Việt Nam có tiềm năng khởi nghiệp dồi dào từ một thế hệ trẻ sáng tạo có quyết tâm khởi nghiệp cao, với văn hóa khởi nghiệp và tư duy chấp nhận thất bại ngày càng được cải thiện. Hiện nay, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) đang phát triển khá mạnh mẽ. Điều đó thể hiện ở số lượng và chất lượng ở các chủ thể thể trong hệ sinh thái khởi nghiệp.
Hoạt động khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam đã bắt đầu từ hơn 10 năm trước với việc hình thành một số DNKNST trong lĩnh vực thương mại điện tử, dạy học trực tuyến. Hơn 10 năm hình thành và phát triển của cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo, mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp đang hình thành và hoạt động ngày càng hiệu quả, trong đó, nổi bật là vai trò của cố vấn khởi nghiệp vốn có từ lâu ở các nước, nay dần hình thành một cách chuyên nghiệp ở Việt Nam.
Thêm vào đó, đã bắt đầu manh nha mạng lưới nhà đầu tư cho công ty khởi nghiệp, bao gồm không chỉ các nhà đầu tư trong nước mà còn các nhà đầu tư nước ngoài.
Đến nay hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo và các DNKNST của Việt Nam hiện có thể xem là đã bao gồm đầy đủ các thành tố quan trọng (bao gồm các DNKNST, nhà đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư mạo hiểm, tổ chức hỗ trợ kinh doanh, vườn ươm, công viên nghiên cứu, mạng lưới các huấn luyện viên/tư vấn, các cơ sở/đơn vị hỗ trợ nghiên cứu và khởi nghiệp sáng tạo tại các trường đại học, viện nghiên cứu… thuộc cả khối tư nhân và Nhà nước). Tuy nhiên, số lượng của các chủ thể này ở Việt Nam được đánh giá là còn khá khiêm tốn.
28
Hiện nay trên cả nước đã có 28 tỉnh, thành phố đã ban hành kế hoạch triển khai Đề án 844, không chỉ tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM, Cần Thơ, ... mà còn diễn ra sâu và rộng ở các địa phương như:
Vĩnh Long, Bến Tre, Quảng Bình, Thái Nguyên…[13]
Bên cạnh đó, nhiều tỉnh, thành phố đã ban hành nhiều chương trình hành động hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Những con số ấn tượng trên cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của DNKNST trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia.
2.1.1. Số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam Do định nghĩa DNKNST mới chỉ xuất hiện trong Luật doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) mới được thông qua 6/2017, cũng không có phân loại DNKNST trong thống kê của cơ quan đăng ký kinh doanh, hiện không có bất kỳ số liệu chính thức nào về số lượng, quy mô và lĩnh vực hoạt động chủ yếu của các DNKNST ở Việt Nam. Theo thống kê của tạp chí Echelon (Singapore) Việt Nam hiện có khoảng 3.000 DNKNST, tăng gần gấp đôi so với số liệu ước tính cuối năm 2015 (khoảng 1.800 doanh nghiệp). Khoảng 40 cơ sở ươm tạo khởi nghiệp, tổ chức thúc đẩy kinh doanh đang hoạt động trên cả nước. Về hoạt động tài chính, hiện có khoảng 40 quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam.[13] Một thống kê khác của Bộ Khoa học và Công nghệ cũng cho thấy, cả nước hiện có khoảng 600.000 doanh nghiệp, trong đó có 3.000 doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Đây sẽ là lực lượng doanh nghiệp tiên phong, có tăng trưởng cao để đóng góp hiệu quả vào sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.[14]
Tính trong 2 năm 2016-2017 tổng sổ DNKNST chiếm đa số về mặt số lượng các doanh nghiệp xin đăng kí mới (chiếm 90% tổng số các doanh nghiệp xin đăng kí mới). Tốc độ tăng trưởng của các DNKNST thành công tăng trưởng nhanh gấp nhiều lần so với doanh nghiệp lớn.
