GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ MÔ HÌNH SẢN XUẤT TRÀ RAU MÁ Ở XÃ QUẢNG THỌ, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN,TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của mô hình sản xuất “Trà rau má” tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế (Trang 67 - 72)

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.

3.1. Định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp

Quảng Thọ là nơi có điều kiện tự nhiên, đất đai cũng như nguồn nước dồi dào rất phù hợp cho việc phát triển nông nghiệp bền vững. Việc sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap chính là tiền đề cho phát triển nông nghiệp bền vững tại xã Quảng Thọ.

Bên cạnh việc sản xuất thì việc tìm đầu ra cho sản phẩm là vấn đề rất quan trọng. Đầu ra ổn định và ngày càng mở rộng là cơ sở để bà con tăng gia sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của hợp tác xã. Tạo cho mình một chỗ đứng, một thương hiệu trên thị trường, quảng bá rộng rãi sản phẩm đến với người tiêu dùng.

Ngày cao nâng cao chất lượng mẫu mã, và đa dạng hóa sản phẩm.

Vai trò của người dân là rất quan trọng trong việc tạo thương hiệu cho sản phẩm, để tạo niềm tin cho người tiêu dùng, cần sản xuất rau đảm bảo an toàn, chất lượng rau ngày càng nâng cao. Hợp tác xã có vai trò tìm ra sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đầu tư cho marketing để đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng. Phát triển sản phẩm không chỉ trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài.

Tiếp tục phát triển và nhân rộng ra việc sản xuất trà rau má có hiệu quả, thực hiện chỉ đạo cấp huyện tiếp tục tổ chức các buổi tập huấn nhằm tăng cường kiến thức kĩ thuật cho người dân trong quá trình trồng cũng như sản xuất trà rau má.

Phát triển thị trường gắn với nhãn hiệu, thương hiệu để người tiêu dùng biết đến nhiều hơn nhằm đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.

3.2. Giải pháp

3.2.1. Công tác quản lý và chỉ đạo thực hiện sản xuất VietGAP

- Để làm được đúng quy trình sản xuất rau VietGAP, không ai theo sát quản lý mỗi người mà tự người sản xuất phải có tính tự giác cao, có đạo đức trong sản xuất ra sản phẩm để người tiêu dùng không bị đầu độc.

- Đây được xem là nhiệm vụ bắt buộc, tuy không khó nhưng người nông dân chúng ta thực hiện lại cảm thấy khó. Như khi bón phân, nhất là phun thuốc BVTV phải

Đại học kinh tế Huế

mang đồ bảo hộ lao động nhưng ít bà con tuân thủ quy định này; Rồi rau bị bệnh giống như người bệnh, không biết nên khấn vái tứ phương, dùng nhiều loại thuốc hỗn hợp lại 01 bình để phun, những loại thuốc ngoài danh mục sử dụng cho rau,…Khi rau lên giá thì bà con tranh thủ cắt để bán cho được giá mà không để ý đến thời gian cách ly về phân bón và thuốc BVTV. Tuy việc này có thể là số ít nhưng làm ảnh hưởng chung của cộng đồng, những thông tin về rau má bơm nhiều, rau 02 luống đã phần nào ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm.

- Để chứng minh thương hiệu Rau má Quảng Thọ là rau VietGAP, an toàn tuyệt đối thì mỗi bà con chúng ta đây phải thực hiện đúng quy trình đã hướng dẫn, biết ghi chép nhật ký đồng ruộng. Biết đối thoại những ai thông tin sai lệch, nói xấu về sản phẩm của chúng ta, như sản phẩm của tôi chỉ sử dụng thuốc BVTV trong danh mục, gồm các thuốc sinh học, hoặc dùng phân vi sinh và có thời gian cách ly đến 10 ngày mới thu hoạch,…

- Ngoài công tác vận động, tuyên truyền, nâng cao ý thức tự giác của mỗi bà con, thì cần củng cố, kiện toàn lại Ban VietGAP và các Tổ trưởng phụ trách từng tổ để thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn giúp đỡ cho những hộ không biết ghi chép nhật ký đồng ruộng; Ban VietGAP cùng với các Tổ trưởng định kỳ 06 tháng 01 lần thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc ghi chép nhật ký đồng ruộng, kịp thời chấn chỉnh việc ghi chép và thực hiện không đúng quy trình

