Chương 2. SO SÁNH NHÂN VẬT TRONG THẦN THOẠI VIỆT NAM VÀ THẦN THOẠI HY LẠP
2.1. Tương đồng về nhân vật
2.1.4. Thần trong mối quan hệ với con người
a) Thần yêu thương con người, con người kính trọng các vị thần
Theo quan niệm của người nguyên thủy, mọi thứ mà con người có đều là do thần ban cho. Thần ban cho họ từ những giọt mưa, hạt nắng, cơn gió, thú rừng, con cá, con tôm,… đến trí tuệ thông minh, nhan sắc xinh đẹp và cả
những chuyện may rủi trong cuộc sống. Thế nên theo suy nghĩ của người nguyên thủy, thần tạo ra những thứ may mắn, làm tốt hơn cuộc sống của họ thì đó là những thần tốt, là những thần biết yêu thương con người.
Trong thần thoại Hy Lạp, vị thần yêu thương con người nhất là thần Prométhée. Theo cuốn truyện “Thần thoại Hy Lạp” của Nguyễn Văn Khỏa biên soạn chúng ta biết Prométhée và Épiméthée đã xin Ouranos và Gaia tạo ra các loài vật để thế gian đông vui hơn. Mỗi một loài vật lại được ban cho một đặc ân và đó chính là “vũ khí” cho giống loài đó để sống ở thế gian.
Những thần Épiméthée lại quên ban đặc ân cho con người. Bởi vậy, để sử sai lỗi lầm của thần Épiméthée, thần Prométhée luôn yêu thương, che chở, bao bọc con người. Thần nặn con người có hình dáng đẹp, thần chống đối lại thần Zeus, thần còn lấy lửa của thần Mặt Trời để trao cho con người, dạy con người bao nghề nghiệp. Prométhée thực sự là một vị thần đáng kính trong mắt người Hy Lạp cổ đại.
Trong thần thoại Việt Nam, thần Núi “thường hiện hình là ông già tóc bạc”. Những người đi vào rừng kiếm củi, săn thú, kiếm đồ ăn đều trong trong phạm vi quản lí của thần. Vì vậy, con người rất quý thần núi.
Ngoài những chi tiết kể về việc tốt thần làm cho con người không sợ hiểm nguy để thể hiện tình yêu thương của thần đối với con người thì còn những chi tiết phản ánh về những câu chuyện tình yêu giữa thần với người.
Thần là đấng tối cao. Con người là kẻ phàm trần. Thần và người không được kết duyên với nhau, nếu cố tình kết duyên tức là phạm luật trời. Thế nhưng vẫn có những câu chuyện nói về thần vì yêu thương con người nên đã kết duyên với con người.
Theo thần thoại Việt Nam, công chúa con vua Thủy Tề đã đội lốt cá đi ngược dòng sông du ngoạn vô tình lọt vào lưới chàng trai làng chài. Sau khi
trở về thủy công, nàng tương tư chàng. Cuối cùng họ cũng lấy nhau và thương yêu nhau hết mực.
Nhắc tới câu chuyện tình yêu thần – người, ta có thể nhắc tới chuyện thần Cupidon và nàng Psyché trong thần thoại Hy Lạp.Thần Cupidon là con trai nữ thần Vénus. Chuyện kể rằng Psyché là một cô gái xinh đẹp tuyệt trần.
Tiếng tăm về nhan sắc của nàng bay xa khắp bốn phương. Người ta tôn sùng nàng như một vị nữ thần vì thế việc con người tôn sùng thần Vénus ngày càng giảm. Con người chỉ mong được đến để “liếc trộm” dung nhan của Psyché.
Nữ thần Vénus đã sau con trai xuống trừng phạt Psyché thế nhưng vị thần Cupidon lại phải lòng nàng và dấu mẹ, cưới nàng về làm vợ.
Hay câu chuyện Apollon trả thù cho Asclépios, cũng nói về chuyện tình duyên của thần Apollon với một thiếu nữ phàm trần tên là Coronis. Thần Apollon đã gặp và đem lòng yêu mến nàng ngay từ khi lần đầu gặp gỡ.
