Phân tích hiệu quả kinh doanh là quá trình nghiên cứ để đánh giá toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh tại cơ sở, nhằm làm rõ hiệu quả hoạt động kinh doanh tại cơ sở và các nguồn tiềm năng cần khai thác từ đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Hoạt động kinh doanh là hoạt động tạo ra doanh thu và lợi nhuận chủ yếu cho cơ sở kinh doanh. Với mục đích mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực có sẵn của nhà đầu tư để đạt được kết quả cao nhất trong kinh doanh với mức chi phí thấp nhất.
Hiệu quả kinh doanh được thể hiện qua mức độ sử dụng vốn kinh doanh, cơ sở vật chất, lao động và các yếu tố khác ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng với chi phí nhỏ nhất, thu lợi nhuận tối đa, góp
14
phần vào sự phát triển hoạt động kinh doanh thông qua dịch vụ cung ứng thuốc chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
1.2.2. Những yêu cầu trong phân tích hiệu quả kinh doanh
Phân tích hiệu quả kinh doanh mang ý nghĩa thiết thực cho nhà đầu tư nhằm phản ánh thực trạng của đầu tư, những điểm đã làm tốt và những điểm chưa làm tốt trên cơ sở đố giúp nhà đầu tư đưa ra cái nhìn thực tế và những giải pháp kịp thời để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để làm được điều này nhà đầu tư cần phải có những yêu cầu sau [7].
Tính chính xác: Để đảm bảo chính xác thông tin để phục vụ cho công tác phân tích số liệu phục thuộc vào:
- Phương pháp phân tích số liệu - Nguồn số liệu được cung cấp
- Kỹ năng, kinh nghiệm của người phân tích
Tính đầy đủ thông tin: Nội dung đưa ra phân tích phụ thuộc nguồn tài liệu cung cấp có đầy đủ thông tin, đa chiều đảm bảo tính khách quan của số liệu và tính cần thiết của thông tin. Có như vậy mới có thể đánh giá và phân tích đối tượng cần nghiên cứu.
Tính khách quan: Là yêu tố rất quan trọng trong công tác nhận và phân tích thông tin đa chiều nhằm có cái nhìn đúng bản chất của sự việc.
Tính kịp thời: Sau mỗi chu kỳ kinh doanh cần phải kịp thời tổ chức đánh giá lại tình hình hoạt động kinh doanh, phân tích những điểm mạnh, điểm còn tồn tại trong hoạt động kinh doanh, từ đó đưa ra phương hướng khắc phục kinh doanh.
Những yêu cầu trong phân tích hiệu quả kinh doanh trên nhằm giúp nhà đầu tư tìm ra những giải pháp kịp thời trong kinh doanh nhằm đạt được những kết quả cao hơn trong tương lai. Đồng thời quá trình kiểm tra, đánh giá là cơ sở để định hướng nghiên cứu sâu hơn, cao hơn các bước tiếp theo nhằm làm rõ các vấn đề mà nhà đầu tư quan tâm cũng như đạt được các mục tiêu tiếp theo.
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá hoạt động kinh doanh
15
Đảm bảo cung ứng các sản phẩm đầy đủ, kịp thời theo nhu cầu khách hàng về số lượng, chất lượng, giá cả, thái độ phục vụ nhằm mang lại sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ.
Trong thực tế, để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại cơ sở nhà quản lý cần tính toán rất nhiều chỉ tiêu, một số chỉ tiêu cơ bản:
- Doanh số mua hàng và doanh số bán hàng:
Doanh số mua: Thể hiện năng lực luân chuyển hàng hóa của cơ sở. Nghiên cứu cơ cấu nhóm sản phẩm mua, xác định được nhóm sản phẩm mang lại nhiều lợi nhuận và thể hiện tầm nhìn của người quản lý kinh doanh.
Doanh số bán: mang ý nghĩa quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của cơ sở. Xem xét doanh số bán các nhóm sản phẩm để đánh giá hoạt động kinh doanh, từ đó đưa ra những chiến lược, giải pháp để đảm bảo lợi nhuận và tăng doanh số bán.
- Hiệu quả sử dụng vốn
Để đạt được lợi nhuận cao, trong hoạt động kinh doanh cơ sở cần phải nâng cao việc quản lý và sử dụng vốn. Đánh giá tình hình tồn đọng vốn ở các nhóm sản phẩm kinh doanh chậm, các nhóm sản phẩm vốn mua hàng thấp nhưng lại mang lại lợi nhuận cao và xoay vòng vốn nhanh.
- Chi phí
Chi phí là những khoản tiền bỏ ra để phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại cơ sở, chi phí bao gồm:
+ Giá vốn hàng bán: Là chi phí mà cơ sở bỏ ra để mua hàng
+ Chi phí bán hàng: Tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên + Chi phí chung: là chi phí liên quan đến hoạt động tại cơ sở như tiền thuê mặt bằng, thuế khoán, thuế môn bài, điện, nước...
- Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
Kinh doanh là hoạt động tìm kiếm lợi nhuận. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của cơ sở kinh doanh.
16
Lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và chi phí mà cơ sở kinh doanh đã bỏ ra. Lợi nhuận là nguồn tích lũy để cơ sở kinh doanh mở rộng và phát triển kinh doanh.
Tỷ suất lợi nhuận là quan hệ giữa số lợi nhuận đạt được với số vốn sử dụng bình quân trong kỳ. Một chí số tiêu dùng để đánh giá tình hình lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh: Tỷ suất lợi nhuận trên kinh doanh (ROS),... Tỷ suất lợi nhuận càng lớn thì chứng tỏ khả năng sinh lời của vốn lớn, hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại.