Nhận diện được các vấn đề của các DNKNST, Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ, can thiệp để giúp đỡ các DNKNST. Qua đó, thúc đẩy sự phát triển của các DNKNST, các biện pháp hỗ trợ mà các Chính phủ đã hoặc đang thực hiện đều tập trung vào việc giúp giải quyết hoặc xử lý các vướng mắc, khó khăn, hạn chế của DNKNST.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách khởi nghiệp tại Việt Nam, cụ thể:
3.2.1. Hoàn thiện chính sách, môi trường pháp lý
Hoàn thiện việc xây dựng chiến lược khởi nghiệp quốc gia: Tùy vào thế mạnh riêng, mỗi quốc gia và địa phương chọn cho mình những lĩnh vực ưu tiên phù hợp, sau đó Nhà nước sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp hoạt động hiệu quả. Nhà nước cần nghiên cứu kỹ để có thể đưa ra một chiến lược quốc gia hỗ trợ tích cực cho hoạt động khởi nghiệp, phù hợp với các chính sách khác của quốc gia cũng như chính sách quốc tế, đồng thời vẫn chú trọng vào các lĩnh vực, ngành mục tiêu khởi nghiệp.
Chiến lược khởi nghiệp quốc gia phải được thực hiện mạnh mẽ, nơi bắt đầu là từ các trường đại học, để trong một tương lai rất ngắn chúng ta sẽ có một thành phố khởi nghiệp và sau một thời gian ngắn, chúng ta sẽ trở thành một quốc gia khởi nghiệp.
Cải thiện môi trường kinh doanh là điều kiện vô cùng quan trọng để hỗ trợ các DNKNST trong chiến lược khởi nghiệp quốc gia. Cải thiện môi trường kinh doanh giúp DNKNST thành công trong hội nhập kinh tế trước những cạnh tranh gay gắt hiện nay. Điều này đảm bảo cho việc phát triển các thị trường yếu
61
tố sản xuất một cách lành mạnh, linh hoạt, giảm thiểu chi phí giao dịch, nhất là đối với thị trường bất động sản, thị trường tài chính...
Tối ưu hóa môi trường pháp lý: Qua nghiên cứu kinh nghiệm của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Pháp và một số nước phát triển khác, tác giả rút ra những bài học cho Việt Nam về tạo lập cơ chế, chính sách hỗ trợ DNKNST như: Cần có nhận thức đầy đủ, quan điểm toàn diện, coi trọng vai trò và vị trí của DNKNST trong phát triển kinh tế - xã hội; Đồng thời, hoàn thiện xây dựng thể chế, chính sách cho DNKNST, sớm hoàn thiện, cụ thể hóa hơn về DNKNST trong Luật DNNVV; Xây dựng chính sách hỗ trợ DNKNST một cách toàn diện, có sự tham gia của các tổ chức tài chính, ngân hàng và các cơ quan nhà nước.
Song song với với ban hành hệ thống chính sách hỗ trợ, cần sớm thiết lập hệ thống (cơ quan, tổ chức) để triển khai và thực thi cơ chế chính sách này;
Hỗ trợ xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ cho DNKNST, nâng cao việc chỉ đạo và dịch vụ công của Chính phủ dành cho các DNKNST. Đặc biệt, tăng cường vai trò của Nhà nước trong xây dựng quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa các DNKNST với các DN lớn và các quỹ đầu tư mạo hiểm.
Cần đánh giá lại toàn diện hoạt động của khu vực DNKNST; tạo một khí thế mới cho cộng đồng DNKNST trên cơ sở các cam kết của Chính phủ về việc minh bạch hoá, công bằng hoá sự phát triển kinh tế nói chung. Đặc biệt, phát huy hơn nữa vai trò của DN tư nhân, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, bảo hộ quyền sở hữu tài sản hợp pháp, tuân thủ các nguyên tắc và thông lệ quốc tế.