Thực chất, người nguyên thủy do không thể hiểu được lí do vì sao các hiện tượng thiên nhiên lại có thể biến đổi lì lạ như thế. Họ không hề hiểu rằng hiện tượng thủy triều mà họ gọi là thần Biển hít nước vào và thở nước ra là do sức hút của mặt trăng, hiện tượng sấm sét là do hai nguồn điện trong không gian gặp nhau tạo thành tiếng nổ… Họ chỉ thấy sét có thể đánh chết người, đổ cây, cháy nhà nên cho rằng sét có sức mạnh to lớn vì thế mà họ cho rằng những lực lượng thiên nhiên đang chi phối họ. Họ gọi đó là các thần vì thế các thần Biển, thần Mưa, thần Gió,… đã được ra đời và ra đời trong tâm lí vừa sợ hãi, vừa ngưỡng mộ của người xưa. Con người thấy rằng mình không thể ngăn cản và cũng không thể lường trước được công việc của thần thế nên họ chỉ còn cách quy phục, tôn trọng, sùng bái, các vị thần. Đồng thời, con người luôn cho rằng cuộc sống của thần cũng giống cuộc sống của con người nên họ sáng tạo những câu chuyện thần thoại dựa trên cuộc sống mà mình đang sống.
b) Con người coi thường các vị thần, thần trừng phạt con người
Thần là một bậc tốt cao mà con người luôn sợ sệt thế nhưng vẫn có một số người không sợ thần. Họ đánh thần, thách đấu với thần, coi thường tài năng, sức mạnh của thần. Đây là một điều bất kính mà không vị thần nào tha thứ cho con người.
Thần thoại hy Lạp có nhiều truyện kể về sự bất kính của con người đối với thần như nữ thần Săn bắn Artémis, con của thần Zeus và Lesto, anh em sinh đôi với thần Apollon đã trừng phạt Niobé. Chuyện viết rằng từ xưa tới nay chưa hề xảy ra một cuộc trừng phạt nào tàn nhẫn, khắc nghiệt như thế.
“Đây là một cuộc tàn sát khủng khiếp, khủng khiếp đến nỗi tới nay chưa mấy ai quên”. Chuyện xảy ra như sau: Niobé lấy Amphion vua của thành Thèbes và sinh được mười bốn người con, trong đó có bảy người là con trai và bảy người là con gái. Nàng rất tự hào về cuộc sống của bản thân bởi các con của nàng đứa nào cũng khỏe đẹp, thông minh. Nàng không hề biết rằng điều hạnh phúc này là do các thần ban cho mình nên đã không thờ cúng các thần, thậm chí “lại còn dùng quyền lực của mình cấm các thiếu nữ tới đền thờ” thờ cúng thần linh. Hành động và lời nói xáo xược của Niobé đã bị các vị thần nghe thấy và cấc thần quyết định trừng phạt nàng. Các con nàng bị thần bắn chết, chồng nàng trước nỗi đau khổ này cũng tự sát bên những đứa con. Còn Niobé sau đó như một cái xác không hồn và cuối cùng hóa đá.
Vẫn là một câu chuyện nữa về nữ thần Artémis trừng phạt người trần kiêu căng, xúc phạm thần. Người xúc phạm nữ thần Artémis lần này là Actéon - một anh chàng chăn chiêng. Hắn đã có câu nói phạm thượng đến nữ thần: “Ta chẳng hiểu Artémis tài giỏi đến đâu nhưng cứ như tài săn bắn của ta bây giờ thì Artémis dẫu có đến thi tài thì cũng phải nhường ta vòng nguyệt quế”. Hơn nữa, trong một lần vào rừng, Actéon vô tình nhìn thấy nữ thần
Artémis bước ra suối tắm. Nữ thần từ khuôn mặt e thẹn chuyển sáng giận dữ và biến Actéon thành một con hươu.
Hay có câu chuyện khác về nữ thần Athéna biến Arachné thành con nhện do dám đua tài dệt vải với thần. Hơn cả sự bất kính với thần Athéna là Arachné dám bôi nhọ thần thánh, dám dệt cảnh sinh hoạt hàng ngày của các vị thần với “những cảnh ghen tuông, những thú vui trần tục” của các thần.
