiểm tra, kiểm định và bảo trì các loại điện kế, kiểm tra điện kế thu hồi, xét chì niêm hộp số điện kế.

 Phân xưởng Máy Biến thế

Phân xưởng Máy Biến thế là bộ phận chuyên môn nghiệp vụ, tham mưu cho Ban Giám đốc và tổ chức thực hiện trong lĩnh vực sửa chữa, cải tạo, bảo trì, tiểu tu, xử lý những hư hỏng của máy biến thế có điện áp đến 110 kV.

 Phân xưởng Thiết bị

Phân xưởng Thiết bị là bộ phận chuyên môn nghiệp vụ, tham mưu cho Giám đốc và tổ chức thực hiện trong lĩnh vực sửa chữa, bảo trì, xử lý những hư hỏng của thiết bị điện có cấp điện áp đến 110 KV.

Nhận xét: Bộ máy tổ chức của Công ty TNĐL được xây dựng theo mô hình và chức năng phù hợp với loại hình hoạt động của đơn vị trực thuộc Tổng công ty. Bao gồm khối các phòng ban tham mưa và khối các đơn vị trực tiếp sản xuất. Mô hình này giúp cho công ty quản lý điều hành chặt chẽ các chức năng, nghiệp vụ và công tác sản xuất kinh doanh.

KẾ TOÁN TRƯỞNG

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC

P.TCKT P. KẾ HOẠCH P.TCNS P.HCQT P.VẬT TƯ P.KTAT P. KD

PXĐK PXSC MBT PXSC TB Đ. CAO THẾ Đ. REPLAY Đ. ĐO LƯỜNG

Đ. HÓA NGHIỆM

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty Thí Nghiệm Điện lực

2.1.2.2. Nguồn nhân lực

Đề cập đến nguồn nhân lực, tác giả luận văn phân tích về tình hình lao động, cơ cấu lao động.

Về tình hình lao động, bảng 2.2 trình bày tình hình phân bổ lao động giữa các khối qua lại của các năm 2011-2016.

Bảng 2.2: Bảng phân bố lao động theo khối sản xuất Năm

Khối gián tiếp Khối trực tiếp Số lượng Tỷ lệ tăng

% Số lượng Tỷ lệ tăng %

2011 78 201

2012 76 -0.03 202 0.00

2013 73 -0.04 195 -0.03

2014 71 -0.03 197 0.01

2015 58 -0.18 209 0.06

(Nguồn: Phòng TC-NS Công ty TNĐL)

Nhận xét: Khối gián tiếp có tỷ lệ lao động giảm qua các năm, khối sản xuất trực tiếp năm 2012 không tăng, năm 2013 giảm và năm 2014, năm 2015 tăng. Điều này phản ánh Công ty TNĐL đang trong xu thế sắp xếp nhân sự hợp lý, nâng cao năng lực quản trị, giảm nhân sự khối gián tiếp, tăng nhân sự trực tiếp nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập cho người lao động.

Cơ cấu lao động theo trình độ được trình bày tại bảng 2.3 dưới đây.

Bảng2.3: Bảng cơ cấu lao động theo trình độ Ngành nghề

2011 2012 2013 2014 2015

Số lượng

Tỷ lệ

%

Số lượng

Tỷ lệ

%

Số lượng

Tỷ lệ

%

Số lượng

Tỷ lệ

%

Số lượng

Tỷ lệ

%

Trên đại học 4 1.47 5 1.82 6 2.20 9 3.31 9 3.37

Đại học 58 21.32 63 22.91 69 25.27 69 25.37 81 30.34

Cao đắng, trung cấp chuyên nghiệp

17 6.25 19 6.91 24 8.79 23 8.46 33 12.36

Trung cấp nghề, sơ cấp nghiệp vụ, công nhân kỹ thuật

193 70.96 188 68.36 174 63.74 171 62.87 144 53.93

Tổng cộng 272 100 275 100 273 100 272 100 267 100 (Nguồn: Phòng TC-NS Công ty TNĐL)

Phân tích cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn ở bảng 2.3 cho thấy tỷ lệ trình độ đại học trở lên tăng từ 22,79% (năm 2011) lên 33,71% (năm 2015), trong khi đó tỷ lệ trình độ trung cấp nghề (công nhân kỹ thuật) và sơ cấp

nghiệp vụ có xu hướng giảm dần từ 70,96% (năm 2011) giảm xuống 53,93%

(năm 2015). Tỷ lệ đại học/cao đẳng-trung cấp/công nhân, sơ cấp năm 2015 của Công ty TNĐL là: 1,0/0,37/1,59. Công Ty TNĐL là đơn vị chuyên về kỹ thuật, chuyên môn cao, do đó trình độ kỹ sư phải chiếm trên 50%. Các đơn vị cùng cấp trong Tập đoàn như TNĐ Miền nam tỷ lệ kỹ sư là 59%. Công ty TNĐL cần nghiên cứu xây dựng mức tỷ lệ hợp lý của các trình độ chuyên môn để đảm bảo sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả.

