1.2.1. Sự cần thiết thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
DN khởi nghiệp sáng tạo cần được hỗ trợ vì những lợi ích mà DNKNST mang lại cho nền kinh tế và vì những đặc điểm vốn có của DNKNST. Cụ thể như sau:
- Đặc điểm nổi bật của DNKNST là tính sáng tạo trong mô hình kinh doanh. Nhờ tính sáng tạo, DNKNST tạo ra những giá trị mới cho xã hội, tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho xã hội, có khả năng tăng trưởng nhanh và mở ra một mô hình kinh doanh mới cho nền kinh tế. Học giả John R. Dearie (2017) đã chỉ ra rằng, nhờ tính sáng tạo, các DNKNST đã có đóng góp rất lớn đến sự tăng trưởng kinh tế Mỹ những năm 1950. Tính sáng tạo này rất cần được khuyến khích để mở ra những hướng phát triển mới cho nền kinh tế.[12]
- Như đã phân tích, DNKNST luôn gắn với công nghệ, hoặc là sản phẩm công nghệ, hoặc là sử dụng phổ biến công nghệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong bối cảnh xã hội loài người đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, việc thúc đẩy phát triển những DN gắn với công nghệ là một đòi hỏi tất yếu.
- Mặc dù có tiềm năng đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế, song lại có những trở ngại lớn cho sự phát triển của các DNKNST. Trở ngại đầu tiên, cũng giống như mọi sự bắt đầu khác, là vốn đầu tư. Trong mọi hoạt động kinh doanh, đều cần đến vốn đầu tư, song DNKNST cần một lượng vốn lớn do đặc điểm kinh doanh gắn với công nghệ hoặc mô hình kinh doanh mới. Trở ngại thứ hai, DNKNST được thành lập từ một ý tưởng kinh doanh sáng tạo – một ý tưởng mới chưa từng có tiền lệ – bởi vậy, nó mới ở dạng tiềm năng, cần đầu tư thêm nhiều chất xám và công sức để hoàn thiện và hiện thực hóa ý tưởng đó.
20
Tiếp đó, cũng do tính mới, tính sáng tạo nên DNKNST thường đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn, cần có sự hỗ trợ để vượt qua những rủi ro này.
DNKNST không thể đi một mình. Phát triển một hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cần ba trụ cột chính. Thứ nhất là nâng cao năng lực, nhận thức, đặc biệt từ phía các địa phương và các trường đại học. Thứ hai, cần nâng cao truyền thông để tạo ra văn hóa khởi nghiệp hỗ trợ khởi nghiệp, có nghĩa dám chịu, dám làm, dám dứng lên và bắt đầu lại sau thất bại. Thứ ba là DNKNST không nên một mình và phải liên kết. Trong hệ sinh thái thì Viện nghiên cứu, Trường đại học và tổ chức cá nhân, doanh nhân là như nhau. Vì vậy, cần học hỏi lẫn nhau về các bước đi phù hợp...
Ngoài ra, bên cạnh con người, các DNKNST cần có nguồn lực về tài chính, dù ít hay nhiều vẫn nên có “bà đỡ” ban đầu từ phía chính sách của địa phương để kích thích khu vực tư nhân tham gia với nhà nước hỗ trợ cho khởi nghiệp.
1.2.2. Mục đích và yêu cầu của việc thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
Không phải mọi DNKNST đều được hỗ trợ. Đồng thời, hỗ trợ không có nghĩa Nhà nước đem cho doanh nghiệp bao nhiêu tiền, mà là tạo cơ hội, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ một phần chi phí khi thực hiện hoạt động cụ thể nào đó. Mức độ hỗ trợ cũng khác nhau, trong đó, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và doanh nghiệp tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị được hỗ trợ nhiều nhất. Khi khởi nghiệp, với nguồn vốn hạn chế, khả năng kết nối đối tác chưa tốt, trong khi có rất nhiều thứ cần phải đầu tư nên việc tận dụng các hỗ trợ từ chính sách sẽ giúp công ty thuận lợi hơn trong những ngày đầu hoạt động.
