ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất tại Thị trấn Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 đến 2018 (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 34 - 37)

3.1.1.Đối tượng nghiên cứu

- Công tác chuyển quyền SDĐ tại Thị trấn Trạm Tấu, Huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 – 2018.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu.

- Tất cả các hình thức chuyển quyền SDĐ trên địa bàn Thị trấn Trạm Tấu, Huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 – 2018.

3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Văn phòng đăng ký đất đai và phát triển quỹ đất huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái.

- Thời gian thực hiện: từ 28/05/2018 – 15/9/2018.

3.3 Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất đai tại Thị trấn Trạm Tấu.

- Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của Thị trấn Trạm Tấu.

- Hiện trạng SDĐ năm 2018.

- Tình hình quản lý đất đai.

3.3.2. Thực trạng công tác chuyển quyền sử dụng đất tại địa bàn Thị trấn Trạm Tấu giai đoạn 2016-2018.

- Đánh giá công tác chuyển đổi QSDĐ, chuyển nhượng QSDĐ, tặng cho QSDĐ, thừa kế QSDĐ, cho thuê, cho thuê lại QSDĐ, góp vốn QSDĐ, thế

chấp QSDĐ tại Thị trấn Trạm Tấu

3.3.3. Đánh giá sự hiểu biết của người dân về công tác chuyển quyền sử dụng đất

3.3.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác chuyển quyền sử dụng đất và nguyên nhân, giải pháp khắc phục

- Thuận lợi.

- Khó khăn.

- Giải pháp khắc phục.

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 3.4.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.

- Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội; tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất nói chung và quyền chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế nói riêng; tình hình quản lý đất đai và công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Phòng Tài nguyên và Môi trường Huyện Trạm Tấu và Văn phòng Đăng ký đất đai, các phòng ban chuyên môn của huyện Trạm Tấu và UBND Thị trấn Trạm Tấu được lựa chọn nghiên cứu.

3.4.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.

Tiến hành điều tra phỏng vấn trên địa bàn Thị trấn Trạm Tấu bằng phương pháp phỏng vấn hỏi trực tiếp nguời dân. Bố trí câu hỏi phỏng vấn với người SXNN, người dân SXPNN và đối tượng CBQL. Lựa chọn các đối tượng là hộ gia đình đảm bảo phân bố đều trong thị trấn và có trình độ học vấn khác nhau. Chia đối tượng phỏng vấn ra làm 2 nhóm với số lượng 30 phiếu điều tra:

+ Nhóm 1: 10 phiếu tương ứng với 10 người gồm cán bộ quản lý: tập trung vào cán bộ thị trấn, trưởng khu và bí thư chi bộ.

+ Nhóm 2: 20 phiếu trong đó: 10 phiếu điều tra những hộ gia đình SXNN và 10 phiếu điều tra hộ gia đình SXPNN trong 5 khu. Tại thời điểm điều tra, 5 khu này có tần suất và số lượng người dân chuyển quyền nhiều, có thể đánh giá được chính xác hơn sự hiểu biết của người dân trong công tác này. Dựa trên kết quả điều tra đánh giá được công tác CQSDĐ thông qua sự

hiểu biết của người dân.

3.4.2 Phương pháp thống kê

- Sử dụng phần mềm Excel để thống kê các số liệu có liên quan tới công tác chuyển QSDĐ để tổng hợp làm căn cứ cho phân tích số liệu đảm bảo tính hợp lý, có cơ sở khoa học cho đề tài.

3.4.3 Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp số liệu

- Phương pháp phân tích: Phân tích số liệu chuyển quyền sử dụng đất cho từng hình thức của năm trong giai đoạn nghiên cứu. Phân tích kết quả số

liệu thu thập được từ điều tra phỏng vấn sự hiểu biết của người dân và cán bộ

quản lý về chuyển QSDĐ.

- Phương pháp so sánh: So sánh kết quả chuyển QSDĐ qua các năm của giai đoạn nghiên cứu. So sánh trình độ hiểu biết của cán bộ quản lý và người dân SXNN và người dân SXPNN.

 Từ phân tích và so sánh sử dụng phương pháp tổng hợp để đánh giá và đưa ra những ưu điểm, hạn chế và các giải pháp trong công tác chuyển QSDĐ.

Phần 4

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất tại Thị trấn Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 đến 2018 (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)