Tài Nguyên du lịch văn hóa và Tài nguyên du lịch tự nhiên

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU NHU cầu THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH của DU KHÁCH hàn QUỐC tại HUẾ (Trang 52 - 59)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VỀ NHU CẦU CỦA KHÁCH DU LỊCH VÀ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NHU CẦU CỦA KHÁCH DU LỊCH HÀN QUỐC VỀ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH

2.2. Nghiên cứu, kiểm kê các tài nguyên du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế và các vùng lân cận hiện có

2.2.1. Tài Nguyên du lịch văn hóa và Tài nguyên du lịch tự nhiên

Để thiết kế một chương trình du lịch cho du khách Hàn Quốc, ta cần xem xét nhưng điểm du lịch nào có đủ các điều kiện, đáp ứng được nhu cầu của khách và kết hợp chúng một cách hợp lý. Dưới đây là một vài điểm du lịch nổi tiếng ở Huế và các vùng lân cận phù hợp với xu hướng du lịch của du khách Hàn Quốc.

a) Quần thể di tích Cố đô Huế - Di sản văn hóa thế giới đầu tiên của Việt Nam Trong gần 400 năm (1558-1945), Huế đã từng là Thủ phủ của 9 đời chúa

quốc gia thống nhất dưới 13 triều vua Nguyễn. Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ trong lòng những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chưa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam. Suốt mấy thế kỷ, bao nhiêu tinh hoa của cả nước được chắt lọc hội tụ về đây hun đúc cho một nền văn hóa đậm đà bản sắc để hoàn chỉnh cho một bức cảnh thiên nhiên tuyệt vời sẵn bày sông núi hữu tình thơ mộng. Bởi vậy, nói đến Huế, người ra nghĩ nay đến những thành quách, cung điện vàng son, những đền đài miếu vũ lộng lẫy, những tăng tẩm uy nghiêm, những danh lam cổ tự trầm tư u tịch, những thắng tích thiên nhiên thợ trời khéo tạc...

Trên nền tảng vật chất và tinh thần đã được hình thành ở Huế từ đầu hế kỷ XIV (khu vua Chăm là Chế Mân dâng hai Châu Ô, Châu Rí cho nhà Trần để làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân), các chúa Nguyễn (thế kỷ XVI-XVIII), triều đại Tây Sơn (cuối thế kỷ XVIII) và 13 đời vua Nguyễn 1802-1945) đã tiếp tục phát huy và gây dựng ở vùng Huế một tài sản văn hóa vô giá. Tiêu biểu nhất là Quần thể di tích của Cố đô đã được sánh ngang hàng với các kỳ quan hằng ngàn năm tuổi của nhân loại trong danh mục Di sản Văn hóa thế giới của UNESCO.

Nằm giữa lòng Huế, bên bờ Bắc của con sông Hương dùng dằng chảy xuyên từ Tây sang Đông, hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tạo quyền Nguyễn vẫn đang sừng sững trước bao biến động của thời gian. Đó là Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế, ba toa thành lồng bào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ tú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phân của Kinh thành Huế - đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh...Nhìn từ phía ngược lại, những công trình kiến trúc ở đây như hòa lẫn vào thiên nhiên tạo nên những tấu diệu kỳ khiến người ta quên mất bàn tay con người đã tác động lên nó.

Các loại hình âm hạc truyền thống mang tính giải trí tiêu khiển vẫn đang được bảo tồn gần như nguyên vẹn trong lòng thành phố Huế. Và điều khiến

người dân Huế tự hào nhất đó chính là sự công nhận của UNESCO với Âm nhạc cung đình Huế: Nhã nhạc (Triều Nguyễn) là kiệt tác di sản văn hóa Phi vật thể và Truyền khẩu của nhân loại.

Cách cấu tạo giữa kiến trúc và cảnh quan làm cho Huế trở thành một thành phố của sự hài hòa giữa kiến trúc – thiên nhiên và con người “Huế thực hiện được sự tổng hợp giữa đạo và đời trong kiến trúc, tổng hợp được cổ xưa và hiện đại, qua đó cố đô cổ kinh chung sống hài hòa với thành phố trẻ mới ngày nay”.

b) Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía Tây. Chùa Thiên Mụ được chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng - vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.

Truyền thuyết kể rằng, khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa kiêm trấn thủ Quảng Nam, ông đã đích thân đi xem xét đại thế ở đây nhằm chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê. Người dân địa phương cho biết , nơi đây ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người:” Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh kí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh”. Vì thế đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn.

Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng dường như cùng bắt nhịp được với ý nguyện của dân chúng, Nguyễn Hoàng cả mừng, vào năm 1601 đã cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương , đặt tên là “Thiên Mụ”

Đến năm 1862, dưới thời vua Tự Đức, để cầu mong co con nối dõi, nhà vua sợ chữ “Thiên” phạm đến Trời nên cho đổi từ “Thiên Mụ” thành “Linh Mụ” (hay là “Bà mụ linh thiêng”).

Với cảnh đẹp tự nhiên và quy mô được mở rộng ngay từ thời đó, chùa

Qua nhiều đợt trùng tu lớn nhỏ, ngoài những công trình kiến trúc như tháp Phước Duyên, điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan Âm..cùng bia đá, chuông đồng, chùa Thiên Mụ ngày nay còn là nơi có nhiều cổ vật quý giá không chỉ về mặt lịch sử mà còn cả về nghệ thuât. Những bức tượng Hộ Pháo, tượng Thập Vương, tượng Phật Di Lặc, tương Tam Thế Phật..hay những hoành phi, câu đối ở đây đều ghi dấu những thời kỳ lịch sử vàng son của chùa Thiên Mụ.

c) Phá Tam Giang

Phá Tam Giang là một phá năm trong hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai.

Diện tích phá Tam Giang khoảng 52km2 trải dài khoảng 24km theo hướng Tây- Tây Bắc; Đông-Đông Nam từ cửa sông Ô Lâu đến cửa Sông Hương, thuộc địa phận của bốn huyện, thị: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà và Phú Vang thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Phá Tam Giang là một phá lớn của Việt Nam chiếm khoảng 11% diện tích đầm phá ven bờ của cả nước. Với độ sau từ 2-4m có nơi tới 7m. Hàng năm khai thác trên vùng đầm phá hàng nhìn tấn hải sản, cá, tôm các loại.

Chợ nổi là một trong những đặc trưng của vùng đầm phá lớ nhất Đông Nam Á này. Các phiên chợ nổi thường họp từ lúc 4 giờ sáng và tan khi bình mình ló rạng, thường vào khoảng 6-7 giờ. Không đông đúc và đa dạng như những chợ nổi ở miền Tây Nam Bộ, chợ nổi ở đây chủ yếu mua bán các loại thủy sản của vùng đầm phá.

Vùng đầm phá mênh mông này từng được biết đến như một vùng quê nghèo khó. Nhưng ngày nay, phá Tam Giang đã được biết đến rộng rãi hơn, trở thành vùng sông nước xứ Huế hâp dẫn khách du lịch với những hình ảnh bến đò lênh đênh sông nước nhuộm vàng bởi ánh nắng khi bình minh.

Du khách còn bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp hoang sơ, phòng khoáng mà vẫn phảng phất hơi thở trầm mặc đặc trung của đất Huế khi ngắm há Tam Giang lúc chiều hoàng hôn buông. Sắc tím của bầu trời cuối ngày phủ khắp những đầm phá nuôi tôm. Đâu đó là hình ảnh những ngư dân đang cần mẫn lượm những con tôm, con cá chuẩn bị cho bữa cơm tối. Phá Tam Giang không có những điểm vui chơ giải trí nhộn nhịp hay những di tích lịch sử hùng tráng. Nơi đây hấp dẫn du khách

bởi vẻ đẹp bình dị, mặn mòi vùng sông nước và đời sống người dân đơn sơ, mộc mạc. Chỉ cần ghé phá Tam Giang một ngày là đủ cảm nhận được nét đẹp của vùng đầm phá cổ kính này.

d) Biển Lăng Cô

Nằm lọt thỏm giữa một nhánh rẽ của dãy Trường Sơn đâm ra biển, một đầu là đèo Hải Van, đầu kia là đèo Phú Gia, Lăng Cô nằm giáp giữa Huế và Đà Nẵng là một thị trấn của huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Các Huế khoảng 60km về phía Nam. Bên cạnh vịnh Lăng Cô, còn có vùng đầm Lập An rộng lớn với diện tích khoảng 800 ha đầy huyền bí mê hoặc và nổi tiếng với đặc sản hàu sữa.

