CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH TP VINH TỈNH NGHỆ AN
2.2 Thực trạng công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH TP Vinh tỉnh Nghệ An giai đoạn 2013 - 2017
2.2.4. Quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
2.2.4.2. Quản lý số lao động tham gia BHXH BB
Quản lý số lao động tham gia BHXH có thể coi là vấn đề hàng đầu trong quản lý thu và ảnh hưởng lớn đến hiệu quả thu. Cán bộ thu là người thực hiện việc kiếm tra, rà soát thông tin của người tham gia giữa thông tin trên tờ khai tham gia với các thông tin các nhân, cập nhân thông tin vào phần
mềm quản lý đối tượng. Thường xuyên đôn đốc đơn vị nộp đúng thời hạn hàng tháng D02-TS để nắm bắt tình hình của những lao động tham gia mới, cũng như giảm do ốm đau, thai sản hay hết hạn hợp đồng…qua đó đối chiếu việc giải quyết chế độ cho người lao động chính xác, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý đạt hiệu quả. Cùng với sự tăng lên của số lượng các đơn vị thì số lượng NLĐ tham gia BHXH bắt buộc trong địa bàn TP Vinh nhìn chung cũng tăng lên, nhưng ở mỗi khối, số LĐ tham gia lại có những biến động riêng biệt được thể hiện dưới bảng số liệu sau:
Bảng 2.5: Số lượng lao động tham gia BHXH BB tại BHXH TP Vinh giai đoạn 2013 – 2017.
(Đơn vị: người)
Năm
Lao động phải tham gia Lao động đã tham gia
Tỷ lệ tham gia Số lao
động phải tham
gia
Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn
Tốc độ tăng giảm tuyệt đối liên hoàn
Số lao động
đã tham
gia
Lượng tăng giảm tuyệt đối liên
hoàn
Tốc độ tăng giảm
tuyệt đối liên hoàn
2013 53.359 - - 44.666 - - 83,7
2014 55.603 2.244 4,2 46.626 1.960 4,4 83,9
2015 52.557 (-3.046) (-5,5) 45.622 (-1.004) (-2,2) 86,8
2016 51.871 (-686) (-1,3) 45.562 (-60) (-0,1) 87,8
2017 52.209 338 0,7 46.493 931 2,0 89,1
(Nguồn: BHXH TP Vinh) Qua bảng 2.5, tỷ lệ người lao động tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn TP Vinh tăng qua các năm. Cụ thể năm 2013 là 83,7% đến năm 2017 là 89,1% tăng 5,4%. Tỷ lệ lao động tham gia BHXH phụ thuộc vào hai yếu tố:
Số lao động phải tham gia: Trong giai đoạn 2013 - 2017, số lao động tăng giảm qua các năm.. Năm 2016, dù nên kinh tế đã có những phục hồi nhưng nhu cầu lao động chưa nhiều cùng với đó là sự di chuyển đến các vùng
khác của một số người lao động trên địa bàn giảm 686 người tương ứng giảm 1,3%,. Năm 2017 nền kinh tế ổn định hơn , số người lao động trên địa bàn đã tăng 338 người tương ứng 0,7%. BHXH luôn cố gắng thu thập sổ liệu về số lao động trên địa bàn để từ đó đưa ra những biện pháp để gia tăng số người tham gia BHXH bắt buộc, mở rộng diện bao phủ.
Số lao động đã tham gia BHXH:Có thể thấy, cùng với sự tăng giảm của của số lao động phải tham gia, số lao động đã tham gia BHXH cũng tăng giảm qua các năm. Năm 2014 số đơn vị trên địa bàn tăng 1.960 đơn vị tương ứng 4,4% nhưng cũng đến năm 2015 số lượng người lao động đã tham gia giảm 1.004 người tương ứng giảm 2,2%, năm 2016 giảm tiếp 60 ngươi tương ứng 0,1%. Năm 2017 số lao động trên địa bàn tăng 931 người tương ứng 2,0%. Có thể nới, nguyên nhân của sự tăng giảm của số người lao động đã tham gia cũng giống với nguyên nhân tăng giảm của số người tham gia.
