1. Các sáng tác chính:
a. Bằng chữ Hán:
em hãy kể tên các sáng tác bằng chữ Hán của Nguyễn Du? Nêu những nội dung chính của tập Bắc hành tạp lục.
Gv: Thơ chữ Hán Nguyễn Du chủ yếu là những vần thơ tâm tình, khắc họa hình tượng chủ thể trữ tình Nguyễn Du, một tâm trạng rất động trước mọi biến cố của cuộc đời. Đọc thơ ông, người đọc cảm nhận được một cõi lòng đau thwng, tê tái, sâu kín, như ông từng nói: “Ta có một tấc lòng ko biết ngỏ cùng ai”. Bên trong tâm sự đau thương ấy là những suy ngẫm của nhà thơ về con người, xã hội, những chiêm nghiệm sâu sắc đầy trắc ẩn về những biến động của cuộc sống đang diễn ra trước mắt. Làm thơ là cách ông đặt vấn đề trực tiếp về số phận con người trong tương giao với vận mệnh của thời đại, nhất là thời đại ông đang sống.
- Nam trung tạp ngâm: gồm 40 bài thơ ngâm khi ở phương Nam (thời gian làm quan ở Huế và Quảng Bình- những địa phương ở phía nam Hà Tĩnh, quê hương ông).
- Thanh Hiên thi tập: gồm 78 bài viết trong thời gian lưu lạc.
- Bắc hành tạp lục: gồm 131 bài được viết trong thời kì đi sứ Trung Quốc.
Những nội dung chính của tập Bắc hành tạp lục:
+ Ca ngợi, đồng cảm với các nhân cách cao thượng và phê phán những nhân vật phản diện. VD: Phản chiêu hồn.
+ Phê phán XHPK chà đạp quyền sống của con người.
+ Cảm thông với những thân phận nhỏ bé dưới đáy xã hội, bị đày đọa hắt hủi.
VD: Độc Tiểu Thanh kí, Sở kiến hành.
Nội dung thơ chữ Hán nói chung: thể hiện trực tiếp tư tưởng, tình cảm và nhân cách Nguyễn Du.
Nêu các sáng tác bằng chữ Nôm của Nguyễn Du?...
Thử khái quát một số đặc điểm và nội dung chính về tác phẩm xuất sắc – vĩ đại của ND – “TK”. (Nguồn gốc tp,(kết cấu, nội dung, nhân vật, đặc điểm nghệ thuật, giá trị tp…).
Gv bổ sung: Trong Văn chiêu hồn, Nguyễn Du cất tiếng khóc than cho mười kiếp người nhỏ bé, đáng thương nhất trong xã hội (những tiểu nhi tấm bé, những phụ nữ, kĩ nữ tài hoa bạc mệnh, những học trò nghèo, những người hành khất, những người dân lao động lam lũ “đòn gánh tre chín dạn hai vai”,...
b. Bằng chữ Nôm:
- Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh):
+ Nguồn gốc: Gồm 3254 câu thơ lục bát, bắt nguồn từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân
(Trung Quốc).
+ Sáng tạo:Bằng tài năng và tâm huyết của mình, Nguyễn Du đã sáng tạo nên một tác phẩm mới, với một cảm hứng mới, một cách nhận thức và lí giải hiện thực mới và gửi gắm vào đó tâm sự của con người thời đại ông. Truyện Kiều được coi là kiệt tác của
VHTĐVN.
+ Tóm tắt:
+ Giá trị ND và NT:
- Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh):
+ Thể thơ: song thất lục bát.
+ Nội dung: thể hiện một cách cảm động, thấm thía tình thương con người của Nguyễn Du.
Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật thơ văn Nguyễn Du? Nêu dẫn chứng minh họa?
2. Một vài đặc điểm về giá trị nội dung và ngệ thuật thơ văn ND:
a. Đặc điểm giá trị nội dung:
* Giá trị hiện thực:
Văn thơ ND phản ánh sâu sắc:
- Bộ mặt của XHPK suy tàn:
“Hậu thế nhân nhân giai Thượng Quan Đại địa xứ xứ giai Mịch La”
(Phản “Chiêu hồn”)
- Số phận đau thương của những con người bé nhỏ, bị
Gv:
“Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”
(Kính gửi cụ Nguyễn Du - Tố Hữu)
XH chà đạp, coi rẻ :
+ Người phụ nữ tài hoa bạc mệnh: Kiều, Tiểu Thanh…
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
(Truyện Kiều) +Ngứời nghèo khổ: mẹ con ngứời ăn xin; ông già mù hát rong; ngứời phu xe, trẻ con.. …
- Lên án thế lực đồng tiền:
“Trong tay đã sẵn đồng tiền
Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì” (TK)
“Còn bạc còn tiền, còn đệ tử, Hết tiền hết bạc, hết ông tôi”.
