CƠ SỞ THỰC TIỄN

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU NHU cầu THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH của DU KHÁCH hàn QUỐC tại HUẾ (Trang 31 - 36)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VỀ NHU CẦU CỦA KHÁCH DU LỊCH VÀ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1. Tình hình du lịch Việt Nam

Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển. Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn thê thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế.

Theo số liệu điều tra của Tổng cục Du lịch lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 12/ 2018 đạt 1.374.325 lượt, tăng 5.6% so với tháng 11/2018 và tăng 7.7% so với tháng 12/2014. Tính chung cả nawm đạt 15.497.791 lượt khách tăng 19.9% so với năm 2017.

Du lịch Việt Nam năm 2018 có nhiều nền tảng để phát triển mạnh mẽ. Năm 2018 là năm thứ hai triển khai thực hiện hóa những chính sách mạnh mẽ của Nghị quyết TW8 xác định Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Năm 2018, Luật Du lịch 2017 bắt đầu có hiệu lực. Với một hành lang thông thoáng, luật Du lịch đã mở ra cơ hội thuận lợi và có nhiêu bứt phá đối với ngành du lịch Việt Nam.

Theo các nhà nghiên cứu, các yếu tố giúp tạo ra sự tăng trưởng mạnh mẽ cho du lịch trong năm vừa qua chính là nhờ sự nỗ lực không mệt mỏi của các cơ quan quảng lý nhà nước về du lịch và doanh nghiệp du lịch. Các cơ quan quản lý nhà nước dù rất khó khăn nhưng cũng cố gắng xây dựng hệ thống chính sách hỗ trợ, thúc đẩy du lịch phát triển. Trong khi đó các doanh nghiệp du lịch đã thực sự trưởng thành. Chúng ta đã có một đội ngũ doạnh nghiệp mạnh mẽ, đó là những nhà đầu tư chiến lược, xây dựng các khu du lịch mang đẳng cấp quốc tế và các thương hiệu du lịch có thể sánh vai và đủ sức cạnh tranh với các thương hiệu du lịch trong khu vực. Chính sự nỗ lực này đã tạo ra sự tăng trưởng ổn định của lượng khách trong năm vừa qua.

1.2.2. Tình hình du lịch tỉnh Thừa Thiên huế

Phát huy lợi thế thành phố của những di sản và lễ hội – nguồn tài nguyên quý giá của du lịch, ngành kinh tế - du lịch kết hợp với những tiềm năng khác của tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những bước phát triển khá toàn diện và bền vững, trở thành một trong những trung tâm văn hóa, du lịch lớn của cả nước, thực hiện sự liên kết về về du lịch với các tour du lịch trong tuyến Hành lang kinh tế Đông

–Tây với các điểm du lịch ở Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quãng Nam, hình thành nên “Con đường di sản miền Trung”. Dịch vụ du lịch ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, trở thành một trong ba ngành kinh tế mũi nhọn của Thừa Thiên Huế. Năm 1990, từ chổ chỉ chiếm 25-35%, đến nay đã vươn lên chiếm tới hơn 43% trong tổng thu nhập kinh tế của tinh. Ngành du lịch từ chổ chỉ có 30 khách sạn với 150 phòng, nay đã tăng lên gần 160 khách sạn với 6000 phòng. Doanh thu từ dịch vụ du lịch ngày càng tăng cao, tốc độ tăng trưởng bình quân 30-35% năm, lượng khách du lịch đến tỉnh Thừa Thiên Huế đạt từ 300.000 lượt/năm nay đã tăng lên từ 1,7 đến 2 triệu lượt khách mỗi năm.

Hiện nay, du lịch văn hóa, lễ hội ngày càng được khai thác và phá huy có hiệu quả, Thừa Thiên Huế đã và đang là tâmđiểm thu hút một số lượng lớn các quan chức, các nhà nghiên cứu các nhà khoa học, các vận động viên, khách tham quan trong và ngoài nước đến tham dự các hội nghị, các giải thi đấu thể thao.

Chính nhờ hiệu quả kinh doanh dịch vụ du lịch nên Thừa Thiên Huế cũng là địa bàn thu hút các nhà đâu tư, có nhiều chương trình hợp tác được triển khai, trong đó có dự an đầu tư du lịch trên 1 tỷ USD.

Tính đến thời điểm hiện tại, theo Sở Du lịch Thừa Thiên Huế trong 3 tháng đầu năm 2019 ước đạt 1.25 triệu lượt tăng 13.8% .Doanh thu từ du lịch ước đạt 1.104 tỷ đồng tăng 5% so với cùng kỳ năm trước

Tổng kết hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong 3 tháng đầu năm 2019 đã cho thấy phần nào sự phát triển nhanh chóng của du lịch Thừa Thiên Huế.