3.2.2. Công tác tuyên truyền, xúc tiến thương mại và quảng bá để nâng cao giá trị sản phẩm

Song song với việc sản xuất gắn với tiêu thụ, để sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng biết được sản phẩm đó nguồn gốc ở đâu, thì phải có quảng bá gắn với thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm. Trong tiến trình hội nhập toàn cầu nếu sản phẩm không có nguồn gốc xuất xứ thì sớm hay muộn sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Việc đăng ký nhãn hiệu tập thể “ Rau má Quảng Thọ” HTX đã tiến hành từ tháng 10/2013 và đã được Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cấp theo Quyết định số:

37224/QĐ-SHTT, ngày 26/6/2015 và có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn (01/10/2013). Để khai thác lợi thế đó trong 02 năm qua HTX đã sản xuất Trà Rau má và đã mang nhãn hiệu “ Rau má Quảng Thọ” nhưng chưa áp dụng với sản phẩm rau

Đại học kinh tế Huế

má tươi, nhất là đối với hộ thành viên thu hoạch bán cho tư thương. Vì vậy trong thời gian tới HTX cần phải phối hợp với hộ sản xuất và bộ phận tiểu thương xây dựng quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể “ Rau má Quảng Thọ” để đưa ra thị trường tiêu thụ;

- Hàng năm có kế hoạch tham gia các Hội chợ thương mại, Hội chợ hàng nông sản, trích kinh phí quảng bá trên truyền hình trung ương và địa phương để thương hiệu

“Rau má Quảng Thọ” phát triển lan rộng hơn

- HTX cần đẩy mạnh nhiều hơn nữa về quảng cáo trên các phương tiện báo chí, phát triển việc bán hàng qua web, facebook, youtube,.. để có thể tiếp cận và tương tác trực tiếp với khách hàng, có thể nhận được phản hồi trực tuyến để biết được cảm nhận của khách hàng để sửa đổi cũng như phát triển sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng.

- HTX cần phải đầu tư cho nội dung quảng cáo của mình nhằm tạo sự hấp dẫn, thu hút sự chú ý của khách hàng.

 Đối với việc quảng cáo qua nhân viên bán hàng cần phải đầu tư đồng phục có in logo của Trà rau má nhằm gây ấn tượng với khách hàng. Đội ngũ nhân viên cần chuyên nghiệp, nắm vững chuyên môn bán hàng và sản phẩm, có kỹ năng giao tiếp tốt.

Thiết kế tờ rơi phải bắt mắt in rỏ, nổi các thông tin của sản phẩm. Đặc biệt là quảng cáo ở nơi đông người, nhắm tới mục tiêu khách hàng có khả năng sử dụng Trà rau má cao như ở các chợ, các đoạn đường mà khách hàng có thể tiếp cận hay ở các hội thảo.

 Đầu tư nhiều cho các chương trình khuyến mãi cũng như hậu mãi.

3.2.3. Công tác tổ chức sản xuất, thu mua và chế biến đa dạng hơn gắn với tiêu thụ các sản phẩm rau má và trà rau má.

3.2.3.1. Về sản xuất, đóng gói bap bì và bảo quản

- Năm 2016, được UBND xã cho thuê diện tích đất 5%, HTX đã tổ chức sản xuất rau má với diện tích 1,3 ha ( trong đó có: 0,1 ha trồng trong nhà lưới). Thời gian qua, HTX vừa sản xuất trên cơ sở áp dụng khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm thực tiễn để xây dựng 01 quy trình chuẩn về chăm sóc, bón phân và phòng trừ sâu bệnh nhằm phổ biến cho bà con nghiên cứu áp dụng

Đại học kinh tế Huế

- Vận động bà con tăng cường bón phân hữu cơ hoặc phân vi sinh kết hợp với hệ thống tưới phù hợp để nâng cao năng suất, chất lượng rau và góp phần bổ sung vi lượng cho đất nhằm khai thác có hiệu quả

- Tổ chức sản xuất thí điểm mô hình cải tạo lại đất trên diện tích trồng rau má lâu năm để đánh giá đúc rút kinh nghiệm

- Phát triển cây rau má VietGAP cần phải quy hoạch vùng tập trung, không được tự ý chuyển sang trồng những vùng riêng lẻ trên đất ruộng lúa.

