Vai trò của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 39 - 43)

Các DNKNST ngày càng có đóng góp quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế. Các DN này đóng góp vào sự gia tăng thu nhập quốc dân của các nước trên thế giới, bình quân chiếm khoảng 52% GDP của mỗi nước. Theo đánh giá tại Viện Nghiên cứu quản lý TW, thì hiện nay tại Việt Nam sự đóng góp của các DNKNST chiếm khoảng 24% GDP.[20]

Ngoài ra, các DNKNST cũng có đóng góp lớn về giải quyết việc làm tại chỗ cho lực lượng lao động. Với sự phát triển và khát khao vươn tầm ra thị trường toàn cầu các DNKNST không chỉ sử dụng lao động trong nước, mà còn có xu hướng tìm kiếm nhân sự ở nước ngoài để mở rộng lao động. Sự quan tâm của các DNKNST đối với việc tuyển dụng lao động ở nước ngoài cho thấy thị trường lao động ngày càng toàn cầu hóa. Điều này tạo cơ hội lớn về việc làm cho đội ngũ lao động có trình độ chất lượng cao. Chính điều này mà các DNKNST tạo ra nhiều cơ hội việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh

38

tế, qua đó góp phần giải quyết các vấn đề xã hội mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư.

2.2.2. Đóng góp về thu hút đầu tư phát triển kinh tế

Theo Báo cáo Khởi nghiệp thường niên của Topica Founder Institute (TFI) năm 2017 DNKNST Việt Nam thu hút 291 triệu USD, số lượng các thương vụ nhận đầu tư là 92, tăng gần gấp đôi so với năm 2016. Sáu DNKNST được rót vốn nhiều nhất, chiếm đến 198 triệu USD là Foody (82% cổ phần của startup này được Sea Group mua lại với 64 triệu USD); Tiki (gọi vốn vòng series C từ JD.com trị giá 54 triệu USD); một DNKNST không tiết lộ nhận 20 triệu USD từ TNB Ventures và Vntrip (gọi vốn vòng series B từ Hendale Captital 10 triệu USD). Bên cạnh đó, Sea cũng mua lại hai DNKNST fintech và logistic không được tiết lộ với giá 50 triệu USD. Các DNKNST lĩnh vực thương mại điện tử dẫn đầu số lượng gọi vốn với 21 thương vụ, đạt xấp xỉ 83 triệu USD. Theo sau là các lĩnh vực công nghệ ẩm thực, fintech, truyền thông, vận tải và du lịch trực tuyến.

Cũng trong năm 2017, lần đầu tiên hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam ghi nhận số lượng nhà đầu tư thiên thần nội và các quỹ trong nước “vượt mặt”

quỹ ngoại về số các thương vụ rót vốn. Sự vươn lên của các quỹ nội như VIISA, ESP, VSV, 500 Startups Vietnam và chương trình Shark Tank- Thương vụ bạc tỷ cũng chốt được 49 vụ đầu tư vào các DNKNST giai đoạn đầu. Tuy vậy, trị giá các phi vụ từ nhà đầu tư nội chỉ đạt 46 triệu USD, trong khi con số tương tự của các nhà đầu tư ngoại là 245 triệu USD.[21].

Hình 1.2: Số thương vụ đầu tư trong giai đoạn 2011-2017

39

Nguồn: Báo cáo Khởi nghiệp thường niên của Topica Founder Institute (TFI) năm 2017

Năm 2017 đánh dấu một năm sôi động cho cộng đồng DNKNST Việt không chỉ về số lượng mà trên hết là về chất lượng kiến thức, sức ảnh hưởng và tốc độ tăng trưởng so với cộng đồng toàn cầu.

Bước sang năm 2018, các DNKN sẽ tập trung các lĩnh vực công nghệ tài chính, công nghệ lữ hành, trí tuệ nhân tạo/chatbot, Internet vạn vật, chăm sóc sức khoẻ và tập hợp dữ liệu lớn theo xu hướng phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

2.2.3. Thúc đẩy phong trào khởi nghiệp quốc gia

Theo nghiên cứu của tập Đoàn Amway phối hợp cùng trường đại học Technische Universitat Munchen (TUM), công ty nghiên cứu thị trường Gesellschaft fuer Konsumforschung (GfK), thực hiện năm 2017 cho thấy: Việt Nam dẫn đầu thế giới về tinh thần khởi nghiệp, đứng thứ 2 về thái độ tích cực với khởi nghiệp. Cụ thể, 91% người Việt được khảo sát cho biết họ xem chuyện bắt đầu một công việc kinh doanh mới như một cơ hội nghề nghiệp đáng ao ước. 95% có thái độ tích cực với tinh thần khởi nghiệp, làm chủ. Tỷ lệ người

10

24 25 28

67

50

92

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Số thương vụ giá trị và giá trị giao dịch Giá trị (triệu đô) 137, 205, 291

Số thương vụ giá trị và giá trị giao dịch Giá trị (triệu đô) 137, 205, 291

40

Việt có thái độ thích cực với khởi nghiệp cao hơn mức trung bình thế giới, vốn chỉ dừng lại ở 77%.

Bên cạnh đó, 96% người Việt được khảo sát cũng cho rằng họ hoàn toàn cảm thấy thoải mái với việc tìm kiếm và thu hút khách hàng tiềm năng. 76%

người Việt muốn khởi nghiệp “để được độc lập trong kinh doanh và tự chủ trong công việc kinh doanh của mình [22].

Thực tiễn cho thấy từ năm 2016 trở lại đây, tinh thần doanh nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Những vườn ươm doanh nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp được phát triển mạnh mẽ đem lại sức nóng cho giới trẻ đặc biệt là các bạn trẻ là sinh viên. Nhiều cuộc thi được mở ra dành cho sinh viên hướng tới tinh thần doanh nhân giúp các em xây dựng ý tưởng, kế hoạch kinh doanh của mình cũng như cách phát triển các ý tưởng phù hợp trong một bối cảnh thương mại. Các sinh viên từ năm thứ hai trở đi cũng được khuyến khích có dự án kinh doanh riêng, tự mở công ty, khởi nghiệp…Tất cả điều đó giúp học sinh, sinh viên tại không còn lạ lẫm với thế giới doanh nghiệp sau này.

2.2.4. Thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế công nghệ 4.0

Thị trường Việt Nam đang ở tâm điểm của khu vực phát triển mạnh về công nghệ Internet và thị trường cho DNKNST. Vai trò của nền kinh tế công nghệ đang đóng góp ngày càng lớn trong cơ cấu kinh tế khu vực. Báo cáo GSMA 2017 cho biết công nghệ và dịch vụ mobile đóng góp 1.300 tỷ USD trong năm 2016 ở châu Á - Thái Bình Dương (tương đương 5,2% GDP) và con số này đang tiếp tục tăng mạnh, đặc biệt sôi động ở Đông Nam Á và tại Việt Nam.[23]

Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để bắt kịp sự phát triển của các quốc gia trên thế giới từ cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Các DNKNST của Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật phát triển của cuộc cách mạng công

41

nghệ lần thứ 4. Các DNKNST có vai trò đóng góp sự phát triển kinh tế đất nước đặc biệt là nền kinh tế công nghệ 4.0.

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)