Nhà nước có thể thực hiện các biện pháp giảm thuế, thay đổi cách tính thuế GTGT. Cụ thể, Nhà nước cần giảm thuế hoặc không đánh thuế từ 1-3 năm từ khi thành lập doanh nghiệp, thuế doanh nghiệp và khu vực tư nhân được giảm thấp hơn, và ưu đãi về thuế. Đồng thời, cần đơn giản hóa thủ tục nhà nước,
62
loại bỏ tính quan liêu. Cụ thể, Nhà nước cần tổ chức lại hệ thống hành chính, quản lý tài chính liên quan đến công quỹ, và đơn giản hóa thủ tục thành lập/đóng cửa doanh nghiệp. Khung pháp lý mới cũng cần đặt ra cho các doanh nghiệp khởi nghiệp thúc đẩy cơ hội tái khởi động sau khi doanh nghiệp phá sản, đẩy nhanh thủ tục phá sản, đẩy mạnh hệ thống phòng ngừa phá sản. Nhà nước cũng cần đề cao yếu tố minh bạch trong hoạt động hỗ trợ DNKNST như: xoá bỏ tham nhũng, số liệu được chính phủ công bố, chia sẻ thông tin sớm.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách hỗ trợ; cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Trong đó, đặc biệt chú ý:
- Đẩy mạnh việc sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản không còn phù hợp, xây dựng bộ máy quản lý nhà nước trong sạch; Nâng cao trình độ nắm vững và thi hành pháp luật của đội ngũ công chức quản lý nhà nước có liên quan trực tiếp đối với DNKNST; Thay đổi tư duy quản lý sang trách nhiệm phục vụ, hướng dẫn DNKNST phát triển, giảm sự nhũng nhiễu, thờ ơ, thiếu trách nhiệm của công chức, đảm bảo cho các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương thực sự là chỗ dựa vững chắc, là người trợ giúp thật hiệu quả đối với DNKNST.
- Có những tiêu chí để phân loại, đánh giá hoạt động của DNKNST cụ thể rõ ràng, tránh đánh giá chung, phân biệt rõ thế nào là DNKNST. Đồng thời, có chiến lược ưu tiên tháo gỡ khó khăn, xây dựng những nhân tố nòng cốt, nhằm tôn vinh và nhân rộng các điển hình tiên tiến; Tạo môi trường để các DNKNST Việt Nam tăng cường liên kết với nhau, khích lệ họ có niềm tin và sự cống hiến hết mình vì một đất nước Việt Nam thịnh vượng.
- Tăng cường xúc tiến thương mại và quản lý thị trường; Có cơ chế để đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hoá dịch vụ và đầu tư vào các nước đã ký các hiệp định thương mại và đầu tư; Loại bỏ những rào cản gây ảnh hưởng tiêu cực
63
đến sự tham gia hiệu quả các chuỗi giá trị toàn cầu, kể cả việc xuất khẩu lao động.
Cần có chính sách tăng cường giáo dục tinh thần khởi nghiệp và phát triển các kỹ năng: Hiện nay, môi trường khởi nghiệp Việt Nam còn quá trẻ so với thế giới nhưng có nhiều tiềm năng để khởi dậy tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ. Nhà nước cần quan tâm đến các chính sách đẩy mạnh giáo dục như: tài trợ các chương trình đào tạo khởi nghiệp, đào tạo miễn phí trong ngành lên kế hoạch kinh doanh, đào tạo sau đại học về khởi nghiệp, học vị Thạc sĩ. Ngoài ra, cần thay đổi hệ thống giáo dục, các biện pháp giáo dục, thay đổi tổ chức các trường đại học và toàn bộ hệ thống trường trung học, nâng cao kiến thức khởi nghiệp. Cải cách hệ thống giáo dục từ phổ thông đến đại học theo hướng gắn với giáo dục – đào tạo với hoạt động thực tiễn, đề cao tinh thần làm chủ, thúc đẩy văn hóa khởi nghiệp là điều kiện tiên quyết để bản thân mỗi người hình thành ý chí tự thân lập nghiệp.
Cần chuẩn bị nguồn nhân lực cho khởi nghiệp sáng tạo bền vững từ trường phổ thông thông qua giáo dục khởi nghiệp. Cần đưa chương trình giáo dục khởi nghiệp vào giảng dạy trong các chương trình học trung học phổ thông, đặc biệt là trong giáo dục cao đẳng, đại học. Gần đây, một số trường đại học đã thiết kế, giảng dạy các bộ môn liên quan đến giáo dục khởi nghiệp, giúp cho sinh viên nắm bắt cơ hôi khởi nghiệp và quản lý điều hành DNKNST. Cải cách hệ thống đào tạo, đặc biệt là đào tạo khởi nghiệp tại các trường, các trung tâm đào tạo…, mời những nhà DN nổi tiếng, các doanh nhân trẻ giảng dạy, để chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức để đem đến những bài học quý cho những doanh nhân tương lai khi bắt đầu khởi nghiệp.
Hệ thống giáo dục cũng phải có những chuyển biến mạnh về mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo, giảng dạy để giảm thiểu tinh thần học để làm
“thầy”, làm “quan”; tăng cường các hoạt động hướng nghiệp để học sinh ra
64
trường biết chọn hướng đi thích hợp với khả năng của mình; khơi gợi khả năng sáng tạo thay vì cách học nhồi sọ, một chiều như hiện tại vốn chỉ tạo ra những con người thụ động, phục tùng và ỷ lại vào người khác... Có thể nói, hệ thống giáo dục là một trong những mắt xích quan trọng nhất trong hệ thống các yếu tố nuôi dưỡng và thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp hiện đang là điểm rất yếu ở Việt Nam.
