Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thị trấn Trạm Tấu
4.1.1. Điều kiện tự nhiên.
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Thị trấn trạm tấu thuộc trung tâm huyện Trạm Tấu, có tổng số 05 tổ dân phố trên địa bàn thị trấn, tổng diện tích đất tự nhiên tính đến ngày 31/12/2017 là 357.79 ha, vị trí nằm ở trung tâm huyện Trạm Tấu. Ranh giới hành chính của thị trấn được xác định như sau:
- Phía Bắc, phía Đông, Phía Nam giáp: xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu.
- Phía Tây giáp: xã Bản Công, huyện Trạm Tấu.
Diện tích tự nhiên tuy nhỏ, song là một thị trấn có vị trí nằm ở vùng núi nên diện tích rừng tương đối lớn, giao thông đi lại khó khăn, dân cư thưa thớt chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái, H’Mông, Kinh sống bằng nghề trồng lúa và
làm nương rẫy, chỉ có một số đồng bào dân tộc kinh tập chung ở khu vực trung tâm huyện kinh doanh buôn bán và làm việc tại các cơ quan nhà nước.
Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.
4.1.1.2 Đặc điểm địa hình, giao thông, thủy lợi.
Thị trấn Trạm Tấu có địa hình nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Toàn bộ thị trấn nằm giữa lòng thung lũng hẹp chạy dài theo hướng Bắc nam, phát triển theo TL-174. Thị trấn Trạm Tấu nằm ở độ cao khoảng 750m so với mực nước biển.
Với đặc điểm địa hình trên đã tạo ra nhiều khó khăn cho công tác quản lý đất đai, sản xuất nông, lâm nghiệp, bố trí xây dựng các công trình cơ sở hạ
tầng, giao thông, thuỷ lợi… cũng như việc giao lưu buôn bán, trao đổi sản phẩm hàng hoá giữa các địa phương trong và ngoài huyện.
Ủy ban nhân dân thị trấn đã tập trung chỉ đạo các đơn vị lập kế hoạch tổ chức các chiến dịch làm đường giao thông nông thôn, để phục vụ cho việc đi
lại của người dân không để lầy lội trong mùa mưa. Các tuyến đường liên thôn liên xã cũng đã được nâng cấp sửa chữa cũng phần nào giảm bớt khó khăn cho việc đi lại của người dân.
Tăng cường quản lý và khai thác các công trình thủy lợi, quản lý tốt các nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
4.1.1.3 Đặc điểm khí hậu.
Thị trấn Trạm Tấu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,khí hậu đặc trưng Tây bắc, cận nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng lớn của khí hậu vùng lòng chảo Mường Lò. Thị trấn Trạm Tấu được chia làm hai mùa rõ rệt:
mùa mưa và mùa khô.
- Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, khí hậu thường khô hanh làm ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống của nhân dân.
- Nhiệt độ trung bình năm biến đổi từ là 22 - 23ºC. Tháng có nhiệt độ
cao nhất là tháng 7, trung bình khoảng 28ºC. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là
tháng 1, trung bình khoảng 13ºC.
- Lượng mưa bình quân hàng năm là 1500-2200 mm/năm, tập trung chủ
yếu từ tháng 5 đến tháng 10. Tháng có lượng mưa trung bình cao nhất là
tháng 8 với khoảng 275 mm/tháng, tháng có lượng mưu trung bình thấp nhất là tháng 12 khoảng 15 mm/tháng.
- Độ ẩm không khí bình quân năm khoảng 83%, cao nhất là 86,5% vào tháng 8 và thấp nhất là 77,7% vào tháng 3.
- Số giờ nắng trung bình hàng năm là 1.271 giờ, trập trung chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 9.
- Gió bão: Là một thị trấn vùng núi được chắn bởi các dãy núi cao của tỉnh Yên Bái nên Trạm Tấu ít chịu ảnh hưởng của bão. Hàng năm thường xảy ra những đợt sương muối, tuyết rơi vào mùa đông, gió Lào và lốc xoáy vào mùa hạ gây nhiều khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của bà con nhân dân.
Nhìn chung, thị trấn Trạm Tấu chịu ảnh hưởng khí hậu khá khắc nhiệt, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân trên địa bàn.
