2.3.1. Thực trạng việc thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
2.3.1.1. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Với tinh thần Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp, trong những năm qua, Chính phủ đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, đặc biệt là DNKNST. Tùy vào từng trường hợp mà các hỗ trợ liên quan đến thủ tục pháp lý, mặt bằng sản xuất, văn phòng làm việc, công nghệ, đào tạo nhân lực, bảo lãnh tín dụng, tiếp nhận vốn từ các quỹ đầu tư, thị trường tiêu thụ, xúc tiến thương mại, kết nối đối tác, thuế thu nhập doanh nghiệp... Các hỗ trợ này được củng cố thêm trong Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quốc hội thông qua và có hiệu lực vào ngày 1/1/2018.
Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách quan trọng, trong đó gần đây là Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020, đặt mục tiêu tới năm 2020 Việt Nam có 1 triệu doanh nghiệp (hiện nay mới có trên 500.000 doanh nghiệp).
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/05/2016 về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” hướng tới cá nhân, nhóm cá nhân có dự án khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới; doanh nghiệp khởi nghiệp có thời gian hoạt động không quá 5 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu; tổ chức cung cấp dịch vụ, cơ sở vật
42
chất - kỹ thuật, đầu tư, truyền thông cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hoạt động hiệu quả, đáp ứng các tiêu chí của Đề án.
Ngoài đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Chính phủ còn nhiều các giải pháp, chính sách trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp khác và đã triển khai thường xuyên và rầm rộ các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo và đổi mới sáng tạo như Chương trình Đối tác Đổi mới Sáng tạo Việt Nam - Phần Lan, Dự án đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo thông qua nghiên cứu, khoa học và công nghệ, Dự án xây dựng chính sách đổi mới và phát triển các cơ sở ươm tạo Doanh nghiệp...; và các sự kiện cho khởi nghiệp Techfest, Demoday, HatchFair,Venture Cup, StartupWeekend, Startup Fair Danang…
Các văn bản chính sách cấp trung ương và địa phương, đưa ra các định hướng, mục tiêu và giải pháp cơ bản về hỗ trợ, phát triển DNKNST trong phạm vi toàn quốc và từng địa phương. Các chính sách này không có giá trị áp dụng bắt buộc (không phải quy phạm pháp luật) nhưng lại tạo cơ sở để thúc đẩy các cơ quan có thẩm quyền triển khai các hoạt động thực tế.
Cụ thể, các chính sách về hỗ trợ DNKNST ở Việt Nam bao gồm:
- Quyết định số 844/QĐ-TTg ban hành ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (sau đây gọi là Đề án 844). Đây là văn bản chính sách đầu tiên, bao quát nhất và là nền tảng về chính sách hỗ trợ đối với DNKNST của Việt Nam. Đề án được xây dựng và chủ trì triển khai thực hiện bởi Bộ Khoa học và Công nghệ, có phạm vi bao trùm toàn quốc;
- Quyết định 171/QĐ-BKHCN ngày 7/2/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt danh mục nhiệm vụ đặt hàng thuộc Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025” bắt đầu thực hiện từ năm 2017 và Quyết định 3362/QĐ-BKHCN về việc ban hành quy định tạm thời xử
43
lý hồ sơ tham gia Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025”. Đây là 02 văn bản cấp Bộ nhằm triển khai Đề án hỗ trợ DNKNST thông qua kênh đề tài, đề án, dự án khoa học và công nghệ cấp quốc gia (nhiệm vụ hàng năm) thuộc phạm vi quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Các Nghị quyết của các Hội đồng nhân dân tỉnh, các Quyết định, Kế hoạch, Chương trình của Ủy ban nhân dân tỉnh về khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Phần lớn các văn bản này được ban hành trong năm 2017, thực hiện Quyết định số 844/QĐ-TTg. Tính tới 10/2017, đã có 22 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có văn bản chính sách về vấn đề này.
- Ngoài ra, còn có một số Đề án khác mà Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn có liên quan tới khởi nghiệp. Các Đề án này không có liên hệ nào với Đề án 844 và mục tiêu đặt ra là tăng hiểu biết và hỗ trợ để các nhóm đối tượng liên quan khởi sự kinh doanh (không nhất thiết gắn với sáng tạo). Tuy nhiên do tính bao trùm về phạm vi, các hỗ trợ trong các Đề án này cũng có thể được sử dụng một phần cho khởi nghiệp sáng tạo:
+ Quyết định 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”. Đây là Đề án do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, không có liên hệ nào với Đề án 844.
+ Quyết định 939/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 – 2025”
Ngoài các chính sách trên, Chính phủ còn nhiều các giải pháp, chính sách trọng tâm hỗ trợ DNKNST khác và đã triển khai chúng thường xuyên và rầm rộ các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo và đổi mới sáng tạo như:
Chương trình đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan, dự án đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo thông qua nghiên cứu, khoa học và công nghệ, Dự án xây
44
dựng chính sách đổi mới và phát triển các cơ sở ươm tạo DNKNST…; và các sự kiện cho khởi nghiệp Techfest, Demoday, HatchFair…
2.3.1.2. Các văn bản hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật hỗ trợ về DNKNST là một trong các mục tiêu chính sách về DNKNST nêu trong Đề án 844. Thực hiện mục tiêu này, chế định về DNKNST đã lần đầu tiên được hình thành trong Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (Luật SME), thông qua 6/2017, có hiệu lực từ 1/1/2018.
Tiếp sau Luật này, hiện các cơ quan liên quan đang triển khai xây dựng 04 Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật này, dự kiến sẽ được thông qua trước ngày 1/1/2018 để có hiệu lực cùng thời điểm với Luật SME. Cụ thể, các Dự thảo Nghị định này bao gồm:
Thứ nhất, Nghị định hướng dẫn một số Điều của Luật SME (là Nghị định hướng dẫn chung về phần lớn các nội dung cần hướng dẫn trong Luật SME)
Thứ hai, Nghị định hướng dẫn về đầu tư khởi nghiệp sáng tạo
Thứ ba, Nghị định hướng dẫn về Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME).
Thứ tư, Nghị định hướng dẫn về Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho SME vay vốn tại tổ chức tín dụng
Khác với Đề án 844, các văn bản pháp luật liên quan tới DNKNST hiện nay đều phần lớn không phải là văn bản riêng về DNKNST mà là về hỗ trợ SME và DNKNST được đề cập tới với tính chất là một nhóm SME đặc thù.
Theo Luật SME, các DNKNST đáp ứng các tiêu chí liên quan có thể được hưởng hỗ trợ thuộc các nhóm sau:
- Nhóm các hỗ trợ dành riêng cho startup (06 biện pháp):
45
+ Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ; hỗ trợ sử dụng trang thiết bị tại cơ sở kỹ thuật; hỗ trợ tham gia cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung; hướng dẫn thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm mới, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới;
+ Hỗ trợ đào tạo, huấn luyện chuyên sâu về xây dựng, phát triển sản phẩm; thu hút đầu tư; tư vấn về sở hữu trí tuệ; thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng;
+ Hỗ trợ thông tin, truyền thông, xúc tiến thương mại, kết nối mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo, thu hút đầu tư từ các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo;
+ Hỗ trợ thực hiện thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ;
+ Cấp bù lãi suất thông qua các tổ chức tín dụng (tùy quyết định của Chính phủ từng thời kỳ)
+ Hỗ trợ cho đầu tư vào DNKNST
- Nhóm các hỗ trợ chung cho các SME, trong đó có các DNKNST đáp ứng điều kiện (07 biện pháp)
+ Hỗ trợ tiếp cận tín dụng, Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa
+ Hỗ trợ thuế, kế toán + Hỗ trợ mặt bằng sản xuất
+ Hỗ trợ công nghệ; hỗ trợ cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung
+ Hỗ trợ mở rộng thị trường
+ Hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý + Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực
46
2.3.2. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
2.3.2.1. Cải thiện môi trường kinh doanh, gia nhập thị trường cho doanh nghiệp
Nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là điểm đáng ghi nhận trong thời gian qua. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh đã tích cực thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển. Chính phủ đã ban hành 50 nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh theo Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp, trong đó tập trung cắt giảm nhiều thủ tục, giấy phép, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Một số lĩnh vực được cải thiện rõ rệt về thủ tục hành chính. Điển hình là:
Thứ nhất, thủ tục về thuế và hải quan đã được đẩy mạnh thông qua việc áp dụng hiện đại hoá, giảm thủ tục, thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Hệ thống khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử đã được triển khai tại 63 Cục thuế và 100%
chi cục thuế trực thuộc. Doanh nghiệp kê khai điện tử đạt tỷ lệ 99,64 % và được hỗ trợ nộp thuế xuất nhập khẩu bằng phương thức điện tử. Số thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực thuế năm 2016 đã giảm 85 thủ tục so với 2015.[24]
Thứ hai, cơ chế một cửa quốc gia của Việt Nam đã kết nối kỹ thuật thành công với 04 nước ASEAN (Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore) để trao đổi Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D cho hàng hóa xuất khẩu có xuất xứ ASEAN.
