VĂN BẢN VĂN HỌC A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
LỚP 10A2, 10A3 :
- Các tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học.
- Cấu trúc của văn bản văn học với các tầng ngôn từ, hình tượng, hàm nghĩa.
LỚP 10A8 :
- Nắm được các tiêu chí chủ yếu của một văn bản văn học theo tiêu chí hiện đại (theo quan niệm hiện nay)
- Nắm được cấu trúc của văn bản văn học với các tầng: ngôn từ, hình tượng, hàm nghĩa.
2. Kĩ năng:
- Phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại. Vận dụng những hiểu biết trên vào việc phân tích tác phẩm, bình các giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản văn học.
- Cảm thụ tác phẩm có chiều sâu.
3. Tư duy, thái độ, phẩm chất :
- Trân trọng các văn bản văn học – sản phẩm tinh thần của các tác giả; thấu hiểu, đồng cảm với những điều các tác giả kí ngụ trong mỗi văn bản, với vẻ đẹp của mỗi văn bản. Hiểu được những giá trị thẩm mỹ cơ bản của tác phẩm văn học.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Gv kết hợp phương pháp đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, quy nạp.
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp:
Lớp Thứ (Ngày dạy) Sĩ số HS vắng
10A2 10A3 10A8
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Bài mới
Hoạt động 1. Khởi động
Hàng ngày, chúng ta được tiếp xúc, đọc nhiều loại văn bản: miêu tả, tự sự, thuyết minh, nghị luận,... trong đó, có 1 số văn bản được gọi là văn bản văn học (VBVH). Vậy VBVH là gì?
Bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu các tiêu chí để xác định.
Hoạt động của GV&HS Nội dung kiến thức cơ bản Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
mới
* Tìm hiểu các tiêu chí của VBVH - Các tiêu chí nhận diện VBVH ngày nay là gì?
Hs theo dõi sgk trả lời.
Gv nhận xét, bổ sung: Những chủ đề như tình yêu, hạnh phúc, băn khoăn, đau khổ, khát vọng vươn đến chân - thiện - mĩ,... thường trở đi trở lại với những chiều sâu và sắc thái khác nhau. VD: Truyện ngắn Bức tranh (Nguyễn Minh Châu) suy ngẫm về con người và nghệ thuật chân chính.
- VH là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Hiện thực khách quan đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, nhào nặn, hư cấu theo nguyên tắc điển hình hóa để xây dựng hình tượng nghệ thuật. Thế giới VH là
“thế giới tư tưởng, tình cảm nén chặt và luôn tiềm tàng khả năng bùng nổ cảm xúc”.
VD: Xây dựng hình tượng Chí Phèo
Nam Cao khái quát hiện thực XH nông thôn VN trước cách mạng: 1 bộ phận cố nông cùng khổ để tồn tại đã sa vào con đường lưu manh hóa...
* Tìm hiểu cấu trúc của VBVH.
- Những yếu tố của tầng ngôn từ?
I. Tiêu chí chủ yếu củaVBVH
1. VBVH là những văn bản đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.
2. VBVH được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật có tính hình tượng, tính thẩm mĩ cao, tính hàm súc, đa nghĩa.
3. VBVH được xây dựng theo 1 phương thức riêng- nói cụ thể hơn là mỗi VBVH đều thuộc về 1 thể loại nhất định và theo những quy ước, cách thức của thể loại đó.
Tuy nhiên VBVH không chỉ là những biện pháp, những kĩ xảo ngôn từ mà là 1 sáng tạo tinh thần của nhà văn.
II. Cấu trúc của VBVH
1. Tầng ngôn từ- từ ngữ âm đến ngữ nghĩa - Ngữ nghĩa:
+ Nghĩa tường minh.VD: con chó sói, mùa xuân,...
+ Nghĩa hàm ẩn. VD: lòng lang dạ sói, tuổi xuân,...
- Ngữ âm:
VD:
+ Tài cao phận thấp chí khí uất Giang hồ mê chơi quên quê hương.
(Tản Đà)
C1 nhiều thanh trắc sự bế tắc, u uất của kẻ tài hoa, anh hùng ko gặp thời vận. C2 nhiều thanh bằng cảm giác chơi vơi, phiêu bồng sự buông xuôi, bất lực của con người.
+Sương nương theo trăng ngừng lưng trời Tương tư nâng lòng lên chơi vơi.
- Tầng hình tượng của VBVH được tạo nên nhờ những yếu tố nào? VD?
- Tầng hàm nghĩa là gì? VD?
* Tìm hiểu từ VB đến tác phẩm VH.
Gv sơ đồ hóa, giải thích cho hs hiểu rõ.
Hoạt động 3. Hoạt động thực hành Luyện tập.
Hs đọc yêu cầu của sgk, suy ngẫm, trả lời.
Gv nhận xét, bổ sung: “Nơi dựa” là bài thơ văn xuôi- bài thơ có ý thơ, ngôn từ có nhịp điệu, khác với ngôn từ văn xuôi thông thường. “Nơi dựa”
thường chỉ những người vững mạnh mà những người yếu đuối có thể tựa nương, nhờ cậy. Ở đây có sự đảo ngược: người mẹ trẻ khỏe lại “dựa”
vào đứa con mới biết đi chập chững.