Các chính phủ đang có xu hướng khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh sáng tạo, tiếp cận với thế giới công nghệ, vươn mình đuổi theo công cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay. Với hỗ trợ từ phía chính phủ và
21
ngay chính bản thân mỗi doanh nghiệp cần nắm bắt cơ hội, mạnh dạn dấn thân và khởi nghiệp thực hiện ước mơ của mình.
1.2.3. Các yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
Quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ DNKNST là quá trình phức tạp, đòi hỏi chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như:
1.2.3.1. Yếu tố môi trường chính trị
Những biến đổi trong hoàn cảnh chính trị có tác động đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ DNKNST. Thành phần trước tiên và cũng quan trọng nhất của một hệ sinh thái hỗ trợ DNNKNST đó là chính sách của chính phủ.
Điều này không chỉ liên quan đến các lĩnh vực quan hệ trực tiếp với doanh nghiệp khởi nghiệp nhỏ hay tinh thần khởi nghiệp, mà đối với một phạm vi rộng các chính sách liên quan đến hệ thống thuế, các dịch vụ tài chính, viễn thông, giao thông, thị trường lao động, hỗ trợ công nghiệp, giáo dục và đào tạo, cơ sở hạ tầng và y tế. Phần lớn tại các nước môi trường chính trị các tác động đến việc ban hành và thực hiện chính sách hỗ trợ DNKNST của quốc gia đó bằng sự công nhận, hỗ trợ DNKNST.
1.2.3.2. Yếu tố môi trường kinh tế
Những thay đổi về điều kiện kinh tế có tác động to lớn đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ DNKNST. Một dự án hỗ trợ DNKNST phải dựa vào những điều kiện kinh tế. Nhà nước có ngân sách dồi dào ưu tiên cho việc thực hiện chính sách hay Nhà nước chỉ hỗ trợ hạn hẹp cho DN. Chẳng hạn một ưu đãi về thuế thu nhập cho DNKNST. Thực tế, giảm thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) cho DNKNST không phải là phương pháp hữu hiệu nhất giúp các DN thoát khỏi tình cảnh bấp bênh, khó khăn lúc mới bắt đầu, nhưng đây lại là một giải pháp tạo động lực, tạo niềm tin cho DN, đồng thời đây cũng chính là trong số những giải pháp nuôi dưỡng nguồn thu. Việc nhà nước có những chính sách giảm thuế sẽ giúp doanh nghiệp mới khởi nghiệp rất lớn vì có thể tiết kiệm được
22
chi phí và chuyển dòng vốn sang phục vụ cho công tác đầu tư, đồng thời giảm chi phí trả lãi tiền vay, từ đó giảm giá thành, chi phí sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì những thay đổi của thế giới (bao gồm cả thay đổi chính sách của nhà nước và các tổ chức kinh tế thế giới, các tổ chức khu vực) có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ DNKNST thông qua ảnh hưởng của chúng đến môi trường các nước, đặc biệt đối với những DNKNST sự thay đổi chính sách của các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư thiên thần trực tiếp ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng thời điểm cụ thể mà mức độ ảnh hưởng của môi trường kinh tế quốc tế đến chính sách hỗ trợ DNKNST khác nhau.
Việc thực hiện tốt được chính sách hỗ trợ DNKNST hay không phụ thuộc rất lớn vào yếu tố môi trường kinh tế của Nhà nước và môi trường kinh tế quốc tế.
1.2.3.3. Yếu tố môi trường xã hội
Phong trào khởi nghiệp ngày càng sôi nổi và bắt đầu phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp. Đây là điểm thuận lợi cho chính sách hỗ trợ DNKNST nhanh chóng đi vào đời sống, tạo làn sóng khởi nghiệp mạnh mẽ. Nếu phong trào này thành công, doanh nghiệp khởi nghiệp chính là những đối tượng tạo ra nhiều việc làm, mang lại giá trị gia tăng vượt bậc cho nền kinh tế của mỗi quốc gia.