Cơ chế một cửa quốc gia đã kết nối chính thức với 11/14 Bộ. Ngoài thủ tục thông quan hàng hóa (Bộ Tài chính), 37 thủ tục hành chính của 09 Bộ còn lại đã được thực hiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia. Tổng số bộ hồ sơ hành chính đã được xử lý trên cổng là 264 nghìn bộ hồ sơ, với sự tham gia của hơn tám nghìn hai tram doanh nghiệp.
Thứ ba, đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đã được đưa vào vận hành, đáp ứng yêu cầu dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, góp phần giảm thời gian, chi
47
phí thành lập doanh nghiệp và xây dựng một hệ thống đăng ký kinh doanh minh bạch, hạn chế tối đa tiêu cực có thể phát sinh từ sự can thiệp của con người. Trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, hiện có 95/115 quy trình đạt tiêu chuẩn dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Tỷ lệ hồ sơ được chấp thuận ngay lần đầu tiên đạt gần 86%, tỷ lệ hồ sơ trả kết quả đúng hẹn đạt gần 90%.[25]
2.3.2.2. Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp
Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của DNKNST trên cổng Thông tin điện tử Chính phủ (tại địa chỉ http://doanhnghiep.chinhphu.vn) do Văn phòng Chính phủ điều hành đã tiếp nhận tổng cộng 586 phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp, trong đó, Văn phòng Chính phủ đã phân loại, chuyển 489 phản ánh, kiến nghị tới các Bộ ngành, địa phương để xem xét, xử lý theo thẩm quyền. Đến nay, đã có 372 phản ánh, kiến nghị đã được các Bộ ngành, địa phương xử lý và trả lời doanh nghiệp, đạt tỷ lệ 76,1%. Đối với 97 phản ánh, kiến nghị còn lại thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ hoặc phải giải quyết theo quy trình khiếu nại, tố cáo cũng đã được Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ giải quyết, cũng như xử lý theo quy trình khiếu nại, tố cáo theo quy định. Các địa phương thành lập, công khai đường dây nóng, hỏi đáp trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, thành phố để tiếp nhận và giải đáp khó khăn của doanh nghiệp. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đã tổ chức đối thoại, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; thành lập và công khai đường dây nóng, hỏi đáp trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, thành phố để tiếp nhận phản ánh và hướng dẫn, giải đáp cho doanh nghiệp. Nhiều địa phương triển khai nhiều sáng kiến trong đối thoại với doanh nghiệp như cà phê doanh nhân (Quảng Ninh, Trà Vinh, An Giang, Sóc Trăng…), khởi nghiệp doanh nhân (Kon Tum), mô hình Bác sỹ doanh nghiệp (Bắc Ninh); thành lập Tổ điều hành thực hiện Nghị quyết 35 (Bà Rịa-Vũng Tàu), Tổ tư vấn, hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp và phát triển doanh nghiệp (Trà Vinh), Tổ công tác hỗ trợ doanh nghiệp…[24]
48