Anh bộ đội dạn dày chiến trận lại
“dựa” vào cụ già bước từng bước run rẩy trên đường...
Hs đọc yêu cầu của sgk, suy ngẫm, trả lời.
(Xuân Diệu)
Hai câu thơ gồm nhiều thanh bằng cảm giác chơi vơi, bâng khuâng khó hiểu của kẻ đang tương tư.
2. Tầng hình tượng
- Hình tượng được sáng tạo trong văn bản nhờ những chi tiết, cốt truyện, nhân vật, hoàn cảnh, tâm trạng (tùy quy mô văn bản và thể loại) mà có sự khác nhau.
- VD: Hình tượng cành mai (Cáo tật thị chúng- Mãn Giác thiền sư) biểu tượng cho sự sống tuần hoàn, sức sống mãnh liệt, niềm tin tưởng, lạc quan, yêu đời.
Hình tượng cây tùng (Tùng- Nguyễn Trãi) biểu tượng cho người quân tử...
3. Tầng hàm nghĩa
- Là ý nghĩa ẩn kín, ý nghĩa tiềm tàng của văn bản.
- VD: Mẹ và quả (Nguyễn Khoa Điềm) Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng.
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng: mẹ tôi.
Và chúng tôi- một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.
“Một thứ quả non xanh” Con người chưa trưởng thành.
III. Từ văn bản đến tác phẩm văn học
Nhà văn - sáng tạo - VBVH (hệ thống kí hiệu khách quan) - người đọc - tác phẩm văn học.
* Ghi nhớ: (sgk).
IV. Luyện tập:
1. Bài 1:
a. Cấu trúc giống nhau- đối xứng nhau:
- Câu mở.
- Câu kết.
- Các nhân vật được trình bày theo tính tương phản.
b. “Nơi dựa”- nghĩa hàm ẩn: nơi dựa tinh thần- nơi con người tìm thấy niềm vui và ý nghĩa cuộc sống.
Gv nhận xét, bổ sung:
+ Giếng cạn: giếng đã bị vùi lấp, ko còn nuớc hòn sỏi rơi vào lòng giếng cạn thì chẳng có tiếng vang gì.
+ Thời gian qua đi, những chiếc lá khô héo rụng dần những mảnh nhỏ cuộc đời qua thế giới cũng xanh rồi héo úa như chiếc lá.
Hs đọc yêu cầu của sgk, suy ngẫm, trả lời.
Gv nhận xét, bổ sung:
- Nơi sâu thẳm trong tâm hồn người đọc cũng là đối tuợng mà người viết tìm đến khai thác, diễn tả. Vì đối tượng chiếm lĩnh của văn học ko chỉ là hiện thực khách quan mà quan trọng hơn là tình cảm, tư tưởng của con người. : Văn học là nhân học - khoa học về con người. Nhà văn tìm vào tâm hồn chính mình để hiểu hồn người. Đó là mối quan hệ tương thông và tương đồng.
- Nhà văn ko nói hết, cạn lời, cạn ý để tạo cho người đọc cơ hội tái tạo lại, tưởng tượng thêm, suy nghĩ rộng hơn thế giới nghệ thuật được nói tới trong văn bản.
Khuyên chúng ta:
+ Phải biết sống với tình yêuvới con cái, cha mẹ, những người bề trên.
+ Phải sống với niềm hi vọng về tương lai và lòng biết ơn quá khứ.
2. Bài thơ “Thời gian” (Văn Cao)
a. Câu 1,2,3,4: Sức tàn phá của thời gian.
- Chiếc lá- ẩn dụ chỉ đời người, sự sống.
- Kỉ niệm của đời người theo thời gian- Tiếng hòn sỏi rơi vào lòng giếng cạn.
- Câu thơ, bài hát biểu tượng chỉ văn học nghệ thuật.
- “Xanh” Sự tồn tại bất tử.
tinh khôi, tươi trẻ.
- “Đôi mắt em”- đôi mắt người yêu biểu tượng chỉ kỉ niệm tình yêu.
- “Giếng nước”: ko cạn những điều trong mát ngọt lành.
b. Ý nghĩa bài thơ
Thời gian xóa nhòa tất cả, tàn phá cuộc đời con người, tàn phá sự sống. Nhưng chỉ có Văn học nghệ thuật và kỉ niệm về tình yêu là có sức sống lâu dài.
3. Bài thơ: Mình và ta (Chế Lan Viên)
a. Mối quan hệ khăng khít giữa tác giả - bạn đọc:
- Mình: bạn đọc.
- Ta: người viết.
b. Ta gửi tro, mình nhen thành lửa cháy Gửi viên đá con, mình lại dựng nên thành.
Quá trình từ văn bản tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.
Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung 4. Củng cố:
- Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học. Cấu trúc của văn bản văn học.
5. Dặn dò
-Học bài và hoàn thiện các bài tập vào vở. Sưu tầm các văn bản thơ hay mà em yêu thích.
- Chuẩn bị bài : Thực hành các phép tu từ.