Cần có chính sách tạo điều kiện trao đổi và đổi mới công nghệ: Để có một hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ cao, Nhà nước cần nâng cao cơ sở hạ tầng trực tuyến và trực tiếp như tạo ra các cơ chế để tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp, xây dựng nền tảng cho việc tìm kiếm đối tác, nền tảng giao kết và các sự kiện, cổng thông tin ảo. Bên cạnh đó, cũng cần xây dựng cơ sở dữ liệu của bên yêu cầu, tạo lập các vườn ươm doanh nghiệp có chất lượng, đầu tư các khu công nghệ cao, không gian công cộng cho mạng lưới liên kết và làm việc nhóm; cần tăng cường trao đổi kiến thức và chia sẻ bằng cách tăng cường hợp tác giữa các tổ chức giáo dục và khởi nghiệp, viện nghiên cứu và khu công nghiệp, chuyển giao và đổi mới công nghệ trong môi trường kinh doanh, chia sẻ và hợp tác với các doanh nghiệp khởi nghiệp nước ngoài.
Thiết lập quan hệ đối tác giữa Nhà nước và DNKNST để làm chủ công nghệ trong các mảng kinh tế - xã hội chiến lược. Trong giai đoạn toàn cầu hóa mạnh hiện nay, quan hệ giữa Chính phủ và DNKNST nên được đẩy mạnh lên thành quan hệ đối tác. Bởi, chính DNKNST là những đầu mối có thể tiếp cận nhanh nhất các thành tựu phát triển toàn cầu và vì thế có thể mang những thành tựu đó phát triển lên, làm chủ công nghệ để đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
Chính phủ cần tiến hành các biện pháp thúc đẩy nhanh việc triển khai Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia và hoạt động của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, hướng vào các hoạt động phục vụ các lĩnh vực nông nghiệp
65
công nghệ cao và công nghiệp phụ trợ nhằm hỗ trợ tốt nhất về môi trường công nghệ cho DNKNST.
3.2.2. Tăng cường hỗ trợ tài chính
Đây là nhóm biện pháp nhằm giúp các DNKNST vượt qua khó khăn được cho là lớn nhất của mình – thiếu vốn.
Hỗ trợ trực tiếp từ Chính phủ: Nếu Việt Nam muốn tập trung phát triển DNKNST để làm đòn bẩy kinh tế, Chính phủ cần tham gia đầu tư trực tiếp để kích thích tăng trưởng về số lượng và chất lượng các DNKNST, đặc biệt là giai đoạn đầu. Đồng thời qua đó thu hút khối tư nhân đầu tư vào DNKNST. Việc làm này sẽ thu hút không chỉ DNKNST và nhà đầu tư tư nhân ở Việt Nam và còn trong khu vực và trên toàn thế giới.
Biện pháp này là rất đa dạng, phụ thuộc vào nguồn lực của Chính phủ cũng như đặc điểm vận hành hệ thống ở mỗi giai đoạn phát triển. Thông thường sẽ bao gồm:
- Các khoản hỗ trợ tài chính cho các DNKNST: Các hỗ trợ này thường dưới dạng khoản tài trợ trực tiếp vào các startups (thường ở giai đoạn “ươm mầm” (seeds), ý tưởng hoặc giai đoạn đầu của quá trình phát triển sản phẩm).
Chính phủ có thể thực hiện hỗ trợ tiền mặt, dựa trên cân đối thu, chi NSNN, Chính phủ nghiên cứu, xem xét giải pháp hỗ trợ các DNKNST thông qua hỗ trợ một lượng tiền mặt theo một tỷ lệ nhất định trên vốn tự có của DNKNST;
- Các khoản cho vay, bảo lãnh tín dụng: Chính phủ đứng ra bảo lãnh tín dụng cho những DNKNST đi kèm các cam kết về sử dụng khoản vay, vốn đối ứng tối thiểu. Ví dụ các khoản tín dụng dành cho DNKNST từ các quỹ, tổ chức tín dụng của Nhà nước hoặc các biện pháp bảo lãnh cho các DNKNST vay tín dụng tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng tư nhân.
- Các khoản đầu tư mạo hiểm: việc đầu tư này có thể được thực hiện thông qua các quỹ đầu tư Nhà nước hoặc đầu tư gián tiếp thông qua việc phối
66
hợp đầu tư với các nhà đầu tư/quỹ đầu tư tư nhân hoặc cung cấp các chương trình bảo lãnh đầu tư cho các nhà đầu tư/quỹ đầu tư tư nhân đầu tư vào DNKNST.