Các Bộ, ngành và địa phương đã ban hành Chương trình hành động cụ thể và tổ chức triển khai thực hiện. 63/63 tỉnh, thành phố đã ký cam kết với VCCI về tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp. Một số địa phương có sự vào cuộc trực tiếp của người đứng đầu, đem lại những chuyển biến, đóng góp tích cực đến sự phát triển của doanh nghiệp trên địa bàn, điển hình là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Đồng Tháp... Một số địa phương đã ban hành chương trình khởi nghiệp (Long An), thành lập Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (An Giang), thành lập Tổ công tác hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Quảng Nam), kế hoạch hỗ trợ, khuyến khích khởi nghiệp (Vĩnh Phúc, Đồng Tháp)…Với sự nỗ lực, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP cùng hàng loạt các giải pháp đồng bộ khác, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam thời gian qua đã được cải thiện đáng kể, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới năm 2016, Việt Nam đứng thứ 82/190 quốc gia, tăng 9 bậc về chỉ số môi trường kinh doanh (từ vị trí 91/189 lên 82/190) với 5 chỉ số tăng hạng. Theo khảo sát của JETRO, Việt Nam tiếp tục là địa điểm đầu tư quan trọng của doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam, trên 66% doanh nghiệp có xu hướng “mở rộng hoạt động kinh doanh” tại Việt Nam. Đây là tỉ lệ cao so với các quốc gia khác.
Việt Nam nổi bật với việc cải thiện lớn về môi trường kinh doanh, có 36% doanh nghiệp Mỹ được khảo sát dự định mở rộng kinh doanh tại Việt Nam (so với 48% ở Indonesia, 21% ở Thái Lan, 19%của Malaysia).[26]
2.3.3. Đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
2.3.3.1. Đánh giá về mục tiêu chính sách
Rà soát nội dung văn bản liên quan cho thấy các chính sách ở trung ương và địa phương liên quan tới DNKNST, có thể thấy duy nhất có Quyết định 844 đặt ra các mục tiêu định lượng cụ thể về phát triển DNKNST Việt Nam. Tuy nhiên, tương tự như các Đề án khác, các mục tiêu này chỉ mang tính định hướng,
49
không ràng buộc trách nhiệm của bất kỳ cơ quan, tổ chức nào, cũng không có biện pháp xử lý nào trong trường hợp không đạt được mục tiêu.
Bảng 1.2: Các mục tiêu chính sách phát triển DNKNST của Việt Nam
Loại Mục tiêu
Pháp luật Hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo Thông tin Thiết lập được Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng
tạo quốc gia Số lượng dự án
được hỗ trợ
Giai đoạn đầu (không rõ mốc): 800 dự án Giai đoạn 2 (2025): 2000 dự án
Số lượng doanh nghiệp được hỗ
trợ
Giai đoạn đầu (không rõ mốc): 200 doanh nghiệp, trong đó 50 doanh nghiệp gọi vốn thành công, tổng giá trị 1000 tỷ đồng
Giai đoạn 2 (2025): 600 doanh nghiệp, trong đó 100 doanh nghiệp gọi vốn thành công, tổng giá trị 2000 tỷ đồng
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Đề án 844
Nhìn chung các văn bản chính sách về DNKNST đều nhắc đến các biện pháp hỗ trợ thuộc 09 nhóm chính.
Về phạm vi, có những nội dung chỉ đề cập trong Đề án 844 do là vấn đề thuộc phạm vi thẩm quyền của trung ương (ví dụ các vấn đề về ưu đãi thuế), có những vấn đề về chi tiết mang tính thủ tục, thường chỉ nêu trong chính sách của các địa phương (ví dụ cải cách hành chính, tư vấn hỗ trợ về thủ tục).
Về tính chi tiết, văn bản cấp địa phương mang tính hướng dẫn nên có nhiều biện pháp cụ thể hơn Đề án 844, tuy nhiên cũng có trường hợp văn bản cấp địa phương chỉ đơn thuần là lựa chọn và nhắc lại một số nội dung của Đề án 844.
Về nội dung, các nhóm hỗ trợ được đề cập trong Đề án 844 cũng như ở các địa phương gần tương tự với các biện pháp hỗ trợ DNKNST mà nhiều nước