Chỉ tiêu Ước tính tháng 3/2019 (Lượt khách)

3 tháng năm 2019

(Lượt khách) Tháng 3/2019 so với tháng trước (%)

Tháng 3/2019 so với tháng

3/2018 (%)

3 tháng 2019 so với cùng kỳ năm trước

(%)

Tổng số 1.410.187 4.500.114 88,8 105,0 107,0

Chia theo phương tiện đến

1.Đường không 1.092967 3.516.263 87,0 102,3 104,5

2.Đường biển 20.147 75.034 65,6 74,2 62,6

3.Đường bộ 297.073 908.817 98,6 120,1 126,2

Chia theo một số thị trường 1.Châu Á

Hàn Quốc 335.612 1.107.794 87,6 123,0 124,1

Trung Quốc 391.185 1.282.073 75,8 86,0 94,4

Nhật 82.533 233.355 116,5 106,2 108,3

2.Châu Mĩ

Mỹ 61.619 219.700 79,6 110,5 106,3

Canada 17.212 53.765 89,7 111,9 105,6

Các nước khác thuộc châu

Mỹ 6.014 19.994 89,9 109,4 92,7

3.Châu Âu

Nga 68.880 215.618 97,3 111,1 106,2

Pháp 32.185 87.322 114,4 106,7 104,1

Anh 29.367 89.879 94,8 101,8 104,7

4.Châu Úc 30.855 119.327 93,3 107,0 100,2

5.Châu Phí 3.319 11.701 95,5 103,4 105,7

(Nguồn Tổng Cục Du Lịch năm 2019)

1.2.3. Một số nghiên cứu trước đây

Việc nắm rõ được nhu cầu của khách du lịch là một việc không dễ dàng và việc đáp ứng được nhu cầu đó cũng là một việc hết sức khó khăn.

Đã có rất nhiều nghiên cứu được tiến hành nhằm mục đích tìm hiểu thị hiếu cũng như mong muốn của du khách và đưa ra các giải pháp nhằm đáp ứng được điều đó.

Năm 2007, tại Viện nghiên cứu du lịch và giải trí Hàn Quốc một nhóm các nhà nghiên cứu gồm: Kim Kwang Geun, Yeo Changwon và Kim Yong-Cheol đã tiến hành nghiên cứu về nhu cầu của khách du lịch và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch Trung Quốc khi đến Hàn Quốc. Mục đích nghiên cứu này chính là tìm ra được mong muốn nhu cầu của khách du lịch Trung Quốc khi đến Hàn Quốc. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp T-Test và ANOVA để giải thích cho các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu và sự hài lòng của du khách. Từ kết quả khảo sát, các nhà nghiên cứu đã đưa ra được kết luận rằng có sự khác biệt về nhu cầu theo các tiêu thức như tuổi tác, học vấn, thu nhập, công việc và nguồn thông tin được tiếp cập. Và từ đó, các nhà nghiên cứu đã nhận định rằng khách du lịch Trung Quốc là thị trường du lịch tiềm năng và khẳng định Hàn Quốc cần nỗ lực hết mình để lên kế hoạch sản xuất phát triển các sản phẩm du lịch của mình dựa trên những tài nguyên có sẵn và nắm bắt nhu cầu có được từ nghiên cứu. (Theo Viện nghiên cứu du lịch và giải trí Hàn Quốc, tạp chí Nghiên cứu Du lịch tập 22)

Đến năm 2010, ông Lê Seung-Gil cũng đã tiến hành nghiên cứu với mục đích tìm ra nhu cầu của du khách Hàn Quốc khi tham gia vào loại hình du lịch biển, nghiên cứu được diễn ra tại biể Daedong nằm ở vùng bờ biển phía Nam.

Nghiên cứu sử dụng mô hình rút ngắn Poisson và mô hình nhị phân để tiến hành phân tích và đưa ra được kết luận rằng nhu cầu của du khách ngày càng tăng lên và có sự tác động từ đặc điểm kinh tế của nơi họ sinh sống và khả năng kinh tế của du khách. (Theo Viện nghiên cứu du lịch và giải trí Hàn Quốc, tạp chí Nghiên cứu Du lịch tập 25)

Và năm 2018, một nhóm sinh viên Việt Nam cũng đã tiến hành “Nghiên cứu nhu cầu du lịch trải nghiệm của người dân thành phố Cần Thơ” nhằm phân tích nhu cầu tham gia chương trình du lịch trải nghiệm của người dân thành phố Cần thơ. Dữ liệu trong nghiên cứu được thu thập bằng cách khảo sát hơn 200 người dân ở thành phố và sử dụng hai phương pháp chính là thống kê mô tả và phân tích bảng chéo. Kết quả nghiên cứu đạt cho thấy chương trình du lịch trải nghiệm khá mới mẻ và là xu hướng của giới trẻ hiện nay, bên cạnh đó, nghiên cứu đã chỉ ra được những hoạt động mà du khách mong muốn khi tham gia vào chương trình du lịch trải nghiệm. (Theo Tạp chí Khoa Học Trường Đại học Cần Thơ , tập 54)

Với cả ba nghiên cứu trên, mỗi nghiên cứu đều có một phương pháp nghiên cứu khác nhau, tuy nhiên kết quả mà họ thu được đó chính là nhu cầu, mong muốn, thị hiếu của du khách và những đề xuất khuyến nghị phù hợp để đáp ứng được những nhu cầu của du khách. Bên cạnh đó, những nghiên cứu trên cung cấp tài liệu hữu ích để tiếp tục thực hiện các nghiên cứu khác.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU NHU cầu THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH của DU KHÁCH hàn QUỐC tại HUẾ (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w