- Bao bì của hợp tác xã nên thiết kế có logo nổi bật hơn nhằm làm tăng khả năng nhận diện thương hiệu, các thông tin trên bao bì phải cụ thể, rõ ràng như thông tin liên lạc cho nhà cung cấp, thông tin các cửa hàng có bán trà rau má, địa điểm bán trà, đặc biệt là thông tin hướng dẫn cụ thể về cách pha chế trà rau má đó là: đối với trà túi lọc, HTX nên cần đưa ra thông tin với bao nhiêu túi trà thì chế bao nhiêu lượng nước và khoảng bao nhiêu túi dành cho người thích uống nhạt và uống đậm. Đối với trà sấy khô nên cần hướng dẫn khách hàng khi pha chế sản phẩm phải có thêm lưới lộc cặn.

- HTX nên cần đầu tư vào chất lượng của bao bì để đảm bảo cho việc khi khách hàng mở sản phẩm ra lần đầu thì những lần sau không bị bay hơi, bay mùi, không bị vấn đề ẩm thấp.

- HTX cần phải đầu tư thêm trong việc thiết kế các hộp nhằm cho mục đích tặng,biếu.

3.2.3.2. Về hợp đồng tiêu thụ

- HTX hợp đồng tiêu thụ sản phẩm rau má với một số hộ nông dân trong thời gian qua đã góp phần nâng cao giá trị cây rau má, làm bình ổn giá, phá vỡ thế độc tôn trước đây của bộ phận tiểu thương. Thời gian tới HTX tìm kiếm thị trường để mạnh dạn mở rộng hơn nhưng đòi hỏi bà con nông dân phải có trách nhiệm với hợp đồng đã ký kết, không được tự ý phá vỡ hợp đồng;

- Hàng năm HTX đã công khai minh bạch về chia lãi dịch vụ mà hộ thành viên tham gia với HTX. Năm 2015 trở đi HTX đã thực hiện chia lãi trên mức độ sử dụng dịch vụ, bao gồm: Dịch vụ thủy lợi, vật tư NN, giống cây trồng với mức trích 35%

tổng lãi sau thuế để chia. Theo hình thức đó, từ năm 2016 trở đi hộ thành viên hợp

Đại học kinh tế Huế

đồng bán rau má cho HTX nếu cuối năm hạch toán có lãi dịch vụ này thì cũng sẽ được hưởng tỉ lệ tương ứng

- Bên cạnh đó, việc hình thành hệ thống thu mua của một số bà con trên địa bàn cũng góp phần giải quyết công ra việc làm, tăng thu nhập và đầu ra cho người nông dân. Nhưng cần sự vào cuộc của Chính quyền cùng với HTX tổ chức cam kết, để hệ thống tiểu thương phải có trách nhiệm trong khâu sơ chế, đóng gói đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gắn với nhãn hiệu “Rau má Quảng Thọ”

3.2.3.3. Về chế biến, phát triển đa dạng hơn các sản phẩm từ rau má

- Hiện nay HTX đã đưa ra thị trường 03 loại sản phẩm từ cây rau má, gồm có:

Rau má tươi, trà rau má túi lọc, trà rau má sao khô. Để phát triển đa dạng hơn các sản phẩm từ cây rau má nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và góp phần giải quyết đầu ra cho bà con thành viên, định hướng bước sang năm 2017 và các năm tiếp theo sẽ thực hiện dự án chế biến cao rau má và trà rau má hòa tan.