Lăng Cô sở hữu dãy cồn cát tuyệt đẹp. Đến Lăng Cô vào mùa nào cũng sẽ có những điều hấp dẫn riêng. Mùa hè, Lăng cô là thiên đường tránh nắng, bầu không khí dịu mát nhờ biển xua tan cái nắng rát dễ chịu vô cùng. Trong lúc cả dải miền Trung đang chịu trận bởi “chảo lửa” bỏng rát thì khí hậy Lăng Cô ôn hòa ở mực 25-26 độ. Vào những ngày cuối thu, Lăng Cô đắm chìm trong làn sương mờ ảo, khiến du khách choáng ngợp, tưởng chừng không dám thở mạnh, cứ ngỡ chỉ một hơi thở sẻ làm tan biến làn sương mong manh như khói đang bao phủ.

e) Vườn Quốc Gia Bach Mã

Khu du lịch sinh thái Bạch Mã nằm ở phân khu hành chính dịch vụ du lịc của Vườn Quốc gia Bạch Mã. Đây từng là khu nghỉ mát khá nổi tiếng thời Pháp thuộc, với diện tích 300ha cách Quốc lộ 1A 16km, nằm ở độ cao từ 1000m đến 1450m so với mực nước biển, nổi tiếng là khu nghỉ mát lý tưởng bởi vẻ đẹp của rừng mua á nhiệt đới và khsi hậu mát mẻ- nhiệt độ vào mùa hè chỉ từ 18-23 độ C

Đến với Bạch Mã, du khách sẽ có dịp khám phá những con đường mòn thiên nhiên lỳ thú như đường mòn Trĩ Sao, đường mòn thác Đỗ Quyên, đường mòn thác Ngũ Hồ, đường mòn Hải Vọng Đài. Thú vị hơn bởi nơi đây có gần 2.150 loài thực vật, trong đó một số loài quý hiếm, có giá trị cao như trầm hương và gần 1.500 loài động vật, trong đó có hàng chục loài có trên trong danh sách đỏ, đặc biệt như sao la-một trong số loài thú được phát hiện ở nước ta..Phong cảnh hùng vĩ với nhiều đỉnh núi cao, suối thác trong xanh và hệ sinh thái giàu có

Thời gian tốt nhất để du khách đến thưởng ngoạn Bạch Mã là mùa hạ và đầu thu. Không khí se se lạnh sẽ làm dịu dàng những bước chân để chúng ta chinh phục hết vẻ đẹp của Bạch Mã, bức tranh hùng vĩ và thơ mộng được tạo thành bởi các dãy núi cao trung điệp, là trung tâm dải rừng xanh tự nhiên còn lại duy nhất của Việt Nam và cũng là phần cuối cùng của dãy Trường Sơn Bắc kéo dài từ biên giới Việt – Lào ra tận biển Đông. Ở đây thắng cảnh và di tích hòa quyện vào nhau tạo cho Bạch Mã một địa điểm du lịch có nét duyên riêng.

f) Rừng dừa Bảy Mẫu

Là địa danh quen thuộc gắn liền với những trang sử hào hùng của quân và dân thị xã Hội An. Với địa thế nằm ở ngoại ô, trong khu vực sông nước và được bao bọc vởi những rừng dừa nước rậm rạp, xanh tốt quanh năm, nơi đây là jhu căn cứ cách mạng trong những năm chống Mỹ. Nhằm tiêu duyệt khu căn cứ địa này, quân đội Mỹ - Ngụy đã tổ chức tấn công nhiều lần, kể cả dùng chất độc hóa học làm trụi lá rừng dừa, nhưng bất chấp mọi thủ đoạn căn cứ này vẫn gây ra nhiều tổn thất cho Mỹ - Ngụy

Ngày nay, rừng dừa Bẩy Mẫu đã trở lại màu xanh tươi tối và là một điểm du lịch khá lý tưởng. Rừng là vùng sinh thái nước ngập mặn gần Cửa Đại nên rất phong phú thực vật, động vật nước lợ. Khi nước triều lên, cá, tôm, cua.. tập trung về kiêm ăn, các loài chim sinh sôi nảy nở. Khi nước triều rút còn trơ lại các lạch nhỏ, nước nông, thấy các loại động vật lao xao đi lại làm các cuộc trốn tìm. Dưới tán lá dừa cao vút, những chiếc thuyền nhỏ chở du khách như trôi giwuax cao xanh vời vợi đầy cảm hứng, giuso mọi người tạm vơi đi những nhọc nhằn của cuộc sống xô bồ vất vả, chuẩn bị sức lực cho những ngày làm việc mới

Rừng dừa Bảy Mẫu thuộc địa bàn thông 2 và thôn 3 xã Cẩm Thanh – thị xã Hội An, các khu phố cổ 3km về phía đông.