Bảng 1.1: Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam
29 Các tổ chức hỗ trợ kinh doanh
(Accelerators) 6 Các quỹ/vườn ươm của
Chính phủ (Incubators) 4 Các quỹ/nhà đầu tư giai đoạn sơ
khởi (Pre-seed, Seed investors) 22 Các khu làm việc chung 13 Các quỹ/nhà đầu tư giai đoạn
Series A, B 25 Các Sự kiện DNKNST lớn 13
Các nhà đầu tư khác 14 Các Cộng đồng, đầu mối truyền thông DNKNST 9 Nguồn: Tổng hợp từ “2016 Startup Deal Vietnam” của Topica Founder Institute
Theo đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nếu tính trên đầu người thì số các DNKNST của Việt Nam cao hơn các quốc gia khác như Trung Quốc (2.300 công ty khởi nghiệp), Ấn Độ (7.500 công ty khởi nghiệp) và Indonesia (2.100 công ty). So sánh giữa các lĩnh vực hoạt động cho thấy, doanh nghiệp công nghệ thông tin có con số vượt trội so với các doanh nghiệp trong lĩnh vực khác. Thực tế này phản ánh đúng xu hướng phát triển trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0 với các đặc điểm:
DNKNST trong lĩnh vực công nghệ thông tin không cần quá nhiều vốn đầu tư ban đầu như nhiều lĩnh vực truyền thống khác; doanh nghiệp trong lĩnh vực này dựa chủ yếu vào ý tưởng mới và cách làm mang tính sáng tạo cao, có khả năng tăng trưởng nhanh; khả năng dễ dàng kết nối toàn cầu qua công nghệ giúp cho các ý tưởng sáng tạo tốt dễ dàng đến được với thế giới và ngược lại, doanh nghiệp cũng dễ dàng học hỏi được từ các mô hình thành công khác của quốc tế.[15]
Số lượng các nhà đầu tư KNST tuy chưa nhiều nhưng bắt đầu có xu hướng tăng. Hầu hết đây là doanh nhân đã thành công mong muốn đầu tư cho DNKNST ở thế hệ sau. Một số Việt Kiều, du học sinh Việt tại nước ngoài đã và đang trở về Việt Nam tham gia vào đầu tư KNST. Hoạt động của các nhà đầu tư thiên thần ở Việt Nam đã bắt đầu có tính hệ thống hơn thông qua việc
30
kết nối, hình thành một số câu lạc bộ, mạng lưới đầu tư cho DNKNST như VIC Impact, iAngel hay VCNetwork.co. Đánh giá theo lĩnh vực được đầu tư kinh doanh, các DNKNST tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech), thương mại điện tử và công nghệ giáo dục (edtech).
2.1.2. Quy mô, trình độ phát triển công nghệ
Đánh giá một cách tổng thể, quy mô doanh nghiệp ở Việt Nam đang nhỏ dần; số doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ tăng mạnh hơn các doanh nghiệp có quy mô lớn. Đây là xu hướng phù hợp với mục tiêu và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay là khuyến khích các DNKNST. Theo số liệu báo cáo của tổng cục thống kê tính đến hết năm 2017 cả nước có 10.000 doanh nghiệp lớn tăng 29% số doanh nghiệp lớn so với năm 2015, tuy nhiên thì số doanh nghiệp lớn này chỉ chiếm 1,9% tổng số doanh nghiệp. Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp vừa tăng 23,6%, số lượng doanh nghiệp nhỏ tăng 21,2%, đặc biệt số lượng DNKNST tăng tới 65%. [16]
Hầu hết doanh nghiệp DNKNST có tuổi đời khoảng 1 năm, quy mô nhỏ lẻ và khả năng tăng trưởng không cao, vốn đầu tư đa phần dưới 10 triệu USD, hoạt động gọi vốn còn nhỏ lẻ so với DNKNST trong khu vực. Trong khi đó, một số quỹ đầu tư phản ánh đang gặp nhiều vướng mắc về thủ tục đầu tư nên gặp nhiều rào cản để bỏ vốn vào DNKNST Việt, dẫn đến tình trạng DNKNST Việt ra nước ngoài để lập công ty.