4.1.1.4 Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất
Thị trấn Trạm Tấu chủ yếu có một số loại đất chính sau:
+ Đất feralit mầu nâu vàng phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét phân bố
ở các vùng đồi, núi, loại đất này có tỷ lệ sét cao, khả năng giữ nước và giữ ẩm tốt, đã được khai thác trồng cây lâm nghiệp và các cây ăn quả.
+ Đất trồng lúa phân bố ở các sườn đồi, được đào đắp thành hệ thống ruộng bậc thang.
* Tài nguyên nước
+ Nguồn nước mặt: chủ yếu là khe, suối, được khai thác và bắt nguồn từ các dãy núi cao xung quanh thị trấn.
Nguồn nước ngầm: ở độ sâu từ 5 - 7 m là nguồn nước ngầm rất quý hiếm đã được nhân dân khai thác bằng phương pháp khoan và đào giếng để phục vụ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của nhân dân.
4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội.
4.1.2.1 Tình hình chung về kinh tế:
Trong những năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn do các nguyên nhân khách quan song dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Uỷ ban nhân dân thị trấn Trạm Tấu cùng với lợi thế về tiềm năng thiên nhiên, nguồn lực con người, nền kinh tế của thị trấn đã dần phát triển ổn định. Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế trong từng ngành đã góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh tốc độ
tăng trưởng kinh tế của thị trấn, cải thiện đời sống nhân dân và giữ vững chính trị, quốc phòng an ninh.
4.1.2.2. Về văn hóa – xã hội:
a) Giáo dục – đào tạo:
Công tác giáo dục bước đầu được củng cố theo hướng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện về cả chất lượng dạy và học với các trang thiết bị vật chất ngày càng được nâng cao theo yêu cầu giảng dạy hiện nay. Thời gian qua các chế độ đãi ngộ, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp vùng miền đối với nhà giáo được
quan tâm hơn, tạo điều kiện để các giáo viên yên tâm, tâm huyết gắn bó với sự nghiệp giáo dục.
b) Dân số:
Thị trấn Trạm Tấu nằm trong vùng đất cổ xưa, có truyền thống lịch sử - văn hóa lâu đời. Thị trấn Trạm Tấu được chia thành 5 khu, 668 hộ, số khẩu 2510 người, gồm nhiều dân tộc Kinh, Thái, H’mông sinh sống bằng nghề
trồng lúa và làm nương rẫy, chỉ có một số đồng bào dân tộc Kinh tập chung ở khu vực trung tâm thị trấn huyện sống bằng nghề buôn bán và công tác tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp. Đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn.
Thị trấn Trạm Tấu luôn là vùng đất có truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước và cách mạng. Nhân dân các dân tộc trong huyện cũng như tại thị trấn có tinh thần đoàn kết, yêu quê hương, có đức tính cần cù, chăm chỉ, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để vững bước đi lên. Đó là những nhân tố
cơ bản và sức mạnh tinh thần để hướng tới sự phát triển kinh tế xã hội, trong xu hướng hội nhập với cả nước, khu vực và quốc tế, để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong thị trấn vững bước đi lên trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng thị trấn Trạm Tấu giàu, đẹp, văn minh.
c) Cơ sở y tế:
Mạng lưới y tế từ thị trấn đến cơ sở ngày càng được quan tâm; công tác khám chữa bệnh và y tế dự phòng cho nhân dân được đẩy mạnh. Công tác khám chữa bệnh trên địa bàn thị trấn ngày được nâng cao, số lượt khám chữa bệnh trong năm tăng lên đáng kể. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đã giảm, số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm đủ vacxin phòng bệnh đạt tỷ lệ cao. Công tác vệ
sinh phòng bệnh, tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện tốt.
Hệ thống truyền thông đã đến được các tổ dân phố trên địa bàn thị trấn. Hàng năm thị trấn luôn tổ chức các cuộc cổ động nhằm tuyên truyền kiến thức đời sống, nâng cao sức khỏe cho người dân.
