Tình hình hoạt động của HTX Quảng Thọ II

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của mô hình sản xuất “Trà rau má” tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế (Trang 44 - 49)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢSẢN XUẤT TRÀ RAU MÁ

2.2 Tình hình hoạt động của HTX Quảng Thọ II

2.2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX Quảng Thọ II

Đại học kinh tế Huế

Hợp tác xã nông nghiệp Quảng Thọ II được thành lập từ năm 1981, được tách ra từ 1 Hợp tác xã có quy mô toàn xã Quảng Thọ. Hiện nay xã Quảng Thọ gồm có 2 Hợp tác xã nông nghiệp, đó là : Hợp tác xã Quảng Thọ I và Hợp tác xã Quảng Thọ II.Qua nhiều năm tồn tại và phát triển có lúc thăng, có lúc trầm nhưng đơn vị luôn được đánh giá là Hợp tác xã phát triển khá toàn diện trên địa bàn huyện Quảng Điền.

+Giai đoạn từ năm 1981-1989 do cơ chế quản lý còn mang nặng tính quan liêu, bao cấp nên bộ máy quản lý Hợp tác xã khá cồng kềnh, trình độ chuyên môn có hạn.

Hoạt động cầm chừng, chỉ nhờ vào nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước nên hoạt động không có hiệu quả, làm ăn không sinh lãi, công nợ phải trả của Hợp tác xã khá lớn; đời sống vật chất và tinh thần của xã viên Hợp tác xã không được phát triển.

+ Từ năm 1990-1996 được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng ủy và UBND xã Quảng Thọ, Hợp tác xã đã mạnh dạn củng cố lại bộ máy quản lý, đưa những nhân tố có trình độ chuyên môn và năng động hơn vào cơ cấu lãnh đạo Hợp tác xã, cùng với sự hỗ trợ giúp đỡ của các cấp nên sau hai năm đã thanh toán hết công nợ và từng bước kinh doanh có lãi.

+ Đến năm 1997 thực hiện chuyển đổi hoạt động theo Luật Hợp tác xã từ Hợp tác xã nông nghiệp thuần túy đã chuyển sang kinh doanh và đổi tên thành : Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp Quảng Thọ II.

+ Cuối năm 2013 và năm 2014 Hợp tác xã đã được sự giúp đỡ hỗ trợ của Nhà nước và vốn tự có của Hợp tác xã đã đầu tư xây dựng Cơ sở nhà xưởng và dây chuyền máy móc, thiết bị để chế biến rau má, bao gồm: Sơ chế rau má tươi để đưa đi tiêu thụ;

chế biến các loại trà rau má gồm có: Trà Rau má sấy khô và Trà Rau má túi lọc. Năm 2014, ngoài các dịch vụ kinh doanh thuần túy như: dịch vụ thủy lợi, làm đất; dịch vụ vật tư nông nghiệp; dịch vụ giống cây trồng; dịch vụ bảo vệ thực vật thì Hợp tác xã mở thêm dịch vụ thu mua và chế biến nông sản. Hiện tại đang có: Thu mua và chế biến các sản phẩm Rau má.

+Trải qua 36 năm từ khi thành lập đến nay, Hợp tác xã phát triển ngày càng lớn mạnh, hàng năm kinh doanh đều có lãi tích lũy và chia cổ phần cho xã viên

Bảng 2.4 : Quy mô, cơ cấu kết quả sản xuất của HTX Quảng Thọ II năm 2016

Đại học kinh tế Huế

Chỉ tiêu Giá trị (đồng) Tỷ trọng (%)

Tổng giá trị sản xuất 48 260 360 587 100

1.Trồng trọt 31556180000 65,38

2.Chăn nuôi 12269500000 25,42

3.Hoạt động dịch vụ 4434 680587 9,2

Nguồn : Báo cáo tổng kết HTX Quảng Thọ năm 2016 Năm 2016 là năm thứ hai, HTX NN Quảng Thọ II thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp của nhiệm kỳ 5 năm ( 2015-2019). Tập thể cán bộ và thành viên HTX NN Quảng Thọ II đã đoàn kết, nổ lực phấn đấu lao động, sản xuất, kinh doanh do đó đã đạt nhiều thành quả đáng phấn khởi. Cụ thể tổng giá trị sản xuất đạt trên 48 tỷ đồng trong đó trồng trọt chiếm 65,38% ứng với khoảng 31,5 tỷ đồng, ngành chăn nuôi cũng đạt 12,2 tỷ đồng chiếm 24,42%, hoạt động dịch vụ thu về gần 4,5 tỷ đồng chiếm 9,2% .

Việc hoạt động sản xuất kinh doanh là yếu tố cần có của một đơn vị kinh tế, với HTX nông nghiệp bản chất kinh doanh mang tính phục vụ cho nhu cầu của thành viên là chính. Trong năm qua HTX đã thực hiện các dịch vụ cụ thể là :

Nguồn : Báo cáo tổng kết kinh HTX Quảng Thọ II năm 2016 Biểu đồ 2.1 : Phân bổ hoạt động dịch vụ của HTX năm 2016

11%

30%

36%

19%

4% Dịch vụ thủy lợi

Dịch vụ vật tư nông nghiệp

Dịch vụ giống cây trồng Dịch vụ thu mua và chế biến sản phẩm TRM Dịch vụ khác

Đại học kinh tế Huế

Qua biểu đồ ta thấy được dịch vụ giống cây trồng chiếm tỷ trọng cao nhất với 36% tiếp theo đó là dịch vụ vật tư nông nghiệp chiếm 30% thấp nhất là hoạt động thủy lợi với 11%.