- Miễn, giảm các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước: Ở nhóm biện pháp này Nhà nước hỗ trợ startup thông qua việc giảm các nghĩa vụ về tài chính phải nộp của DNKNST (ví dụ miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, giảm các mức đóng góp cho bảo hiểm xã hội…).
- Phát triển thêm các kênh huy động vốn cho DNKNST, chú trọng huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Nghiên cứu và triển khai sàn giao dịch chứng khoán dành cho các DNKNST, giúp các DN huy động vốn trực tiếp từ xã hội góp phần tích cực trong việc tháo gỡ khó khăn về vốn cho DNKNST.
Mô hình này đã rất thành công trong việc hỗ trợ cho DNKNST, góp phần giảm bớt áp lực huy động nguồn tài chính - thường là gánh nặng đối với các DNKNST mới thành lập. Cần xây dựng một thị trường vốn chuyên dành cho các DNKNST. Việc xây dựng một thị trường chứng khoán tập trung cung cấp vốn cho các DNKNST, tách bạch với thị trường niêm yết có thể có lợi đặc biệt đối với nền kinh tế đang tăng trưởng của Việt Nam. Thị trường này sẽ cung cấp cơ hội cho DNKNST có thể tiếp cận các nguồn vốn với những tiêu chuẩn đặt ra ở mức thấp hơn chẳng hạn tiêu chuẩn công khai về đặc tính của sản phẩm, báo cáo đánh giá tác động của sản phẩm đến thị trường, báo cáo triển vọng của sản phẩm….
Nhà nước khuyến khích các nhà đầu tư thiên thần, thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm, đây là nhóm biện pháp kêu gọi khu vực tư nhân tham gia vào hoạt động đầu tư mạo hiểm cho DNKNST. Xây dựng Quỹ đầu tư cho DNKNST theo mô hình hợp tác công - tư thuộc Chính phủ nhằm mục đích kêu gọi vốn đầu tư, tài trợ từ các thành phần xã hội cho các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tiềm năng. Quỹ đầu tư này sẽ được đăng ký hoạt động theo mô hình Công
67
ty đầu tư tài chính và ủy thác đầu tư. Phần lợi nhuận tạo ra từ nguồn đầu tư của Nhà nước và các nhà tài trợ sẽ được sử dụng để tái đầu tư cho hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo DNKNST cũng như đầu tư trực tiếp cho DNKNST tiềm năng.
Hỗ trợ từ khu vực tư nhân: Để thực hiện được hệ sinh thái khởi nghiệp, doanh nghiệp lớn đi trước nên cấp vốn cho DNKNST. Những doanh nghiệp lớn coi trách nhiệm hỗ trợ DNKNST là những mục tiêu phát triển cộng đồng lớn nhất. Vai trò của doanh nghiệp đi trước rất lớn, cùng với đó nguồn lực trên thị trường còn rất nhiều, do đó, cần cố gắng khơi dậy những nguồn lực từ các doanh nghiệp, tập đoàn quay lại đầu tư vào khởi nghiệp.
Các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp, vườn ươm DNKNST thường là hình thức hỗ trợ khởi nghiệp được thành lập bởi các tổ chức chính phủ, các trường đại học, các DN lớn… Các mô hình này cung cấp vốn vay với lãi suất ưu đãi, vốn tài trợ cho các dự án tham gia; đồng thời, cung cấp cơ sở vật chất, hạ tầng sản xuất, công nghệ, kỹ thuật, các khóa học về kinh doanh hoặc hệ thống tư vấn pháp luật miễn phí hoặc với chi phí ưu đãi.
Phát triển các quỹ đầu tư mạo hiểm để làm “cầu nối” giữa bên cần vốn với bên có vốn nhàn rỗi. Với mục tiêu hỗ trợ tài chính cho DNKNST thì nhiều loại hình định chế tài chính trung gian đã ra đời. Một trong số đó là quỹ đầu tư.
Là một dạng doanh nghiệp đặc biệt, quỹ đầu tư không dùng vốn để mua máy móc thiết bị phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh, mà dùng vốn để đầu tư trực tiếp (góp cổ phần, mua cổ phiếu phát hành lần đầu với tư cách là cổ đông sáng lập); hoặc gián tiếp (kinh doanh chứng khoán nhằm hưởng chênh lệch giá hay cổ tức từ các công ty hoặc lợi tức trái phiếu).
Phát triển thị trường dịch vụ tư vấn trong các lĩnh vực tài chính, quản lý, công nghệ, luật pháp... Tại các nước có nền công nghiệp đầu tư vốn mạo hiểm phát triển, quá trình gia tăng giá trị tài sản của nhà đầu tư mạo hiểm trong các đối