Đây là dự án có tính khả thi cao nếu được sự hỗ trợ của Nhà nước, vì hiện nay khoa Dược – Trường Đại học Y Dược Huế đã nghiên cứu thành công và chuyển giao quy trình sản xuất chế biến cho HTX;

- Bên cạnh đó với thương hiệu “ Rau má Quảng Thọ” phải tìm cách nâng cao giá rau má tươi lên đúng với giá trị đích thực của nó. Một mặt chấp hành nghiêm túc quy trình sản xuất rau má VietGAP, mặt khác thực hiện quy trình sản xuất rau má hữu cơ để sản phẩm rau má tươi đi được vào các siêu thị, các khu công nghiệp,...Hiện nay HTX đã sản xuất theo quy trình rau má hữu cơ với DT 0,1 ha ở nhà lưới và đã hợp đồng cung ứng cho Tập đoàn Quế Lâm với giá ổn định: 15.000 đ/kg;

3.3.3. Giải pháp về vốn

Đây là dự án thực hiện chủ trương của Nhà nước, tỉnh và huyện trong việc đảmbảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hướng đến nền sản xuất nông nghiệp sạch và phát triểnbền vững trong sản xuất nông nghiệp vừa là xây dựng mô hình chế biến các sản phẩmrau má sản xuất ra nhằm tạo nguồn tiêu thụ ổn định giúp cho nông dân yên tâm sảnxuất, vừa là sản xuất chế biến một sản phẩm mới có lợi cho sức khỏe của người tiêudùng. Vì vậy, quá trình thực hiện dự án phải tập trung được nhiều nguồn lực như:

Kinhphí Sự nghiệp khoa học của tỉnh và của huyện, từ nguồn kinh phí Khuyến Công,

Đại học kinh tế Huế

nguồn kinh phí hỗ trợ chính sách bảo vệ đất trồng lúa nước theo quy định tại Nghịđịnh 42/2012/NĐ-CP của Chính phủ (phần của tỉnh, huyện, xã), kinh phí hỗ trợ pháttriển sản xuất của Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng Nông thôn mới, kinh phítừ Dự án Luc-xăm-bua (pha 2, giai đoạn 2013-2017), kinh phí từ nguồn vốn lưu động của Hợp tác xã, nhân dân đóng góp và vốn vay từ các ngân hàng.

- Thựctếchothấyđâylàmộtdựánlớnvớinhiềunguồnvốnkhácnhauthìbêncạnhphânt áchnguồnvốnchocáchoạtđộngcầnphảiphâncấpnguồnvốnvàquảnlýmộtcáchchặtchẽhơn.

- Thườngxuyênkiểmtra,đánhgiáhiệuquảsửdụngvốncủadựántránhtìnhtrạngthấtth oátvốnvàsửdụngnguồnvốnkhôngđúngmụcđích.

- Giảmcácthủtụchànhchính,giấychứngnhận,giảmcácchiphíthủtụckhôngcầnthiết.

- Việc đánh giá rau VietGAP định kỳ hàng năm là việc làm của Ban VietGAP cùng với các anh tổ trưởng VietGAP. Theo quy định thời hạn 02 năm phải thuê tổ chức chứng nhận VietGAP đánh giá lại quy trình thực hiện, nếu các tiêu chí đều đạt yêu cầu khi đó mới cấp lại giấy chứng nhận vùng sản xuất đủ tiêu chuẩn VietGAP.Để có kinh phí hoạt động của Ban VietGAP, tổ chức hội nghị, chi phí hợp đồng trả cho đơn vị chứng nhận VietGAP thì phải huy động nội lực từ bà con trồng rau má. Theo Nghị quyết Đại hội đại biểu thành viên, lần thứ hai, nhiệm kỳ 2015-2019 đã nhất trí phần đóng góp là10.000đ/sào/nămđể chi phí những khoản trên; Kế hoạch sẽ đưa vào thu gọi là phí chứng nhận VietGAP vào vụ Hè Thu hàng năm. Vì vậy Ban Giám đốc HTX kêu gọi bà con trồng rau má tích cực hưởng ứng.

Đểcácgiảiphápvềvốnthànhcôngthìđòihỏiphảicósựhợptácgiữachủthựchiệndựán,c

hínhquyềnđịaphương, cơquan tíndụngvà quantrọng

nhấtlàýthứccủaviệcvayvốn.HTXcầnhuyđộngvốn,tranhthủcácnguồnvốncủaNhànước,cá cchươngtrình dựánvàcác nguồn vốn vaykhác nhằmđảmbảo đủmức đầu tưcầnthiếtđểmanglạihiệuquảkinhtếcaohơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của mô hình sản xuất “Trà rau má” tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)