Một trong những yếu tố quyết định việc doanh nghiệp mới thành lập có phải là DNKNST hay không, chính là trình độ công nghệ làm nền tảng cho tính đổi mới sáng tạo. Trình độ công nghệ của doanh nghiệp góp phần quan trọng tạo điều kiện cho tinh thần khởi nghiệp và DNKNST. Các nước có trình độ công nghệ cao cũng thường là các quốc gia có nhiều DNKNST thành công.
Hiện nay nhiều DNKNST chọn cho mình hướng đi: Công nghệ (Tech Startup).
Đặc điểm của DNKNST công nghệ là không cần quá nhiều vốn ban đầu (so với
31
các ngành nghề khác) và có thể dễ dàng học hỏi từ những mô hình đi trước trên thế giới. Tại Việt Nam số liệu khảo sát năm 2014 được công bố cho thấy, trong tổng số 7.450 doanh nghiệp được khảo sát, chỉ có 464 doanh nghiệp khẳng định là có các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) chiếm 6,23%. Điều này có nghĩa rằng, đại bộ phận các doanh nghiệp chưa quan tâm đến các hoạt động ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ.[15] Tuy nhiên bước sang giai đoạn năm 2016-2018, các lĩnh vực được các DNKNST lựa chọn khởi nghiệp sẽ tập trung vào các lĩnh vực công nghệ tài chính, công nghệ lữ hành, trí tuệ nhân tạo/chatbot, Internet vạn vật, chăm sóc sức khoẻ và tập hợp dữ liệu lớn theo xu hướng phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
2.1.3. Khả năng gọi vốn
Nguồn đầu tư vào các DNKNST tại Việt Nam chủ yếu đến từ các quỹ đầu tư KNST, tập đoàn lớn, các tổ chức thúc đẩy kinh doanh và nhà đầu tư cá nhân (hay còn gọi là “nhà đầu tư thiên thần”). Các tổ chức, cá nhân này đến từ cả trong nước và quốc tế. Nhìn chung, việc huy động vốn, kêu gọi đầu tư của các DNKNST đang ngày càng diễn ra sôi động ở Việt Nam.
Theo Topica Founder Institute thì năm 2016, tổng vốn đầu tư mà các DNKNST Việt Nam nhận được là 205 triệu USD, tăng 46% so với năm 2015 (137 triệu USD), chủ yếu từ các nhà đầu tư nước ngoài. Đầu tư cho các DNKNST Việt Nam cũng có xu hướng tập trung hơn, mặc dù tổng vốn DNKNST kêu gọi được tăng lên đáng kể nhưng số thương vụ lại giảm, chỉ 50 thương vụ (trong so sánh với 67 thương vụ năm 2014) trong đó 07 thương vụ có giá trị đầu tư trên 10 triệu USD.[17] Theo thống kê của tổ chức Topica Founder Institute (TFI), năm 2017, Việt Nam tiếp nhận 92 thương vụ đầu tư KNST với tổng số vốn hơn 291 triệu USD, tăng gần gấp đôi về mặt số lượng thương vụ và gần 50% về mặt tổng số vốn đầu tư so với năm 2016 (50 thương vụ với 205 triệu USD). Trong số đó, có 8 thương vụ thoái vốn thành công thông
32
qua mua bán và sáp nhập (M&A) trị giá 128 triệu USD. Năm 2015, giá trị đầu tư là 137 triệu USD và giá trị thoái vốn là khoảng 300 triệu USD (do có thương vụ bán Misfit trị giá 260 triệu USD).[14] Năm 2016-2017 cũng chứng kiến sự tham gia của nhiều tập đoàn của Việt Nam trong việc đầu tư cho DNKNST như Quỹ đầu tư của FPT (FPT Ventures), Quỹ đầu tư của Viettel (Viettel Ventures), Quỹ sáng tạo CMC.
Thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ cũng chỉ ra rằng, năm 2016 và 2017, hoạt động của các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam diễn ra rất sôi động. Chỉ tính riêng 5 thương vụ kêu gọi vốn thành công nhất đã có tổng giá trị lên đến hơn 50 triệu USD (Momo-28 triệu USD, F88 – 10 triệu USD, Got It! – hơn 9 triệu USD, Vntrip.vn – 3 triệu USD, Toong- 1 triệu USD). Mới nhất là doanh nghiệp Foody – mạng xã hội về ẩm thực – đã được SEA mua lại hơn 82% cổ phần với giá hơn 64 triệu USD, được coi là khoản đầu tư lớn nhất trong năm 2017 tính đến thời điểm hiện tại. Những dòng tiền lớn đã và đang chảy vào DNKNST Việt.[18]
Số lượng thương vụ đầu tư vào Việt Nam đang gia tăng, song số lượng thương vụ dưới 1 triệu USD chiếm phần lớn. Số lượng thương vụ nhận được đầu tư với số vốn hơn 10 triệu USD còn rất ít. Số lượng thương vụ M&A còn rất nhỏ. Chưa có DNKNST nào tiến hành được IPO.
Về các tổ chức thúc đẩy kinh doanh, là tổ chức đào tạo, huấn luyện, phát triển mô hình kinh doanh, gọi vốn đầu tư cho các DNKNST giai đoạn đầu, và có thể tham gia đầu tư với các khoản đầu tư nhỏ từ một vài chục ngàn USD.
Một số tổ chức thúc đẩy kinh doanh tiêu biểu tại Việt Nam có thể kể đến Vietnam Silicon Valley Accelerator (VSVA) được hỗ trợ bởi Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN); CLAS – Expara Vietnam Accelerator được đầu tư bởi Microsoft Việt Nam và quỹ đầu tư KNST tại Đông Nam Á Expara; Quỹ tăng tốc khởi nghiệp Việt Nam (VIISA) vừa là quỹ đầu tư KNST giai đoạn đầu, vừa
33
là tổ chức thúc đẩy kinh doanh với 4 nhà đầu tư chính là FPT, Dragon Capital Group, Tập đoàn Hanwha (Hàn Quốc) và Công ty cổ phần Chứng khoán BIDV.
Tới hết năm 2017 có khoảng 40 quỹ đầu tư có hoạt động tại Việt Nam với phần lớn là các quỹ đầu tư nước ngoài. Trong số đó, chỉ có một số quỹ đầu tư có văn phòng đại diện ở Việt Nam như IDG Ventures, CyberAgent Ventures, DJF-VinaCapital, 500 Startups. Ngoài ra, có những quỹ đầu tư doanh nghiệp tư nhân (Private Equity Fund), không tập trung đầu tư vào DNKNST nhưng có thể đầu tư vào giai đoạn chuyển tiếp từ DNKNST thành doanh nghiệp trưởng thành như Quỹ Mekong Capital, Dragon Capital, VinaCapital.[14]
Về các nhà đầu tư thiên thần, số lượng các nhà đầu tư này tuy chưa nhiều nhưng bắt đầu có xu hướng tăng. Hầu hết đây là doanh nhân đã thành công mong muốn đầu tư cho các DNKNST ở thế hệ sau. Một số Việt Kiều, du học sinh Việt tại nước ngoài đã và đang trở về Việt Nam tham gia vào đầu tư KNST như nhà đầu tư Nhân Nguyễn, kỹ sư thành danh ở Google đã thực hiện đầu tư vào một số DNKNST Việt bao gồm TechElite, JupViec, Beeketing, Ybox, v.v.;
doanh nhân Đỗ Hoài Nam, từng DNKNST thành công từ Thung lũng Silicon Hoa Kỳ, đã đầu tư vào HDViet, 5S Online, v.v.; doanh nhân Vũ Duy Thức, tiến sĩ từ Stanford, được vinh danh là một trong những nhà sáng lập DNKNST trẻ tuổi tiêu biểu tại thung lũng Silicon, cũng đã tham gia dìu dắt và đầu tư cho hàng loạt các DNKNST ở Việt Nam như Umbala và ELSA.6. Hoạt động của các nhà đầu tư thiên thần ở Việt Nam đã bắt đầu có tính hệ thống hơn thông qua việc kết nối, hình thành một số câu lạc bộ, mạng lưới đầu tư cho DNKNST như VIC Impact, iAngel hay VCNetwork.co.