1.2.3.4. Yếu tố môi trường công nghệ
Khởi nghiệp sáng tạo, là quá trình khởi nghiệp dựa trên các giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa và có khả năng tăng trưởng nhanh. Yếu tố cơ sở hạ tầng công nghệ là nền tảng để các DNKNST thành công.
Các vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao là môi trường để thực hiện chính sách hỗ trợ DNKNST. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
23
đang bùng nổ mạnh mẽ công nghệ chính là phần hồn của doanh nghiệp nói chúng và DNKNST nói riêng. Công nghệ sẽ là yếu tố để thực hiện tốt chính sách và làm doanh nghiệp bứt phá vươn tầm thế giới.
1.2.3.5. Chủ thể chịu trách nhiệm thực hiện chính sách
Tổ chức bộ máy hành chính chịu trách nhiệm thực hiện chính sách hỗ trợ DNKNST có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện chính sách. Việc tổ chức thực hiện chính sách DNKNST đòi hỏi sự chung tay đồng bộ của các ngành, lĩnh vực ở các cấp. Các mối quan hệ liên chính quyền như được thể hiện ở các chương trình mục tiêu quốc gia, hoặc các mối quan hệ giữa các địa phương như các chương trình của từng tỉnh, vùng có thể ảnh hưởng quan trọng đến việc thực thi chính sách. Vì vậy nếu trong nội bộ chủ thể thực hiện chính sách có sự chồng chéo, mâu thuẫn sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ DNKNST.
1.2.4. Các đặc điểm nội dung của chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
Các quốc gia thường đưa ra các chương trình hỗ trợ, khuyến khích người dân tham gia khởi nghiệp thông qua các chính sách thúc đẩy thành lập doanh nghiệp, trợ giúp các DNKNST và các đề án hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp với nhiều ưu đãi…nhằm tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới.
1.2.4.1. Xây dựng chiến lược khởi nghiệp quốc gia
Chiến lược khởi nghiệp quốc gia là một chương trình được lên kế hoạch thực hiện trong chuỗi giá trị giúp DNKNST hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn.
Tùy vào thế mạnh riêng, mỗi quốc gia và địa phương chọn cho mình những lĩnh vực ưu tiên phù hợp, sau đó Nhà nước sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp hoạt động hiệu quả.
24 1.2.4.2. Tối ưu hóa môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý cần hướng đến nâng cao tinh thần khởi nghiệp của các cá nhân trong xã hội nhằm thực hiện những ý tưởng kinh doanh mới trên cơ sở chấp nhận rủi ro có thể tính toán được. Nội dung chính sách đưa ra các giải pháp tối ưu hóa môi trường pháp lý về khởi nghiệp của một quốc gia, cụ thể: (i) Rà soát các yêu cầu pháp lý khởi nghiệp; (ii) Giảm thiểu rào cản pháp lý cho doanh nghiệp khởi nghiệp; (iii) Xây dựng niềm tin cho doanh nghiệp khởi nghiệp về môi trường pháp lý; và (iv) Hướng dẫn các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
1.2.4.3. Tăng cường giáo dục tinh thần khởi nghiệp và phát triển các kỹ năng
Trọng tâm của kỹ năng khởi nghiệp bao gồm kỹ năng mềm và các năng lực chuyên môn cần có như kiến thức cơ bản về khởi nghiệp, kế hoạch kinh doanh, năng lực tài chính và kỹ năng quản lý. Chính sách và các chương trình giáo dục khởi nghiệp hiệu quả tập trung vào phát triển năng lực kinh doanh và kỹ năng cần thiết trong các điều kiện công việc cụ thể nhằm nâng cao năng lực khởi nghiệp và phát triển văn hóa khởi nghiệp trong xã hội.
