Cơ sở thực tiễn của đề tài

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất tại Thị trấn Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 đến 2018 (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 31 - 34)

2.2.1 Các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam

2.2.1.1. Các kết quả tại một số địa phương trên cả nước.

Công tác quản lý đất đai nói chung và công tác chuyển QSDĐ nói riêng ở Việt Nam đang ngày được hoàn thiện, áp dụng khoa học, công nghệ, tiến bộ

xã hội vào trong công tác quản lý đất đai. Với công tác chuyển QSDĐ hiện nay đang là một trong những hoạt động sôi nổi, nóng bỏng, nhiều vấn đề nhạy cảm. Đặc biệt là ở những thành phố lớn, công tác này cực kì sôi động vì vậy việc quản lý công tác này gặp nhiều vấn đề khó khăn. Hiện nay, Việt Nam đã

và đang áp dụng công nghệ số vào trong công tác quản lý đất đai, với công tác chuyển QSDĐ hiện nay được áp dụng phần mềm VILIS nên hiệu quả quản lý

tốt hơn giải quyết được nhiều vấn đề khó khăn trong công tác này. Tình hình chuyển QSDĐ tại Việt Nam có nhiều sự thay đổi chuyển biến rõ rệt từ khi Luật Đất đai năm 2013 ra đời. Thủ tục hành chính thực hiện công tác chuyển quyền đã bớt rườm rà, luật đã quy định rõ ràng chức năng thẩm quyền của cơ quan nhà nước cũng như người sử dụng đất, chính vì lẽ đó mà từ khi Luật Đất đai ra đời, công tác chuyển quyền sử dụng đất trên toàn quốc có kết quả cao hơn trước đây.

Cùng với sự phát triển của toàn cầu, Việt Nam cũng đang dần đổi mới với xu thế hiện đại hoá đất nước. Xã hội ngày càng phát triển, thị trường đất đai ngày càng sôi động, vì vậy nhu cầu chuyển quyền SDĐ của người sử dụng ngày càng cao,yêu cầu công tác quản lý đất đai ngày càng chặt chẽ và mang tính pháp lý hơn.

Ở một số thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Tp.HCM.… công tác quản lý đất đai cũng như công tác chuyển quyền sử dụng đất được quản lý và

thực hiện một cách khá chặt chẽ do ở đó là những thành phố lớn, trung tâm, dân cư tập chung đông đúc, giá đất cũng rất cao, hơn nữa tập chung số lượng lớn các cán bộ có trình độ chuyên môn, cơ sở hạ tầng, máy móc kỹ thuật hiện đại.

2.2.1.2 Tình hình chuyển QSDĐ tại Tỉnh Yên Bái và Huyện Trạm Tấu.

Yên Bái nằm ở vùng Tây Bắc tiếp giáp với Đông Bắc. Phía đông bắc giáp hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía đông nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía tây nam giáp tỉnh Sơn La, phía tây bắc giáp hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Yên Bái, cách thủ đô Hà Nội 180 km. Yên Bái có diện tích tự nhiên 6.882,9 km², nằm trải dọc đôi bờ sông Hồng. Địa hình Yên Bái có độ dốc lớn, cao dần từ đông sang tây, từ nam lên bắc, độ cao trung bình 600 mét so với mực nước biển và có thể chia làm hai vùng: vùng thấp ở tả ngạn sông Hồng và lưu vực sông Chảy mang nhiều đặc điểm của vùng trung du; vùng cao thuộc hữu ngạn sông Hồng và cao nguyên nằm giữa sông Hồng và sông Đà có nhiều dãy núi.

Chính vì vậy mà việc quản lý hành chính và đặc biệt là việc quản lý đất đai và sử dụng đất đai phù hợp với nhu cầu phát triển của mọi lĩnh vực là rất quan trọng và cần thiết. Công tác chuyển QSDĐ diễn ra trên địa bàn tỉnh, từ khi Luật Đất đai năm 2013 ra đời và đưa vào áp dụng, có nhiều thay đổi về

quy định cũng như các hình thức chuyển QSDĐ, ban lãnh đạo và các cơ quan chuyên môn đã tổ chức tuyên truyền hướng dẫn thực hiện các quy định mới của Luật Đất đai quy định, đồng thời cũng tổ chức tuyên truyền tới người dân nhằm nâng cao sự hiểu biết của người dân, thúc đẩy hoạt động chuyển QSDĐ trên địa bàn toàn tỉnh diễn ra sôi động hơn. Từ khi Luật Đất đai năm 2013 ra đời nhiều thủ tục rườm rà trong công tác chuyển QSDĐ đã được rút gọn, quy định cụ thể về thủ tục hành chính trong công tác chuyển QSDĐ tránh được nhiều vấn đề nhạy cảm trong công tác thực hiện chuyển QSDĐ, nhằm đảm bảo quyền hợp pháp của người dân khi tham gia công tác chuyển QSDĐ. Từ đó thúc đẩy người dân tham gia và tìm hiểu về các vấn đề liên quan tới chuyển QSDĐ.

Huyện Trạm Tấu có tổng diện tích tự nhiên là 743,34 km², toàn huyện có

11 dân tộc, trong đó: Dân tộc Mông chiếm 77%, dân tộc Thái 16% còn lại là

các dân tộc khác như Khơ Mú, Tày, Mường...Trong quá trình phát triển và hội nhập còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong công tác quản lý đất đai. Ða phần người dân chưa bắt kịp với những thay đổi, những hiểu biết về đất đai còn khá hạn chế, các hộ chưa thấy được tầm quan trọng của tính pháp lý đối với đất đai. Còn nhiều hộ gia đình, cá nhân tự ý chuyển quyền sử dụng đất cho nhau mà không thông qua pháp luật.

Bắt đầu từ khi có Luật đất đai 1993, Luật đất đai 2003 và Luật đất đai 2013 đến nay cùng với sự cố gắng trong công tác tuyên truyền pháp luật đến người dân thì công tác quản lý có nhiều thay đổi khả quan hơn trước. Người dân ý thức hơn về vấn đề QSDĐ và việc thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý về chuyển quyền SDĐ. Đây là một trong những nội dung cần phát huy hơn nữa nhằm tạo tiền đề cho người dân tích cực tham gia sản xuất phát triển kinh tế nói riêng và cho huyện Trạm Tấu nói chung trong việc thu hút các nguồn đầu tư từ bên ngoài để xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống cho nhân dân, thay đổi bộ mặt của huyện trong tương lai.

Huyện Trạm Tấu là một huyện có nền kinh tế tập trung chủ yếu vào nông-lâm nghiệp nên sự hiểu biết của người dân về công tác chuyển quyền sử dụng đất còn hạn chế, chính vì vậy cán bộ địa chính cấp cơ sở vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục của công tác chuyển quyền. Hiện nay huyện đang đẩy mạnh và nâng cao nhận thức của người dân về công tác quản lý đất đai, có thêm sự đầu tư về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, cán bộ

quản lý. Bên cạnh đó cũng nhận được sự quan tâm ngày càng nhiều của cấp tỉnh, nhờ vậy đạt được những thành tựu nhất định, sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác này hơn để mang lại hiệu quả cao hơn và bền vững hơn.

Phần 3

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất tại Thị trấn Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 đến 2018 (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)