Cơ cấu lao động theo nghề nghiệp được trình bày tại bảng 2.4 dưới đây.

Bảng 2.4: Bảng cơ cấu lao động theo nghề nghiệp Ngành nghề

2011 2012 2013 2014 2015

Số lượng

Tỷ lệ

%

Số lượng

Tỷ lệ

%

Số lượng

Tỷ lệ

%

Số lượng

Tỷ lệ

%

Số lượng

Tỷ lệ

% Kỹ sư Điện 67 24.63 69 25.09 67 24.54 67 24.63 69 25.84 CNKT điện 136 50.00 136 49.45 136 49.82 136 50.00 133 49.81 Tài chính - kế

toán 16 5.88 17 6.18 17 6.23 17 6.25 17 6.37

Cử nhân kinh tế 11 4.04 11 4.00 11 4.03 11 4.04 11 4.12 Công nghệ

thông tin 2 0.74 2 0.73 2 0.73 2 0.74 2 0.75

Hóa học 3 1.10 3 1.09 3 1.10 3 1.10 3 1.12

Luật 1 0.37 1 0.36 1 0.37 1 0.37 1 0.37

Y tế 1 0.37 1 0.36 1 0.37 1 0.37 1 0.37

Cơ Khí 6 2.21 6 2.18 6 2.20 6 2.21 6 2.25

Khác 29 10.66 29 10.55 29 10.62 28 10.29 24 8.99

Tổng cộng 272 100 275 100 273 100 272 100 267 100 (Nguồn: Phòng TC-NS Công ty TNĐL)

Nhận xét: Lao động chuyên ngành luôn chiếm tỷ lệ rất cao (khoảng trên 75%), các ngành như tài chính kế toán, quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin cơ bản không thay đổi nhiều, riêng các ngành nghề khác thì xu hướng giảm đáng kể do Công ty chủ trương thuê nhân công ngoài để thực hiện các công việc như bảo vệ, tạp vụ ...

Cơ cấu lao động theo độ tuổi được trình bày tại bảng 2.5 dưới đây.

Bảng 2.5: Bảng cơ cấu lao động theo độ tuổi Độ tuổi Số lượng Tỷ lệ %

Dưới 30 35 13.11

Từ 30 đến dưới 40 82 30.71

Từ 40 đến dưới 50 79 29.59

Trên 50 71 26.59

Tổng cộng 267 100

(Nguồn: Phòng TC-NS Công ty TNĐL)

Nhận xét: Tuổi từ 30 đến dưới 40 chiếm tỷ lệ cao nhất (30,71%), tuổi từ trên 50 trở lên chiếm tỷ lệ khá cao (26,59%). Độ tuổi từ 40 đến dưới 50 chiếm tỷ lệ khá cao (29.59%), trong khi đó tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ thấp (13,11%). Điều này cho thấy công ty có thuận lợi trong việc lao động có tay nghề, có kinh nghiệm, chuyên môn công tác. Tuy nhiên cần nghiên cứu để bổ sung và xây dựng lực lượng kế thừa, phát huy sức sáng tạo, năng động lực lượng cán bộ nhân viên trẻ, đây cũng là lực lượng lao động kỹ thuật nòng cốt, trực tiếp sản xuất.

Cơ cấu lao động theo thâm niên được trình bày tại bảng 2.6 dưới đây Bảng 2.6:Bảng cơ cấu lao động theo thâm niên

Thâm niên công tác Số lượng Tỷ lệ %

Dưới 5 năm 22 8.24

Từ 5 năm đến dưới 10 năm 40 14.98

Từ 10 năm đến dưới 20 năm 100 37.45

Trên 20 năm 105 39.33

Tổng cộng 267 100

( Nguồn: Phòng TC-NS Công ty TNĐL)

Nhận xét: Thâm niên trên 20 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (39,33%), thâm niên từ 10 đến 20 năm chiếm tỷ lệ khá cao (37.45%), thâm niên dưới 05 năm khá thấp ( chỉ 8,24%); đây thể hiện người lao động đa số gắn bó lâu năm với công ty, có nhiều kinh nghiệm và là điều kiện khá tốt để công ty thực hiện các chiến lược nâng cao năng suất lao động, cũng như áp dụng cải tiến trong kỹ thuật thí nghiệm sửa

chữa điện. Lực lượng này vừa có kinh nghiệm, năng động, có sức khỏe, có khả năng tốt nhất trong việc tiếp thu trình độ khoa học công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến; có khả năng đáp ứng được các yêu cầu phát triển mới của Công ty. Tuy nhiên cũng có thách thức khi lao động trẻ thấp, hạn chế trong việc có đội ngũ kế thừa.

Một phần của tài liệu Luận văn giải pháp hoàn thiện năng lực hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty thí nghiệm điện lực TP HCM đến năm 2020​ (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)