g) Phố cổ Hội An

Phố cổ Hội An được biết đến là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam. Tên gọi Hội An ngày nay đã có từ rất lâu trong lịch sử, nhưng không ai biết nó có từ bao giờ. Hội An từng được biết đến trên thương trường quốc tế với nhiều tên gọi khách như Lâm Ấp, Faifo,

Hoài Phố và Hôi An. Hội An từng là một thương cảng sầm uất, là nơi giao lưu, buôn bán của những thuyền buôn phương Tây, Nhật Bản, Trung Quốc trong suốt thế kỉ 17 và 18. Trước thời kì này, nơi đây cũng tồn tại dấu tích của thương cảng Chăm Pa được nhắc đến với con đường tơ lụa trên biển.

Đô thị Hội An ngày nay là một đại diện tiêu biểu, điển hình cho cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á. Hội An may mắn không bị tàn phá trong hai cuộc chiến tranh và tánh được quá trình đô thị hóa ồ ạt cuối thế kỉ 20. Đến nay, Hội An vẫn được bảo toàn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những ngôi nhà ở đây nằm dọc theo những trục phố nhỏ hẹp, được xây từ thế kỉ 17 đến thế kỉ 19, mang đậm dấu ấn kiến trúc truyền thống. Kiểu nhà phổ biến nhất là những ngôi nhà phố một hoặc hai tần với chiều ngang hẹp, chiều dài sâu. Nằm giữa những ngôi nhà, dãy phố là những công trình kiến trúc, tôn giáo trải qua từng thời kì: từ lúc hình thành phát triển, đến suy vong của Hội An. Vì là một thương cảng sầm uất. Hội An cũng là vùng đất giao thoa, pha trọn nhiều nền văn hóa. Hơn một nhìn di tích kiến trúc như phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ, mộ cổ vừa giữ được những sắc thái nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, vừa thể hiện sự giao lưu hội nhập văn hóa các nước phương Đông và phương Tây.

Một di tích lich sử nổi tiếng ở Hội An chính là chùa Cầu. Đây là chiếc cầu dỗ duy nhất còn sót lại ở Hội An, còn có tên gọi khác là chùa Nhật Bản. Cây cầu bắc qua một lạch nước nhỏ chảy ra sống Thu Bồn, mang một kiến trúc độc đáo khá phổ biến ở những quốc qua châu Á nhiệt đới: bên trên là nhà, bên dưới là cầu. Theo truyền thuyết, người Nhật cho xây dựng cây cầu cùng tượng Thần Khỉ và Thần Chó để trấn yểm con quái vật hay gây ra thiên tai, lũ lụt. Nếu như chùa Cầu đại diện cho văn hóa Nhật Bản thị hội quán lại mang đậm màu sắc Trung Hoa. Đây là sinh hoạt cộng đồng của những người đồng hương. Bên cạnh chức năng sinh hoạt cộng đồng, hội quán còn là nơi duy trì tín ngưỡng.

Đến với Hội An, chúng ta sẽ được tìm về với không gian xưa cũ vừa giàu lịch sử lại đậm đà bản sắc văn hóa. Vào năm 1999, Hội An được UNESCO công nhận là si sản văn hóa thế giới.

Bảng 2.3: Kiểm kê tài nguyên du lịch ở Thừa Thiên Huế và Các vùng lân cận

LOẠI HÌNH THỨ THU HÚT KIỂU THU HÚT

ĐIỂM THU HÚT TÀI NGUYÊN

DU LỊCH TỰ NHIÊN

Những điều kiện tự nhiên phù hợp với xu hướng du lịch hiện nay

-Những vùng có điều kiện để phục vụ cho họa động tham quan nghĩ dưỡng ở núi rừng hoặc trên mặt nước.

-Phá Tam Giang -Biển Thuận An -Biển Lăng Cô -Vườn Quốc Gia Bạch Mã

-Khu du lịch Alba Thanh Tân

-Rừng dừa Bảy Mẫu

TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN TẠO

Văn hóa, lịch sử -Di tích lịch sử, văn hóa

-Lối sống của người dân hoạt động sản xuất

-Cố đô Huế -Phổ cổ Hội An -Chùa Thiên Mụ -Các lăng Tự Đức, Minh Mạng,..

-Nhà vườn cổ -Làng hoa giấy Thanh Tiên

-Làng gốm Phước Tích

-Làng tranh Làng Sình

...

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU NHU cầu THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH của DU KHÁCH hàn QUỐC tại HUẾ (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w