4.1.2.3. Hệ thống giao thông
Thời gian qua được sự quan tâm của nhà nước, các cấp, các ngành và sự
góp sức đáng kể của nhân dân địa phương, hệ thống giao thông trên địa bàn thị trấn phát triển khá mạnh. Loại hình giao thông duy nhất trên địa bàn thị trấn là đường bộ Trong đó:
- Tỉnh lộ: Đường Văn Chấn - Trạm Tấu (ĐT.174) chạy qua địa phận huyện Trạm Tấu. Đây là tuyến đường huyết mạch của huyện, cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong điều kiện phát triển kinh tế hiện tại.
- Đường liên xã, liên thôn, bản: Hệ thống giao thông này được kết nối từ trung tâm xã, thị trấn đến các thôn bản, các tuyến đường này cơ bản được bê tông hóa.
4.1.2.4. Hệ thống thủy lợi
Do địa hình chia cắt nên hệ thống thủy lợi trên địa bàn thị trấn còn nhiều hạn chế, hệ thống kênh mương tưới tiêu chưa được đầu tư hoàn thiện, thường xuyên xuống cấp sau mỗi đợt mưa lũ. Vì vậy, trong thời gian tới cần xây dựng mới một số hệ thống kênh mương, cũng như cải tạo nâng cấp, mở rộng hệ thống kênh mương hiện có để phục vụ tốt hơn nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trên địa bàn thị trấn.
4.1.2.5. Hệ thống năng lượng
Ngành công nghiệp điện đang dần phát triển. Hiện trên địa bàn thị trấn có các hệ thống trạm biến áp và đường điện được quản lý chặt chẽ và đảm bảo an toàn cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Hiện tại thị trấn có điện lưới và được sử dụng lưới điện quốc gia. Số hộ
được sử dụng điện là 100%, đáp ứng được đời sống, tinh thần và sản xuất của người dân.
4.1.2.6. Hệ thống công trình thông tin liên lạc
Hệ thống bưu chính viễn thông đang từng bước được hoàn thiện và hiện đại hóa. Truyền hình đảm bảo tỷ lệ hộ được xem đài THVN, nghe Đài TNVN, tỷ lệ phủ sóng truyền hình, phủ sóng điện thoại trên khắp thị trấn, bên cạnh đó
là hệ thống bưu cục đáp ứng các dịch vụ chuyển phát nhanh, chuyển bưu phẩm, bưu kiện trong và ngoài nước...
* Nhận xét chung.
- Với những lợi thế về vị trí địa lý, kinh tế - xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, UBND thị trấn, sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, Đảng bộ và nhân đã nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều kết quả quan trọng. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, cơ cấu kinh tế phát triển đúng hướng, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ có bước phát triển. Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đã và đang tiếp tục triển khai có hiệu quả chuyển dịch cơ cấu dịch vụ phục vụ nhu cầu người dân. Văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, quốc phòng được tăng cường, an ninh - chính trị, trật tự an toàn - xã hội được giữ vững. Hàng loạt các chỉ tiêu cơ bản trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn đã được thực hiện đạt chỉ tiêu như tăng trưởng kinh tế chung và tăng trưởng từng ngành, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu nhập bình quân đầu người hàng năm luôn tăng, giảm tỷ lệ hộ nghèo.
Như vậy, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội những năm gần đây cũng như dự báo phát triển trong tương lai, trong khi quỹ đất lại có hạn, thì áp lực đối với đất đai của xã đã và đang ngày càng lớn hơn. Do đó, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của xã cần phải xem xét một cách nghiêm túc việc khai thác sử dụng đất theo hướng khoa học trên cơ sở: tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả cao. Bố trí sử dụng đất đai phải đáp ứng được nhu cầu về đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, về hiện tại cũng như lâu dài, gắn liền với bảo vệ môi trường đảm bảo cho phát triển bền vững.