So sánh lượng tăng giảm của số lao động phải tham gia và số lao động phải tham gia có thể thấy, trong giai đoạn 2015 - 2016, lượng giảm của số lao động đã tham gia luôn thấp hơn rất nhiều. Để có được kết quả này, phải kể đến sự quan tâm sâu sát đến công tác quản lý đối tượng tham gia trên địa bàn.
Những biện pháp tuyên truyền thường xuyên đã tác động không nhỏ đến nhận thức của người lao động về quyền lợi của bản thân khi tham gia BHXH.
Biểu 2.2 : Số lượng lao động tham gia BHXH BB tại BHXH TP Vinh giai đoạn 2013 – 2017.
(Đơn vị: người) (Nguồn: BHXH TP Vinh)
Qua biểu đồ 2.2, có thể thấy, số lao động đã tham gia BHXH bắt buộc tăng giảm qua các năm và có cùng xu hướng với số người phải tham gia BHXH bắt buộc. Điều này, ngoài xuất phát từ nguyên nhân cuộc khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến thị trường lao động thì cũng phải kể đến các chính sách
mới của Nhà nước về BHXH. Năm 2017 số lao động tham gia đã đạt 46.493 người tăng 1.827 người so với năm 2013 tương ứng tăng 4,1%. Như đã phân tích ở bảng 2.2, nguyên nhân khiến cho số người đã tham gia tăng lên là nhờ công tác quản lý với những biện pháp hiệu quả của BHXH TP Vinh. Ngoài ra, có thể kể đến, nguyên nhân từ sự chuyển dịch dân cư. Vinh là một TP có nền kinh tế phát triền nằm ở cửa ngõ kinh tế giữa Bắc Bộ và Trung Bộ nên đây là môi trường làm việc lý tưởng. Vì vây, trong thời gian vừa qua, nhiều người lao động từ khu vực khác đã đến TP Vinh để làm việc. Từ đó, họ trở thành đối tương quản lý của BHXH TP Vinh làm tăng số lao động đã tham gia BHXH trên đạ bàn TP tăng lên.
Tình hình tham gia của từng khối đơn vị trên địa bàn cũng tác động trực tiếp đến công tác quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn.
Bảng 2.6: Số lao động tham gia BHXH BB tại BHXH TP Vinh theo từng khối đơn vị giai đoạn 2013 - 2017
(Đơn vị: người)
Năm
Khối
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Đối tượng
thuộc diện tham
gia
Đối tượng
thực tham gia
Tỷ lệ tham gia
Đối tượng
thuộc diện tham
gia
Đối tượng
thực tham gia
Tỷ lệ tham gia
Đối tượng
thuộc diện tham
gia
Đối tượng
thực tham gia
Tỷ lệ tham gia
Đối tượng
thuộc diện tham
gia
Đối tượng
thực tham gia
Tỷ lệ tham gia
Đối tượng
thuộc diện tham
gia
Đối tượng
thực tham
gia
Tỷ lệ tham gia
DN Nhà
nước
1.362 1.362 100 1.315 1.315 100 1.253 1.253 100 1.041 1.041 100 1.007 1.007 100
DN có vốn ĐTNN
229 198 86,2 204 178 86,9 210 184 87,6 236 204 86,4 210 186 88,5
DN ngoài quốc doanh
37.875 29.133 76,9 38.602 30.527 79,1 36.101 29.495 81,7 35.198 29.285 83,2 35.852 30.475 85
HCSN, đảng đoàn
11.722 11.722 100 12.520 12.520 100 13.076 13.076 100 13.230 13.230 100 12.907 12.907 100
Khối ngoài công lập
2.389 1.625 68,0 2.047 1.348 65,9 1.042 859 82,4 1.239 998 80,5 1.233 1.045 84,7
Hợp tác xã 194 152 78,4 215 168 78,1 194 170 87,6 202 179 88,6 187 169 90,4
Xã, phường, thị trấn
472 414 87,7 530 467 88,0 512 452 88,2 505 450 89,1 526 474 90,1
Hộ SXKD cá thể, hợp tác
116 60 51,7 173 103 59,5 169 133 78,7 220 175 79,5 287 230 80,1
Tổng 53.359 44.666 83,7 55.603 46.626 83,9 52.557 45.622 86,8 51.871 45.562 87,8 52.209 46.493 89,1
(Nguồn: BHXH TP Vinh)
Qua bảng 2.6, mức độ bao phủ của số lao động tham gia BHXH bắt buộc trên tổng số lao động thuộc diện tham gia ngày càng tăng. Năm 2013 là 83,7%, đến năm 2017 mức độ bao phủ là 89,1%. Cụ thể như sau:
- Khối DNNN, khối HCSN, Đảng, Đoàn là 2 khối có số người tham gia đạt 100%. Ở 2 khối này, trình độ nhận thức của NLĐ cao nên việc họ hiểu được quyền lợi và tham gia là điều dễ hiểu. Hơn nữa, như phân tích ở trên lý
2 khối này tham gia 100% nên NLĐ ở 2 khối này tham gia là điều tất yếu.