Hình 1.1: Số thương vụ đầu tư DNKNST 2011-2016
34
Nguồn: “2016 Startup Deal Vietnam”, Topica Founder Institute, 3/2017 Một điểm tích cực của thị trường là mô hình Accelerator (tăng tốc khởi nghiệp) đang được đặc biệt quan tâm. Một số tổ chức nước ngoài đã hướng đến thị trường Việt Nam như JFDI của Singapo, 500 DNKNST của Mỹ, 1337 của Malaixia… Xu hướng này giúp hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam trở nên sôi động hơn. Sự xuất hiện của các nhà đầu tư thiên thần ngày càng nhiều trong các thương vụ đầu tư. Tuy nhiên, đa phần các thương vụ vẫn được thực hiện bởi những quỹ đầu tư nước ngoài. Tình hình đầu tư mạo hiểm của Việt Nam trong năm 2016 có chuyển biến so với năm 2015 nhưng những chuyển biến này là không lớn. Các quỹ mới vẫn trong giai đoạn thăm dò thị trường. Các quỹ đang hoạt động như IDG, Cyber agent không tiến hành đầu tư thêm nhiều thương vụ mà chỉ tập trung cho các khoản đầu tư để có thể thoái vốn. Tính đến năm 2016 chúng ta vẫn chưa có một quỹ đầu tư mạo hiểm nào của riêng mình.
Đến năm 2017, mặc dù có sự tăng trưởng tương đối mạnh mẽ, nhưng nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam vẫn tương đối khiêm tốn so với khu vực và trên thế giới. Theo Tech in Asia3, năm 2017,
10
24 25 28
67
50
0 10 20 30 40 50 60 70 80
2011 2012 2013 2014 2015 2016
Số thương vụ đầu tư Startup 2011-2016
Số thương vụ đầu tư Startup 2011-2016
35
khu vực Đông Nam Á đã thu hút 7,86 tỷ USD đầu tư vào khởi nghiệp, như vậy số vốn đầu tư Việt Nam thu hút được chiếm tỷ phần rất nhỏ, chưa đến 5%. Theo tạp chí uy tín về khởi nghiệp CBInsights, từ năm 2012 tới nay, Việt Nam, đứng thứ tư về lượng vốn ĐTMH thu hút được, sau Singapore, Indonesia và Malaysia.
[14].
Tóm lại, thị trường vốn đầu tư cho DNKNST tại Việt Nam đang có những hoạt động đa dạng, tương đối sôi nổi từ cả nguồn vốn trong và ngoài nước. Tuy nhiên, quy mô vốn cũng như sự liên kết, hợp tác trong đầu tư KNST tại Việt Nam vẫn còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu của hệ sinh thái KNST Việt Nam.
2.1.4. Hệ sinh thái khởi nghiệp và vườn ươm
Hệ sinh thái khởi nghiệp là cách thức một quốc gia hay một vùng lãnh thổ thiết lập các tác nhân kinh doanh (như các công ty, các nhà đầu tư mạo hiểm, các thiên thần đầu tư, các ngân hàng, trường đại học, các cơ quan thuộc khu vực nhà nước, các thực thể tài chính) kết nối với nhau để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp tại quốc gia hoặc địa phương đó. Vườn ươm DNKNST được hiểu là một công ty, một tổ chức trợ giúp những người muốn lập DNKNST bằng việc cung cấp những dịch vụ. Tổ chức này có chức năng, nhiệm vụ nuôi dưỡng những doanh nghiệp khởi sự trong thời gian nhất định để doanh nghiệp này có thể vượt qua những khó khăn trong thời gian đầu, khẳng định sự tồn tại và phát triển với thị trường.
Về cơ bản hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đã dần hình thành với đầy đủ các yếu tố thiết yếu: trung tâm hỗ trợ; không gian làm việc chung; quỹ đầu tư mạo hiểm; các tập đoàn lớn; hệ thống các tổ chức hỗ trợ; truyền thông. Hệ sinh thái khởi nghiệp hoạt động hiệu quả là tiền đề quan trọng để tinh thần kinh doanh ngày càng phát triển, có nhiều DNKNST hiệu quả. Theo đánh giá chung, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đang ở những giai đoạn đầu của cấp độ 3