4.1.3 Hiện trạng sử dụng và tình hình quản lý đất đai của Thị trấn Trạm Tấu.
4.1.3.1 Hiện trạng sử dụng đất đai.
Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn thị trấn là 357.79 ha, cụ thể được phân tích chi tiết từng loại đất, diện tích, tỷ lệ các loại đất như sau:
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất Thị trấn Trạm Tấu, Huyện Trạm Tấu, Tỉnh Yên Bái năm 2018
STT Loại đất Mã Diện tích
(ha)
Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 357.79 100
1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 275.75 77.07
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 106.24 29.69
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 51.1 14.28
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 33.72 9.42
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 17.38 4.85 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 55.14 15.41
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 166.85 46.63
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX
1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 166.85 46.63
1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 2.65 0.74
1.4 Đất làm muối LMU
1.5 Đất nông nghiệp khác NKH
2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 53.33 14.90
2.1 Đất ở OCT 17.09 4.77
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 17.09 4.77
2.2 Đất chuyên dùng CDG 26.99 7.54
2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 3.6 1.00
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 1.25 0.34
2.2.3 Đất an ninh CAN 0.9 0.25
2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 5.98 1.67 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 0.04 0.01 2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 15.22 4.25
3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 28.7 8.02
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 0.71 0.20
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 28 7.83
3.3 Núi đá không có rừng cây NCS
4 Đất có mặt nước ven biển MVB
4.1 Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thuỷ sản MVT 4.2 Đất mặt nước ven biển có rừng ngập mặn MVR 4.3 Đất mặt nước ven biển có mục đích khác MVK
(Nguồn số liệu: UBND Thị trấn Trạm Tấu)
77%
15%
8%
Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất tại thị trấn Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái năm 2018
Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng
Hình 4.1. Cơ cấu sử dụng đất Thị trấn Trạm Tấu năm 2018
Thị trấn Trạm Tấu có tổng diện tích tự nhiên là 357.79 ha với những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, với nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển nông nghiệp, dịch vụ, du lịch. Với số liệu tổng hợp trên cho thấy thị trấn đã sử dụng gần hết diện tích đất tự nhiên hiện có, cùng với sự hội nhập, đà phát triển của tỉnh Yên Bái với sự phát triển công nghiệp – dịch vụ song sự chênh lệch giữa diện tích đất nông nghiệp và phi nông nghiệp đã có sự chênh lệch khá lớn.Trong đó diện tích đất nông nghiệp 275.75 ha (chiếm 77.07 % tổng diện tích tự nhiên), đất phi nông nghiệp 53.33 ha (chiếm 14.90 %).
4.1.3.2 Tình hình quản lý đất đai tại Thị trấn Trạm Tấu.
Từ khi Luật Đất đai ra đời, công tác quản lý đất đai thực hiện chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn. Việc tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất đã được UBND Thị trấn Trạm Tấu thực hiện theo quyết định, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản dưới luật do UBND tỉnh Yên Bái ban hành. Tạo hành lang pháp lý để công tác quản lý đất đai của xã ngày càng chặt chẽ và hiệu quả hơn (Ban hành các
văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các băn bản đó).
Đến nay Thị trấn Trạm Tấu đã hoàn thiện việc phân định ranh giới hành chính với các xã lân cận. Việc phân định địa giới hành chính được xác định ngay từ ngày đầu thành lập, ranh giới rõ ràng, hiện trạng không có tranh chấp với xã giáp ranh, (xác định địa giới hành chính lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính). Thị trấn đã phối hợp với các xã có chung địa giới hành chính xây dựng xong bản đồ địa chính và lập xong hồ sơ địa giới hành chính. Việc quản lý, lưu trữ hồ sơ địa chính là tài liệu để địa phương sử dụng trong công tác quản lý nhà nước và làm căn cứ cho việc giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính.
Để phục vụ công tác nắm chắc, nắm rõ quỹ đất đai, đề ra kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất, ngày càng nâng hiệu quả sử dụng đất phục vụ cho mọi mặt phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, một trong những nhiệm vụ
hàng đầu của công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Hàng năm UBND thị trấn đã quan tâm chỉ đạo cán bộ chuyên môn thu thập số liệu biến động đất đai để
lập biểu mẫu báo cáo thống kê hiện trạng sử dụng đất của thị trấn, nhằm tạo cơ sở cho các cấp, các ngành có định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương (Quản lý quy hoạch kế hoạch sử dụng đất).
Công tác giao đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng cũng đã được thực hiện tốt. Bên cạnh đó, công tác thu hồi đất của các cá nhân, tổ chức sử dụng đất không đúng mục đích và thu hồi những diện tích đất năm trong quy hoạch được tiến hành thường xuyên, tuy nhiên việc thực thi còn chậm do nhiều nguyên nhân chủ yếu là do việc bồi thường chưa hợp lý, công tác bồi thường kéo dài (Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đính sử dụng đất).