* Giá trị nhân đạo:
- Cảm thông sâu sắc với những đau khổ của con ngýời, cho tài hoa nhan sắc bị vùi dập:
“Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”
“Chữ tài liền với chữ tai một vần” (TK)
- Tố cáo các thế lực bạo tàn, những bất công của XH (DC thơ)
- Trân trọng, đề cao tài sắc, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con ngứời:
+ tình yêu tự do, trong sáng, chung thuỷ “Bấy lâu đáy bể mò kim
Là nhiều vàng đá, phải tìm trăng hoa”
+ giấc mơ về tự do, công lý.
b. Giá trị nghệ thuật:
- Thơ chữ Hán sử dụng linh hoạt nhiều thể thơ.
- Thơ chữ Nôm:
+ Việt hoá nhiều từ Hán làm TV thêm giàu đẹp + Thể thơ lục bát đạt đến đỉnh cao
+ Lời thơ trau chuốt, giàu sức biểu cảm.
Đánh giá về vị trí của ND trong nền VH dân tộc.
Hoạt động 3: Hoạt động thực hành.
Hs thảo luận, phát biểu làm các bài tập.
Hãy nêu nguồn gốc, những sáng tạo và giá trị của Truyện Kiều.
Gv nhận xét, khẳng định đáp án.
? Nguồn gốc Truyện Kiều ?
? Sự sáng tạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều ?
III. TỔNG KẾT:
Vị trí của Nguyễn Du trong nền VH dân tộc: là một thiên tài VH, đại thi hào dân tộc, đồng thời là danh nhân văn hóa thế giới.
Câu 1 : Nguồn gốc Truyện Kiều
Từ cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) với tài năng nghệ thuật bậc thầy, nhất là với tấm lòng nhân đạo bao la, ND đã sáng tạo ra một kiệt tác văn chương bất hủ : Đoạn trường tân thanh
Câu 2 : Sự sáng tạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều
- Về nội dung: Từ câu chuyện tình của Thanh Tâm Tài Nhân, ND đã tạo nên một "Khúc ca mới đứt ruột"
? Tóm tắt Truyện Kiều ?
? Giá trị nội dung tư tưởng của Truyện Kiều ?
? Giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều ?
(Đoạn trường tân thanh), nhấn vào nỗi đau bạc mệnh và gửi gắm những xúc cảm về nhân sinh của nhà thơ trước "những điều trông thấy".
- Về nghệ thuật: Lược bỏ các tình tiết về mưu mẹo, về báo oán,... (trong tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân), bằng thể lục bát truyền thống, với một ngôn ngữ trau chuốt tinh vi, chính xác đến trình độ cổ điển, trong một truyện thơ Nôm, Nguyễn Du tập trung thể hiện nội tâm nhân vật một cách tài tình.
Câu 3 : Tóm tắt 3 phần:
- Gặp gỡ và đính ước.
- Gia biến và lưu lạc.
- Đoàn tụ.
Câu 4 : Giá trị Truyện Kiều 1/ Nội dung tư tưởng:
- Giá trị hiện thực : TK là bức tranh hiện thực về 1 XH bất công, tàn bạo.
- Giá trị nhân đạo:
+ Tiếng nói cảm thương trước số phận bi kịch của con người.
+ Tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, tàn bạo.
+ Tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như khát vọng về quyền sống, khát vọng tự do, công lí, khát vọng tình yêu, hạnh phúc...
2/ Nghệ thuật:
+ Nghệ thuật khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí nhân vật.
+ Nghệ thuật kể chuyện.
+ Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ : thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ.
=> Kết luận: Truyện Kiều là kiệt tác số một của văn học dân tộc Việt Nam, di sản văn học của nhân loại, là một "tập đại thành" của truyền thống nghệ thuật, văn hoá Việt Nam, tiêu biểu cho cảm hứng nhân đạo chủ nghĩa, vừa là niềm thương cảm sâu sắc, là tấm lòng
"nghĩ tới muôn đời", vừa là thái độ nâng niu, trân trọng những giá trị nhân bản cao đẹp của con người.
Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung 4. Củng cố :
(1)Vì sao nói: Gia đình, quê hương, Thời đại và xã hội, và chính ngay bản thân ND từng trải đã hun đúc nên một thiên tài văn học vĩ đại – ND và một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn tk 18 – 19?
(2) Nêu sự hiểu biết của em về Truyện Kiều – tác phẩm tự sự trữ tình độc nhất vô nhị trong văn học trung đại VN. Một bản cáo trạng đanh thép đòi quyền sống, hạnh phúc của con người….
(3) Những sáng tác chính của Nguyễn Du. Nội dung cũng như nghệ thuật của những sáng tác ấy?
5. Dặn dò:
- Về học thuộc bài, làm phần luyện tập.
- Soạn bài đoạn trích: TRAO DUYÊN (Trích “Truyện Kiều”).