2.2.2. Tình hình sản xuất rau má của HTX Quảng Thọ II

Cây rau má ở xã Quảng Thọ được bà con nông dân thôn Phước Yên đầu tư sản xuất hàng hóa từ năm 2000. Từ diện tích khoảng 4-5 ha, sau khi “dồn điền đổi thửa”

vào năm 2003 phát triển mạnh lên trên 15 ha. Đến năm 2012 tăng lên 35 ha và tính đến tháng 10/2017 thì diện tích rau má đạt 46,5 ha.

Diện tích trồng cây rau má được phân bố chủ yếu trên các vùng dọc con sông Bồ và Hói Bò với nền đất thịt nhẹ, hàng năm có phù sa bồi đắp nên rất thích hợp cho cây rau má phát triển. Những năm gần đây do quỹ đất màu có hạn nên bà con phát triển trồng cây rau má vào vùng trồng lúa theo quy hoạch của xã nhà, với những xứ đồng có địa hình tương đối cao, dễ thoát nước trong mùa mưa lũ.

Tình hình sản xuất rau má trên địa bàn HTX trong giai đoạn 2013 – 2016

Đại học kinh tế Huế

Bảng 2.5: Tình hình sản xuất rau má trên địa bàn HTX 2013-2016

Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 2016

So Sánh(%) 2014

/2013

2015 /2014

2016 /2015

Diện tích sản xuất Ha 37,5 42,5 44,5 44,5 13,33 4,71 0

Năng suất Tấn/ha 30,0 40,0 50,0 50,0 33,33 25 0

Sản lượng Tấn 1.125,0 1.700,0 2.225,0 2.225,0 51,11 30,88 0 Tổng giá trị Triệu đồng 6.750,0 8.500,0 12.460 13.350 25,93 46,59 7,14 Giá trị sản

lượng bình quân

Triệu đồng/ha

180,0 200,0 280,0 300,0 11,11 40 7,14

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2014,2015,2016 của HTX Quảng Thọ II, Quảng Thọ Qua bảng trên ta thấy, diện tích trồng rau má tại địa bàn HTX Quảng Thọ II hầu như tăng qua các năm.

Từ bảng số liệu ta thấy các chỉ tiêu về diện tích sản xuất, năng suất, sản lượng, tổng giá trị, giá trị sản lượng bình quân đều tăng qua các năm, cụ thể như sau:

- Diện tích sản xuất tăng từ 37,5 ha (năm 2013) đến năm 2016 là 44,5 ha ,năm 2014 so với năm 2013 tăng 13,33%, năm 2015 so với năm 2014 tăng 4,71% và mức diện tích không đổi từ năm 2015 đến năm 2016.

- Năng suất tăng từ năm 2013 là 30 tấn/ha đến năm 2016 là 50 tấn /ha ,tức là tăng 20 tấn/ha, năm 2014 so với năm 2013 tăng 33,33%, năm 2015 so với năm 2014 tăng 25% và giữ nguyên cho đến năm 2016.

- Sản lượng năm 2013 là 1125 tấn đến năm 2016 là 2225 tấn, tức là tăng 1100 tấn. năm 2014 so với năm 2013 tăng 51,11% ,năm 2015 so với năm 2014 tăng 30,88%

và giữ nguyên đến năm 2016.

- Tổng giá trị bình quân năm 2013 đạt là 6750 triệu đồng và đến năm 2016 là 13.350 triệu đồng, tăng 6600 triệu đồng, năm 2014 so với năm 2013 tăng 25,93%, năm 2015 so với năm 2014 tăng 46,59%, năm 2016 so vơi 2015 tăng 7,14%.

- Gía trị sản lượng bình quân năm 2013 đạt 180 triệu đồng/ha ,năm 2016 đạt 300 triệu đồng/ha ,tăng 120 triệu đồng/ha , năm 2014 so với năm 2013 tăng 11,11%, năm 2015 so với năm 2014 tăng 40%, năm 2016 so với năm 2015 tăng 7,14%.

Đại học kinh tế Huế

Về tổ chức sản xuất rau má an toàn theo tiêu chuẩn Vietgap Bảng 2.6: Diện tích gieo trồng rau má giai đoạn 2013-2015 theo tiêu chuẩn VietGAP 2013-2016

Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 2016

So Sánh(%) 2014

/2013

2015 /2014

2016 /2015 1.Diện tích gieo trồng rau má

theo tiêu chuẩn VietGAP

Ha 30,00 40,00 42,00 40,00 33,33 5,00 -4,77

2.Số hộ tham gia trồng rau má theo tiêu chuẩn VietGAP

Hộ 194 244 244 244 25,77 0 0

3. Tổng số hộ trồng rau má trên địa bàn

Hộ 255 264 275 275 3,53 4,17 0

Nguồn: Báo cáo tổng kết sản xuất rau má năm 2013,2014,2015,2016 Qua số liệu ở bảng trên ta có thể thấy: Trong địa bàn xã Quảng Thọ rất phổ biến việc sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap với số hộ tham gia trồng rau má theo tiêu chuẩn rất lớn, chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng số hộ trồng rau má trên địa bàn.

Nhìn chung diện tích gieo trồng rau má theo tiêu chuẩn Vietgap tăng lên qua các năm. Cụ thể là năm 2014 diện tích là 40 ha tăng 33,33% so với năm 2013, năm 2015 diện tích gieo trồng đạt được là 42 ha tương đương tăng 5% so với năm trước đó.

Tuy nhiên sang năm 2016 diện tích gieo trồng theo tiêu chuẩn giảm 2 ha so với năm 2015, tương đương giảm 4,77%.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của mô hình sản xuất “Trà rau má” tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)