- Mặc dù, số đơn vị tham gia của khối DN có vốn DTNN và khối xã phường thị trấn là 100% nhưng lại không có tỷ lệ số người lao động tham gia không đạt 100%. Khối DN có vốn DTNN mức độ bao phủ năm 2017 là 88,5%. Khối xã, phường, thị trấn mức độ bao phủ năm 2017 là 90,1%.
- Khối hợp tác xã, khối ngoài công lập, khối hộ SXKD cá thể, hợp tác có tỷ lệ bao phủ số người tham gia lớn hơn tỷ lệ bao phủ số đơn vị tham gia.
Điều này cho thấy, người lao động đã tham gia tập trung chủ yếu ở những đơn vị đã tham gia trên địa bàn. Còn số lượng lao động thuộc diện còn lại phần lớn tập trung ở những đơn vị chưa tham gia còn lại.
- Khối DN ngoài quốc doanh có mức độ bao phủ của đơn vị rất lớn nhưng mức độ bao phủ số lao động trong giai đoạn 2013 - 2017 vào khoảng 75 - 85%. Năm 2017 mức độ bao phủ chiếm 85%. Có thể thấy, ở khối này vẫn có tình trạng trốn đóng BHXH. Một số doanh nghiệp khai giảm lao động hoặc không kí hợp đồng với NLĐ. Cùng với đó là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, làm hạn chế thu nhập của các doanh nghiệp.
Qua đây, có thể thấy, công tác quản lý số người tham gia trên địa bàn còn gặp nhiều hạn chế. Mức độ bao phủ số lao động tham gia thấp hơn mức độ bao phủ số đơn vị tham gia. Cho thấy nhiều đơn vị tham gia nhưng còn đối phó và thiếu trung thực, luôn tìm cách trốn đóng để giảm số tiền phải đóng trong đơn vị điều này gây ảnh hưởng không chỉ cho trực tiếp NLĐ mà còn ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý đối tượng tham gia trên địa bàn toàn thành phố. Cần có biện pháp mạnh mẽ hơn để khắc phục tình trạng này.
Ngoài ra, cũng không thể không nhắc đến những nguyên nhân làm diện bao phủ NLĐ tham gia BHXH bắt buộc tăng qua các năm:
Thứ nhất, công tác tuyên truyền sâu rộng đến NLĐ thông qua các phương tiện truyền thông,... khiến cho NLĐ nhận thức rõ hơn về quyền lợi
của mình. Từ đó, NLĐ yêu cầu NSDLĐ được tham gia BHXH. Từ đó, làm tăng số người tham gia trên địa bàn.
Thứ hai, những quyền lợi dành cho NLĐ khi tham gia BHXH ngày một mở rông. Vai trò của BHXH trở nên cần thiết cho cuộc sống của NLĐ.
Thứ ba, công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện thường xuyên để đảm bảo việc quản lý người lao động tham gia luôn được quan tâm, chú trọng.