Đánh giá chung tình hình hoạt động của Văn phòng đăng ký QSDĐ

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện bình liêu tỉnh quảng ninh giai đoạn 2013 2018 (Trang 35 - 38)

1.5. Thực trạng hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ở Việt Nam

1.5.6. Đánh giá chung tình hình hoạt động của Văn phòng đăng ký QSDĐ

1.5.6.1. Kết quả đạt được

Thông tin từ Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, tính đến nay, tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) lần đầu trên cả nước đã đạt trên 96,9% tổng diện tích các loại đất cần cấp.

Trong số đó, đất sản xuất nông nghiệp đạt 92,9%; đất lâm nghiệp đạt 98,2%, đất nuôi trồng thủy sản đạt 86,1%; đất ở nông thôn đạt 96,1%; đất ở đô thị đạt 98,3%; đất chuyên dùng đạt 86,9%; cơ sở tôn giáo đạt 83,6%.

Ngoài ra, Tổng cục Quản lý đất đai cũng đã tổng hợp các trường hợp còn tồn đọng chưa được cấp giấy chứng nhận lần đầu và phân tích nguyên nhân vướng mắc, để đề xuất giải pháp thực hiện, hoàn thành cấp giấy chứng nhận trên phạm vi cả nước.

Theo đó, việc tồn đọng chưa được cấp giấy chứng nhận lần đầu, chủ yếu là do người dân chưa kê khai đăng ký (chiếm 34,1%); nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho từ ngày 1/1/2008 trở về sau, đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất (chiếm 10,7%); phải thực hiện nghĩa vụ tài chính nhưng không nộp và không có nhu cầu ghi nợ (chiếm 5,4%); hồ sơ chưa hoàn thành thủ tục chia thừa kế (chiếm 5,2%);...

Về đo đạc, cấp giấy chứng nhận đất nông, lâm trường, Tổng cục Quản lý đất đai đã chuẩn bị báo cáo về tình hình quản lý và sử dụng đất có nguồn gốc từ các nông trường, lâm trường tại các tỉnh vùng Tây Nguyên phục vụ hội nghị của Thủ tướng Chính phủ.

Kết quả thực hiện tại các địa phương đến nay cho thấy: Có 34/45 tỉnh, thành phố đã cơ bản hoàn thành công tác rà soát ranh giới, cắm mốc; 38/45 tỉnh, thành phố đã cơ bản hoàn thành đo đạc lập bản đồ địa chính; 11/45 tỉnh đã cơ bản hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận; Các tỉnh còn lại đều đang triển khai thực hiện các hạng mục công việc, dự kiến sẽ cơ bản hoàn thành trong năm 2018. (Hùng Võ, Vietnam+)

1.5.6.2. Các hạn chế

- Chức năng, nhiệm vụ của các VPĐKQSDĐ các cấp ở nhiều địa phương chưa được phân định rõ ràng, nhiều VPĐKQSDĐ cấp tỉnh còn có sự chồng chéo với một số đơn vị khác của Sở, nhất là với Trung tâm Công nghệ thông tin

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn TN&MT, thậm chí một tỉnh còn chồng chéo chức năng với VPĐKQSDĐ (hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường) cấp huyện.

- Điều kiện nhân lực của hầu hết các VPĐKQSDĐ còn thiếu về số lượng, hạn chế về kinh nghiệm công tác, chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ đã được phân cấp; đây là nguyên nhân cơ bản của việc cấp GCNQSDĐ chậm và hạn chế trong việc lập hồ sơ địa chính hiện nay.

- Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật cần thiết cho thực hiện cá thủ tục hành chính về đất đai của VPĐKQSDĐ còn thiếu thốn, nhiều đơn vị chưa có máy đo đạc để trích đo thửa đất, máy photocopy để sao hồ sơ.

- Không thống nhất về loại hình hoạt động giữa các địa phương: có địa phương VPĐKQSDĐ phải tự đảm bảo kinh phí hoạt động, có địa phương được bảo đảm bằng ngân sách nhà nước cho một phần kinh phí hoạt động; cũng có địa phương được bảo đảm bằng kinh phí nhà nước cho toàn bộ kinh phí hoạt động.

Hoạt động của VPĐKQSDĐ chưa triển khai thực hiện hết các nhiệm vụ được giao, nhất là nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện, chỉnh lý hồ sơ địa chính, việc cấp GCNQSDĐ của VPĐKQSDĐ các cấp ở nhiều địa phương còn một số điểm chưa thực hiện đúng quy định.

- Về giải quyết tồn đọng trong công tác cấp giấy chứng nhận, qua thực tế triển khai công tác cấp giấy chứng nhận cho thấy các trường hợp tồn đọng chưa được cấp giấy chứng nhận mặc dù đã có quy định của pháp luật giải quyết; tuy nhiên quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn do việc triển khai trên thực tiễn cần có sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành cũng như từ phía các cơ quan chuyên môn của địa phương một số trường hợp việc nộp nghĩa vụ tài chính là quá mức so với kỳ vọng của người sử dụng đất.

- Một số địa phương chưa ban hành đầy đủ các quy định hướng dẫn thi hành pháp luật đất đai và quy chế phối hợp trong công tác cấp giấy chứng nhận (Quy chế phối hợp giữa các cơ quan có trách nhiệm trong việc giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận như xây dựng, thuế, Văn phòng đăng ký đất đai, ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan tài nguyên và môi trường); một số địa phương đã ban hành quy định giải quyết nhưng có một số thủ tục không phù hợp với quy định của pháp luật, tạo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn sự nhũng nhiễu trong giải quyết thủ tục; một số nơi khi giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền; trong quá trình tổ chức thực hiện, cách hiểu về quy định pháp luật chưa có sự thống nhất giữa các cơ quan trong việc giải quyết các thủ tục về cấp giấy chứng nhận; tình trạng cán bộ giải quyết thủ tục cố tình gây phiền hà, nhũng nhiễu trong quá trình cấp giấy chứng nhận, gây bức xúc trong dư luận; nhận thức về pháp luật đất đai của một bộ phận người sử dụng đất còn hạn chế hoặc người sử dụng đất không có nhu cầu cấp giấy chứng nhận.

- Đối với tồn đọng các trường hợp không cấp giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, hiện nay, về cơ bản pháp luật đất đai đã có quy định để giải quyết việc cấp giấy chứng nhận cho hầu hết các trường họp còn tồn đọng chưa được cấp giấy chứng nhận lần đầu. Chỉ còn một số trường hợp sau đây không giải quyết cấp giấy chứng nhận như:

Trường hợp người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất do vi phạm trình tự, thủ tục thực hiện giao dịch chuyển quyền sử dụng đất (nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất từ ngày 01/01/2008 trở về sau) quy định này được kế thừa từ pháp luật đất đai năm 2003 để bảo đảm tính nhất quán, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.

Trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất và hiện đang có tranh chấp đất đai hoặc hiện trạng sử dụng đất không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất;

quy định này nhằm bảo đảm sự tôn trọng quan hệ dân sự giữa các bên trong sử dụng đất.

Trường hợp đất đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận nhưng thuộc khu vực đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nhằm giảm bớt chi phí xã hội trong việc thực hiện thủ tục, người sử dụng đất vẫn được bồi thường theo quy định của pháp luật).

Trường hợp chia tách thửa đất để bán bằng giấy tờ viết tay trước ngày 01/01/2008 nhưng không đảm bảo diện tích tách thửa tối thiểu. (Trang thông tin Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2017)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Chương 2

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện bình liêu tỉnh quảng ninh giai đoạn 2013 2018 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)