Nữ thần Athéna xé tan miếng vải và đánh túi bụi vào mặt Arachné. Arachné muốn tự tử nhưng nữ thần Athéna bắt nàng phải biến thành con nhện và đời đời kiếp kiếp con cháu của Arachné cũng phải sống trong kiếp này.
Còn trong thần thoại Việt Nam, cứ mỗi khi gió to, bão lớn, mùa màng thất thu… đó chính là biểu hiện của cơn thịnh nộ của các thần. Xưa kia, con người được sống rất nhàn hạ, sung sướng. Lúa tự nhiên mọc ra, con người không phải cày cấy gì cả, sau đó lúa lại tự tìm về nhà. Thế nhưng, một hôm, có một người đàn bà, đáng nhẽ ra trước lúc lúa về thì phỉa quét nhà cửa sạch sẽ để chào đón lúa thế nhưng người đàn bà này đã lười biếng, để nhà cửa đầy rác lại còn lấy chổi vụt vào lúa, cất lời chửi rủa lúa “Bao giờ có vòi tre, lưỡi sắt cắt cổ hãy về!” làm cho thần Lúa tức giận bỏ đi và từ đó lúa không bao giờ tự quay về nhà nữa, thậm chí là thần suốt ngày tức giận làm cho mùa màng thất thu.
Những “con người trần thế đoản mệnh” đáng nhẽ ra phải biết tôn kính, phục tùng các vị thần, phải biết làm đúng bổn thận là phải dâng cúng thành tâm, phải nói năng lễ phép với các thần thì ngược lại họ lại có một số hành động coi khinh các thần, khiến các thần tức giận và trừng phạt. Thực chất của câu chuyện nói về sự trừng phạt của thần đối với con người là nhắm phản ánh những thói hư tật xấu của con người. Chính bởi con người lười biếng, ngạo mạn nên mới xảy ra tại họa như thế.
Những người dân ở các cùng khác nhau cùng viết về thần thoại đã cho thấy trong tâm niệm niệm của họ đều có sự tôn sùng các vị thần, hay nói khác đi là đều có sự mơ hồ về các hiện tượng tự nhiên, xã hội. Nhưng có lẽ sự sùng bái các vị thần trong truyện thần thoại Việt Nam đậm nét và sâu sắc hơn thần thoại Hy Lạp bởi lẽ nước ta nằm ở phương Đông còn Hy Lạp nằm ở phương Tây. Theo phong tục, tập quán, người phương Đông có lối sống khác với người phương Tây, người phương Đông sống định cư tại nới đồng bằng ẩm, thấp với lối văn hóa trọng tình, gốc nông nghiệp, còn người phương Tây sống du cư trên đồng cỏ khô, cao với lối văn hóa trọng động, gốc du mục khiến cho nghề nghiệp chủ yếu của hai vùng khác nhau. Nếu như người Việt Nam sống bằng nghề trồng trọt, sống tôn trọng, sống hòa hợp với thiên nhiên và dựa vào môi trường tự nhiên là chủ yếu thì người Hy Lạp lại có công việc chăn nuôi là chủ yếu và họ có tham vọng chế ngự tự nhiên. Chính vì điều này, người trong thần thoại Việt Nam ít có những câu chuyện con người dám bất kính với các vị thần mà ngược lại, người Việt luôn thể hiện sự sung bái, tôn trọng các thần.
Tóm lại, việc xây dựng hình tương các thần được nhân dân quý trọng, sùng bái cần phụ thuộc vào môi trường sống, cách lí giải riêng của từng con người ở từng vùng khác nhau. Tuy nhiên, thần thoại hai nước Hy Lạp và Việt Nam đều có điểm chung là phản ánh một cách chân thực đời sống của con người nguyên thủy thông qua đời sống của các vị thần. Cuộc sống của con người trong mối quan hệ giữa người này với người khác có yêu quý, ghét bỏ thì trong cuộc sống của các thần cũng có những mối quan hệ ấy.