1.2.4.4. Tạo điều kiện trao đổi và đổi mới công nghệ
Khởi nghiệp và công nghệ luôn hỗ trợ lẫn nhau. Tại các nước đang phát triển, cả hai yếu tố này đều quan trọng tùy vào mức độ phát triển kinh tế, tỷ lệ ứng dụng công nghệ và khả năng đổi mới của doanh nghiệp. Các quốc gia có thể áp dụng các giải pháp như: (i) Hỗ trợ phát triển công nghệ thông tin và truyền thông cho khu vực tư nhân; (ii) Tăng cường mạng lưới liên kết, cụm công ty, cụm ngành nhằm phổ biến công nghệ và đổi mới; (iii) Xây dựng cầu nối giữa cơ quan nhà nước, viện nghiên cứu, các trường đại học và khu vực tư nhân; và (iv) Hỗ trợ khởi nghiệp công nghệ cao.
25 1.2.4.5. Hỗ trợ tiếp cận tài chính
Các giải pháp hỗ trợ khởi nghiệp tiếp cận tài chính như: (i) Tăng cường tiếp cận với các dịch vụ tài chính; (ii) Đẩy mạnh tài trợ cho đổi mới công nghệ;
(iii) Nâng cao năng lực cho các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính để phục vụ khởi nghiệp; và (iv) Cung cấp các chương trình đào tạo về tài chính cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.
1.2.4.6. Nâng cao nhận thức về khởi nghiệp và thiết lập các cụm liên kết, cụm ngành công nghiệp, các hiệp hội hỗ trợ
Các quốc gia có thể áp dụng các giải pháp cụ thể như: (i) Nâng cao hiểu biết cộng đồng về giá trị của khởi nghiệp và giải quyết những thành kiến tiêu cực trong nhận thức xã hội, (ii) Nâng cao nhận thức cộng đồng về các cơ hội khởi nghiệp; và (iii) Khuyến khích các sáng kiến trong khu vực tư nhân và tăng cường mạng lưới giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp.
26 Kết luận chương 1
Trong thời đại của nền cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra manh mẽ, việc thực hiện chính sách hỗ trợ DNKNST có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mang tầm nhìn chiến lược đối với nền kinh tế của một quốc gia. Trong chương 1, luận văn trình bày những vấn cơ bản và khoa học có liên quan đến DNKNST như đặc điểm, vai trò của DNKNST, và đặc biệt luận văn đưa ra những khác biệt giữa DNKNST và DNVVN. Đồng thời trong chương 1 tác giả đưa ra cơ sở lý luận về việc thực hiện chính sách hỗ trợ DNKNST cũng như nội dung của chính sách. Qua tìm hiểu lý luận chung về thực hiện chính sách hỗ trợ DNKNST, tác giả thấy cần đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện chính sách hỗ trợ DNKNST trên địa bàn cả nước theo hướng linh động, mạnh mẽ và quyết liệt hơn nữa, và cần sự kết hợp giữa nhà nước và khu vực doanh nghiệp tư nhân, nhằm hỗ trợ tốt hơn, làm bệ phóng tốt hơn cho các DNKNST vươn tầm thế giới. Nhà nước cần xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp và vườn ươm các DNKNST với mục tiêu thúc đẩy một quốc gia khởi nghiệp, mỗi một trường đại học là một vườn ươm doanh nghiệp. Với tiềm năng hiện có, nếu có những bước đi phù hợp để thực hiện tốt chính sách hỗ trợ DNKNST sẽ là bước đi có giá trị đột phá cho nền kinh tế, hệ sinh thái khởi nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung sẽ tạo được những thành tích ấn tượng.
Những vấn đề lý luận trên đây là cơ sở cho việc đánh giá thực trạng, vai trò của việc thực hiện chính sách hỗ trợ DNKNST. Từ đó đề ra phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách hỗ trợ DNKNST tại Việt Nam hiện nay.
27
THỰCTRẠNGVIỆCTHỰCHIỆNCHÍNHSÁCHHỖ
TRỢDOANHNGHIỆPKHỞINGHIỆPSÁNGTẠOỞVIỆTNAM